Vụ việc Kaliningrad: Lithuania có lẽ không lường hết những gì Nga có thể 'phản đòn'

Văn Đỉnh
Phong tỏa hoạt động vận tải hàng hóa tới tỉnh Kaliningrad của Nga, Lithuania đang đối mặt với nhiều hậu quả khó lường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vụ việc Kaliningrad: Lithuania có lẽ đã không lường hết những gì Nga có thể 'phản đòn'
Phong tỏa hoạt động vận tải hàng hóa tới tỉnh Kaliningrad của Nga, Lithuania đang đối mặt với nhiều hậu quả khó lường. (Nguồn: Daily Mail)

"Quân bài" có thực sự lợi hại?

Trả lời báo giới, chính trị gia người Nga Alexander Nosovich cảnh báo việc Lithuania hạn chế quá cảnh bằng đường sắt tới tỉnh Kaliningrad của Nga sẽ khiến một nửa số hàng nằm trong lệnh trừng phạt chống Nga của châu Âu từ nay sẽ không được đi qua lãnh thổ của Lithuania để tới Kaliningrad.

Cụ thể danh mục hàng hóa bị hạn chế bao gồm sắt thép, trứng cá, rượu bia, phân bón, gỗ, các sản phẩm từ gỗ, thủy tinh, than, xăng dầu, các sản phẩm từ dầu... Lệnh cấm này bắt đầu có hiệu lực từ 20/6.

Đã 30 năm nay, giới chính trị Lithuania thường tự hào rằng họ nắm trong tay "quân bài" cấm Nga quá cảnh tới Kaliningrad, tỉnh tách rời của Nga nằm giữa Lithuania và Ba Lan. Và đến nay Lithuania đã thực sự quyết định hành động như vậy.

Tuy nhiên, việc hạn chế Nga quá cảnh tới Kaliningrad dường như không quá nghiêm trọng và không gây thiệt hại gì đáng kể đối với Moscow.

Theo chính trị gia Alexander Nosovich, cách đây 20 năm, Kaliningrad đã mua điện của nhà máy điện hạt nhân Ignalina, hiện nay tỉnh này cũng xây dựng nhà máy điện của riêng mình.

Về khí đốt, Kaliningrad có kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng Marshal Vasilevsky, đề phòng trường hợp Lithuania khóa đường ống dẫn khí.

Về việc quá cảnh qua Lithuania, quan chức tỉnh Kaliningrad cho biết hạm đội dân sự Baltic của Nga hoàn toàn có đủ năng lực để vận chuyển tất cả hàng hóa cho tỉnh này, nếu Lithuania cấm vận đường sắt đối với Nga.

"Vấn đề là chúng tôi thực hiện công việc này nhanh chóng như thế nào mà thôi. Chắc chắn sẽ không có chuyện gián đoạn nguồn cung, sẽ không có cảnh tượng những giá hàng trống rỗng trong các cửa hàng của Kaliningrad", quan chức tỉnh Kaliningrad tuyên bố.

5 biện pháp Nga có thể đáp trả

Bàn về việc Nga có thể đáp trả do Lithuania phong tỏa hoạt động vận tải hàng hóa tới tỉnh Kaliningrad, chính trị gia Alexander Nosovich đưa ra 5 khả năng.

Một là, Nga có thể thu hồi công nhận độc lập đối với Lithuania.

Nga từng ra quyết định kiểm tra tính hợp pháp của việc công nhận nền độc lập của các quốc gia Baltic, bao gồm Estonia, Latvia và Lithuania, vào năm 1991. Thực tế pháp lý là Hội đồng nhà nước vi hiến của Gorbachev không đủ thẩm quyền đưa ra quyết định xem xét lại biên giới hoặc chia tách lãnh thổ của Liên Xô. Mới đây, đại biểu Duma (hạ viện) Nga Yevgeny Fedorov đã đưa ra một bộ luật tương ứng về vấn đề này.

Hai là, rút khỏi hiệp ước với Liên minh châu Âu (EU) về Lithuania. Ông Dmitry Rogozin, Trưởng đoàn đàm phán Moscow-Bruxelles năm 2002-2003 khẳng định rằng Nga đã thỏa thuận với EU là nước này chỉ công nhận biên giới của Lithuania nếu quốc gia Baltic này chấp nhận điều kiện để cho công dân và hàng hóa của Nga quá cảnh đến và đi từ Kaliningrad. Nhờ có sự công nhận này của Nga mà Lithuania được gia nhập EU và khối NATO.

Ba là, Nga có khả năng "đòi lại" thành phố Klaipeda của Lithuania. Nếu EU rút khỏi hiệp ước, thì Nga cũng có thể hành động tương tự như vậy. Và hậu quả của việc này thật khôn lường đối với châu Âu và NATO.

Chính trị gia Nosovich dẫn lại quyết định của Hội nghị Potsdam nhằm chấm dứt Thế chiến II. Theo đó, Đức phải bàn giao thành phố Memel (tức Klaipeda ngày nay của Lithuania) và Konigsberg (tức là Kaliningrad ngày nay của Nga) cho Liên Xô.

Sau này, lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin đã quyết định trao Kaliningrad cho Liên bang Nga và Klaipeda cho Lithuania. Vì vậy, không loại trừ khả năng Nga sẽ "đòi lại" Klaipeda từ tay Lithuania.

Bốn là, thiết lập hành lang Suwalki. Giới chuyên gia nhận định rằng biện pháp cực đoan nhất của Nga có thể làm là thiết lập một hành lang trên bộ Suwalki có chiều dài gần 100km, nằm giữa Lithuania và Ba Lan, nối liền Belarus với Kaliningrad. Dĩ nhiên, việc này sẽ là lời tuyên chiến với NATO.

Trưởng Ban Đối ngoại Đảng nước Nga thống nhất, Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hội đồng liên bang Andrey Klimov nhận định rằng hành động phong tỏa giao thông với Kaliningrad của Vilnius chẳng khác nào tự mình đạp đổ cái ghế mà chính Lithuania đang ngồi với tư cách là thành viên EU.

Theo ông Andrey Klimov, nếu EU không thay đổi được quan điểm của Lithuania, thì tư cách thành viên EU của nước này có thể trở nên bất hợp pháp và Nga có thể sử dụng mọi biện pháp để giải quyết vấn đề quá cảnh Kaliningrad do Vilnius gây ra.

Năm là, cắt toàn bộ hệ thống năng lượng của Lithuania. Có lẽ đây là biện pháp hiệu nghiệm nhất về kinh tế, trước những động thái của Vilnius đối với Moscow.

Năm quốc gia bao gồm Belarus, Nga, Estonia, Latvia, Lithuania (BRELL) được kết nối với nhau bởi một hệ thống năng lượng chung. Các nước Baltic đã tuyên bố muốn ra khỏi hệ thống này và kết nối với hệ thống năng lượng của EU.

Việc chuyển đổi này sẽ rất tốn kém và khó khăn đối với họ, vậy nên các nước Baltic vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn điện của Nga. Do đó, biện pháp Nga có thể tính toán tới là loại Lithuania ra khỏi hệ thống năng lượng chung BRELL và điều này cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực đối với Kaliningrad.

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo: Việt Nam-Hungary đẩy mạnh quan hệ, tạo lập nền tảng cho tăng trưởng bền vững

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo: Việt Nam-Hungary đẩy mạnh quan hệ, tạo lập nền tảng cho tăng trưởng bền vững

Theo Đại sứ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Thị Bích Thảo, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là dịp để Lãnh ...

Quy định về xe mô-tô hộ tống, xe cảnh sát dẫn đường đoàn khách cấp cao nước ngoài

Quy định về xe mô-tô hộ tống, xe cảnh sát dẫn đường đoàn khách cấp cao nước ngoài

Điều 26 Nghị định số 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại quy định về xe mô-tô hộ tống, xe cảnh sát dẫn đường đoàn khách ...

(theo KP.ru)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động