Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Thị Bích Huệ. |
Sự chủ động, luôn sẵn sàng ứng phó với những điều khó định trước và tiên phong có được từ nhận thức về nhiệm vụ xuyên suốt và các nhiệm vụ ưu tiên, khẩn cấp cần hoàn thành, cả những nhiệm vụ rất mới trong bảo hộ công dân, vận động viện trợ thiết bị vật tư y tế.
Đó cũng là nhận thức về bối cảnh đang đổi thay sâu sắc, trong đó thách thức là rất lớn. Nhiều việc bình thường đã khó, để làm được trong bối cảnh giãn cách, giao thông bị đứt gãy đòi hỏi nhiều nỗ lực của bản thân cơ quan đại diện và các đối tác đồng hành.
Sự chủ động ở Đại sứ quán Việt Nam tại Italy thời gian qua trước hết là để bảo vệ sự an toàn cho toàn thể cán bộ và thành viên gia đình, nơi bị ảnh hưởng sớm nhất của đại dịch, để có thể làm được những việc chưa bao giờ làm.
Chủ động là tâm thế chuẩn bị sẵn các kịch bản và quy trình xử lý khi có thành viên cơ quan đại điện bị nhiễm bệnh; lập các quy trình tổ chức chuyến bay sơ tán công dân ngay từ khi chưa có chủ trương để kịp triển khai một chuyến bay trong 72 giờ từ tâm dịch, quy trình cách ly khi đón cán bộ mới sang... Bên cạnh đó, sự chủ động còn là tìm nguồn vật tư y tế để bảo vệ cán bộ, hỗ trợ công dân và bạn bè sở tại, huy động mạng lưới đối tác để vận động vaccine cho đất nước...
Tinh thần tiên phong và chủ động đã trở thành “kim chỉ nam” để chúng tôi tiếp tục triển khai các hoạt động đối ngoại tại sở tại, với các nước kiêm nhiệm, đặc biệt với Cyprus (nơi có hơn 6.000 người Việt sinh sống), với các tổ chức quốc tế tại Roma. Hoạt động đối ngoại trực tuyến, Tết trực tuyến, Gặp gỡ các gia đình con nuôi trực tuyến, biểu diễn văn nghệ, quảng bá văn hóa trực tuyến - dự án triển lãm ảnh trên nền tảng ảo, quảng bá ẩm thực... là những “sản phẩm” cụ thể được hiện thực hóa từ tinh thần tiên phong, chủ động thích ứng trong bối cảnh mới.
Ngày 7/9, lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội chợ quốc tế về trái cây và rau Macfruit lần 38 tại thành phố Rimini (Vùng Emilia Romagna, Italy). Ảnh: Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ (giữa) tại gian hàng Việt Nam với các trái cây nổi tiếng như bưởi, nhãn, bơ, dừa, xoài... |
Bên cạnh đó, tôi tâm niệm rằng, tiên phong trong đối ngoại còn là mạnh dạn để tranh thủ các cơ hội, ví dụ như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), sự dịch chuyển các luồng đầu tư, các chính sách của sở tại hỗ trợ doanh nghiệp vươn ra ngoài hay sự mong muốn kết nối của các gia đình con nuôi...
Trong bối cảnh “bình thường mới”, cán bộ ngoại giao chúng tôi cần phải vượt qua những rào cản khách quan và chủ quan, thuyết phục và vận động các đối tác để tham gia nhiều việc chưa từng làm. Việc lần đầu chúng tôi phối hợp tổ chức gian hàng tại Hội chợ quốc tế về trái cây và rau Macfruit, thuyết phục từng địa phương vượt qua khó khăn do phong tỏa ở trong nước, quá trình vận chuyển quốc tế... để gửi sản phẩm và tham gia các sự kiện B2B ảo là một ví dụ.
Các Cơ quan đại diện của Việt Nam trên khắp thế giới thời gian quan đã chứng minh được tinh thần chủ động, sáng tạo, tiên phong và chúng tôi cũng đã học tập được rất nhiều từ các đồng nghiệp.
Việt Nam và Italia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/3/1973 và ký “Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược” ngày 21/1/2013. Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi trong ưu tiên phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Chính phủ Italia. Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Quý I năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Italia đạt 956,8 triệu USD, tăng 26,1% so với cùng quý năm 2020. Hiện Italia là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong khối Liên minh châu Âu (EU). |
| Biến nguy thành cơ trong công tác ngoại vụ địa phương Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng mọi mặt đời sống xã hội và công tác ngoại vụ địa phương cũng không phải ngoại lệ. Đại sứ ... |
| Đối ngoại đa phương Việt Nam trong thực hiện đường lối của Đại hội XIII và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống Ngày 23/11, trong khuôn khổ các hoạt động tiến tới Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Phiên thảo ... |