Vượt bao khó khăn, Cuba có thể trở thành 'thế lực' vaccine Covid-19 mới

Duyên Thảo Nhi
Với 5 ứng viên vaccine đầy tiềm năng, Cuba dần trở thành ‘tia hy vọng’ cho các quốc gia nghèo trong việc tiếp cận vaccine phòng Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đầu những năm 1980, Chủ tịch Fidel Castro tuyên bố sẽ biến Cuba trở thành một thế lực công nghệ sinh học của thế giới. Khi đó, ý tưởng được đặt nền móng với một phòng thí nghiệm nhỏ ở Havana và sáu nhà nghiên cứu.

Bốn mươi năm sau, quốc gia vùng Caribbean này có thể sẽ đạt được một bước đột phá trong ngành y học: Trở thành quốc gia nhỏ nhất thế giới phát triển không chỉ một, mà nhiều loại vaccine phòng Covid-19.

Soberana 2, ứng viên vaccine Covid-19 tiềm năng nhất của Cuba. (Nguồn: BBC)
Soberana 2, ứng viên vaccine Covid-19 tiềm năng nhất của Cuba đem lại kết quả ban đầu đáng mừng. (Nguồn: BBC)

‘Cứu tinh’ của nước nghèo

Hiện tại, Cuba phát triển 5 ứng viên vaccine tiềm năng, trong đó có 2 loại đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối, với mục tiêu triển khai rộng rãi vào tháng 5 tới.

Các loại vaccine tiên tiến nhất của Cuba - Soberana 2 và Abdala thường yêu cầu hai đến ba liều. Theo ông Eduardo Martínez Díaz, chủ tịch BioCubaFarma, tập đoàn nhà nước giám sát việc phát triển vaccine Covid-19 của Cuba, khả năng miễn dịch của cả hai loại vaccine này đều cao. Ông cũng cho biết các nhà khoa học Cuba đang trong quá trình chuẩn bị dữ liệu lâm sàng để vaccine của họ có thể xuất khẩu quốc tế.

Nếu thành công, vaccine Covid-19 sẽ là một công cụ hữu hiệu và là một kỳ tích đối với một quốc gia đang bị cấm vận. Trong những ngày cuối cùng của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Mỹ một lần nữa đưa Cuba vào danh sách các nhà tài trợ khủng bố.

Các quan chức Cuba cho biết họ đang phát triển các loại vaccine giá rẻ và dễ bảo quản. Chúng có thể tồn tại ở nhiệt độ phòng trong nhiều tuần và trong kho dự trữ dài hạn ở mức 46,4 độ F, tương đương 8 độ C. Đây là vaccine có tiềm năng trở thành lựa chọn cho các quốc gia nhiệt đới, thu nhập thấp vốn đang bị các nước giàu có gạt sang một bên trong cuộc tranh giành vaccine Covid-19.

Ngoài ra, Cuba cũng sẽ góp công cho cuộc chiến phòng Covid-19 của Iran và Venezuela, những quốc gia cũng nằm trong “tầm ngắm” của Mỹ. Hai nước này đã ký kết hợp đồng mua vaccine với Havana, trong đó Iran đã đồng ý tổ chức thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine mang tên Soberana 2. Nếu thành công, Iran sẽ sản xuất hàng loạt loại vaccine này.

Ông Ronald Sanders, Đại sứ Antigua và Barbuda tại Mỹ, cho biết giá cả của các loại vaccine phương Tây nằm ngoài tầm với của các quốc gia nhỏ hơn. Trong khi đó, cơ chế Covax, cơ chế tiếp cận đa phương toàn cầu để phát triển và phân phối vaccine Covid-19, vẫn chưa phát triển đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia đó. “Chúng tôi sẽ thực hiện một thỏa thuận song phương với Cuba", ông nói.

Việc tự sản xuất được vaccine phòng Covid-19 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Cuba, quốc gia đang bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt từ Mỹ. (Nguồn: New York Times)
Việc tự sản xuất được vaccine phòng Covid-19 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Cuba, quốc gia đang bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt từ Mỹ. (Nguồn: New York Times)

Tràn trề lợi ích

Nếu thử nghiệm giai đoạn 3 mang lại tín hiệu khả quan, các nhà chức trách Cuba cho biết họ sẽ chuyển sang "nghiên cứu can thiệp" quy mô lớn bằng cách tiêm chủng cho 1,7 triệu người dân ở Havana vào tháng 5. Đến tháng 8, Cuba dự kiến sẽ tiêm vaccine cho khoảng 60% dân số, và những người còn lại sẽ được tiêm vào cuối năm.

Nếu thành công, mục tiêu này sẽ đưa Cuba trở thành một trong số các quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt được miễn dịch cộng đồng, điều này có thể thu hút khách du lịch và thúc đẩy xuất khẩu vaccine, mang lại nguồn thu mới cho một quốc gia đang hứng chịu khủng hoảng kinh tế.

Cuba đã đề xuất cung cấp vaccine miễn phí hoặc bán giá gốc cho các quốc gia nghèo hơn. Tuy nhiên, Havana có thể sẽ thu lợi nhuận khi bán vaccine cho các quốc gia khác, tương tự như việc điều động đội ngũ y tế, cấp cứu hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc chiến chống Covid-19.

Ngoài ra, thành công của vaccine còn có thể nâng cao tầm ảnh hưởng ngoại giao của Havana, tạo thiện chí với các quốc gia nhận vaccine của họ.

Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Jorge Arreaza nói với tờ Washington Post: "Chúng tôi rất tin tưởng y học và công nghệ sinh học của Cuba. Đây không chỉ là nền tảng cho Venezuela mà còn cho toàn châu Mỹ. Đó sẽ là một giải pháp thực sự cho người dân của chúng tôi."

Bước nhảy vọt

Đối với Cuba, chiến dịch này diễn ra vào một thời điểm quan trọng khi số lượng ca nhiễm tại đây tăng đột biến trong thời gian qua, khiến Cuba trở thành một trong những điểm nóng mới về Covid-19 ở Mỹ Latinh.

Dù kinh tế của Cuba gặp nhiều khó khăn, song các khoản đầu tư vào giáo dục và chăm sóc sức khỏe đã gieo mầm cho một hệ thống công nghệ sinh học cực kì tinh vi, với ít nhất 31 cơ quan nghiên cứu, 62 nhà máy với hơn 20.000 nhân viên.

Cuba đã phát triển tham vọng này vào đầu những năm 1980, khi ông Castro nghiên cứu Tạp chí Y học New England và bị thu hút bởi ý tưởng sản xuất interferon (protein kháng virus) nhằm chống lại sự bùng phát của bệnh sốt xuất huyết.

Ngày nay, Cuba sản xuất 8 trong số 11 loại vaccine trong nước và xuất khẩu chúng đến hơn 30 quốc gia. Năm 2017, các thử nghiệm lâm sàng về điều trị bằng liệu pháp miễn dịch Cimavax của Cuba ngăn ngừa ung thư phổi đã được tiến hành tại Trung tâm Ung thư Toàn diện Roswell Park ở New York.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo rằng chính phủ có thể đang hành động quá nhanh khi đưa vào sử dụng đại trà loại vaccine đang trong quá trình thử nghiệm.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Cuba phải vượt qua nhiều rào cản hơn đồng nghiệp trong các phòng thí nghiệm phương Tây, bao gồm tình trạng thiếu thiết bị, vật tư thay thế và các nguồn cung cấp khác, một phần do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Ông Franco Cavalli, chủ tịch của MediCuba Europe, một nhóm các tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ nghiên cứu công nghệ sinh học của Cuba, cho biết: “Có những lúc chúng tôi gặp khó khăn trong việc mua bất cứ thứ gì chỉ vì nói rằng nó dành cho Cuba. Sau khi ông Trump lên nắm quyền, ngay cả ở châu Âu, bất cứ điều gì chúng tôi cố gắng làm cho Cuba đều trở nên khó khăn hơn".

Thậm chí, kể cả khi Cuba có thể mang đến cho thế giới một loại vaccine hoạt động tốt, đất nước này cũng sẽ gặp không ít rào cản. Ông Jarbas Barbosa, trợ lý giám đốc của Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), cho rằng, nếu chứng minh được hiệu quả, vaccine của Cuba có thể mất tới 6 tháng để WHO phê duyệt.

TIN LIÊN QUAN
Khi Nga và Trung Quốc nhắm trúng 'gót chân Achilles' của EU
'Tài sản lớn nhất của nước Mỹ' dưới thời ông Joe Biden
Vaccine Covid-19 phân bổ cho các nước châu Phi theo chương trình COVAX
LHQ: Các biện pháp cấm vận mới của Mỹ gây thiệt hại hàng tỷ USD cho du lịch Cuba
Cuba và EU đối thoại vòng 3 về nhân quyền trong không khí tôn trọng và xây dựng
(theo Washington Post)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam

Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam

Tân HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Kim Sang Sik sinh năm 1976, từng thi đấu cho 2 CLB hàng đầu Hàn Quốc là Seongnam Ilhwa Chunma và Jeonbuk Hyundai ...
XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 7/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 3. xổ số hôm nay 7/5. SXMB 7/5. dự ...
XSMT 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024. SXMT 7/5/2024

XSMT 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024. SXMT 7/5/2024

XSMT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 7/5/2024. xổ số miền Trung thứ 3. xổ số hôm nay 7/5. SXMT 7/5/2024. dự đoán XSMT ...
XSMN 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba 7/5/2024. xổ số hôm nay 7/5

XSMN 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba 7/5/2024. xổ số hôm nay 7/5

XSMN 7/5 - xổ số hôm nay 7/5. kết quả xổ số miền Nam thứ 3 ngày 7/5/2024. Kết quả xổ số ngày 7 tháng 5. XSMN thứ 3. xo ...
Philippines tuyên bố không dùng vòi rồng ở Biển Đông, nói rõ sứ mệnh của lực lượng hải cảnh

Philippines tuyên bố không dùng vòi rồng ở Biển Đông, nói rõ sứ mệnh của lực lượng hải cảnh

Tổng thống Philippines khẳng định nhiệm vụ của hải quân và lực lượng hải cảnh nước này là giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông.
Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực

Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Neth Savoeun cùng nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam-Campuchia phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực.
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động