Nhỏ Bình thường Lớn

WB: Việt Nam cần xem xét tiếp tục hỗ trợ tổng cầu thông qua chi đầu tư

Sáng 19/6, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5/2024. Theo báo cáo, cam kết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với Việt Nam đạt 11,07 tỷ USD tính đến cuối tháng 5, cao hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng nhà nước?
Tỷ giá tiếp tục chịu áp lực, với lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm duy trì ở mức cao trong tháng 5, phản ánh chính sách tiếp tục thắt chặt thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (Nguồn: Vneconomy)

Báo cáo nêu rõ: "Phần lớn vốn FDI tiếp tục tập trung các ngành chế biến chế tạo và bất động sản. Giải ngân FDI lũy kế đạt 8,3 tỷ USD, cao hơn 7,8% so với cùng kỳ năm 2023".

Cũng theo báo cáo, trong tháng 5, khi lạm phát toàn phần không thay đổi, lạm phát cơ bản có giảm nhẹ. Mức tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so cùng kỳ năm ngoái duy trì ở mức 4,4%, tương đương với tháng 4.

Thực phẩm và nhà ở tiếp tục là tác nhân chính gây ra lạm phát CPI. Lạm phát cơ bản trong tháng 5 giảm nhẹ xuống còn 2,8% (so với cùng kỳ năm trước) từ mức 2,7% của tháng 4.

Tin liên quan
Kinh tế Việt Nam: Loạt chỉ dấu lạc quan, nhà đầu tư không ngần ngại, dòng vốn FDI tiếp tục bật tăng Kinh tế Việt Nam: Loạt chỉ dấu lạc quan, nhà đầu tư không ngần ngại, dòng vốn FDI tiếp tục bật tăng

Mặc dù doanh số bán lẻ tăng trong tháng 5 so với tháng trước, dữ liệu so với cùng kỳ năm trước cho thấy, nhu cầu của người tiêu dùng vẫn còn yếu.

Trong tháng 5, doanh số bán lẻ tăng 1,2% so với tháng 4 nhờ doanh số bán lẻ hàng hóa được cải thiện (tháng 4, chỉ số này là -0,3%).

Sản xuất công nghiệp tăng mạnh nhờ xuất khẩu cải thiện trong tháng 5. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 tăng 2,6% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, IIP tăng 8,9% so với mức 0,5% vào tháng 5, do xuất khẩu tăng và hiệu ứng nền so sánh thấp so với năm ngoái.

Trong khi đó, tỷ giá tiếp tục chịu áp lực, với lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm duy trì ở mức cao trong tháng 5, phản ánh chính sách tiếp tục thắt chặt thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

WB khuyến cáo: "Trước bối cảnh cầu quốc tế đang phục hồi nhưng cầu trong nước, đặc biệt là tiêu dùng, vẫn còn yếu, cùng thực tế đồng USD mạnh lên, việc giảm lãi suất để hỗ trợ đầu tư có thể làm tăng áp lực lên tỷ giá. Vì thế, Việt Nam cần xem xét tiếp tục hỗ trợ tổng cầu thông qua chi đầu tư".

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 42 dự án, hơn 136 triệu USD

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 42 dự án, hơn 136 triệu USD

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm tháng đầu năm, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu ...

Đã đến lúc Mỹ cần thừa nhận sự thật Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Đã đến lúc Mỹ cần thừa nhận sự thật Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Với hơn 10 năm nghiên cứu về Đông Nam Á và kinh tế Việt Nam, GS. TS. Andreas Stoffers tự tin khẳng định: Việt Nam ...

ASEAN nổi lên như một trong những điểm đến ưa thích của nhà đầu tư FDI

ASEAN nổi lên như một trong những điểm đến ưa thích của nhà đầu tư FDI

Ngày 10/6, Maybank Research Pte Ltd dự báo, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 6 quốc gia thành viên ASEAN - bao ...

Sức hút thị trường nội địa Việt Nam

Sức hút thị trường nội địa Việt Nam

Chia sẻ với TG&VN, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO Hà Nội Nakajima Takeo nhận định, thời gian tới sẽ có sự dịch chuyển cả ...

'Trái ngọt' từ FTA vẫn chờ những doanh nghiệp có đủ năng lực

'Trái ngọt' từ FTA vẫn chờ những doanh nghiệp có đủ năng lực

Các FTA là bệ phóng tốt nhưng “trái ngọt” từ các cơ hội này vẫn chờ những doanh nghiệp có đủ năng lực, sự chủ ...