TIN LIÊN QUAN | |
70% doanh nghiệp châu Âu đang kinh doanh tốt tại Việt Nam | |
Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất |
Theo báo cáo trên, chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam xếp thứ 104/190, tăng 19 bậc so với vị trí 123 của năm ngoái. Tính về điểm số, tổng điểm của Việt Nam ở chỉ số này là 84.82, cao hơn mức điểm trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (83.29). Malaysia, Indonesia, Philippines và Lào đứng sau Việt Nam trong chỉ số này.
Chỉ số đăng ký sở hữu tài sản xếp ở vị trí 60/190, tăng 3 bậc so với năm ngoái. Chỉ số thăng hạng ấn tượng nhất thuộc về Chỉ số tiếp cận điện, tới 37 bậc, từ 64 lên 27/190.
Nhưng các chỉ số còn lại là thuế và bảo hiểm xã hội, bảo vệ nhà đầu tư, thương mại qua biên giới, tiếp cận tín dụng, cấp phép xây dựng, giải quyết phá sản đều chưa có bứt phá, tính cả ở điểm số và thứ hạng. Đặc biệt, thuế và bảo hiểm xã hội đã tụt hạng khá dài, từ 86 của năm 2018 xuống vị trí 131.
Việt Nam bị tụt hạng về môi trường kinh doanh so với năm 2017. (Nguồn: Báo Vĩnh Phúc) |
Năm ngoái, Việt Nam được ghi nhận thực hiện 5 cải cách, ghi được 67,93 trên thang điểm 10, nên đã có bứt phá ngoạn mục, tăng tới 14 bậc. Năm nay, dù tổng điểm của Việt Nam có tăng từ 66,77 lên 68,36, nhưng không bằng nhiều nền kinh tế khác, khiến Việt Nam phải lui 1 bước trong bảng tổng sắp. Mục tiêu lọt vào top 4 của ASEAN về môi trường kinh doanh vẫn chưa đạt được.
So với báo cáo Doing Business năm 2018, Việt Nam được đánh giá có 5 cải cách, thì báo cáo Doing Business năm 2019, Việt Nam chỉ đạt 3 cải cách.
Trong ASEAN, các nền kinh tế có thứ hạng cao hơn Việt Nam là Singapore (2/190); Malaysia (15/190), Thái Lan ( 27/190) và Brunei (55/190). Đứng sau Việt Nam có Philippines (124); Lào đứng (154); Campuchia (158). Cùng thực hiện 3 cải cách được ghi nhận, là giảm bớt quy trình thành lập doanh nghiệp, đăng ký tài sản và cải thiện tiếp cận tín dụng, Indonesia đứng ở vị trí 73/190.
Báo cáo của WB xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí gồm: thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán.
Việt Nam tụt 3 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 (The Global Competitiveness Report 2018), ... |
Môi trường kinh doanh Việt Nam hướng tới chuẩn mực hàng đầu APEC Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit) với chủ đề Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy vừa chính ... |
Đóng góp cho “bình minh của đất nước” Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp ngày 17/5, những cam kết mạnh mẽ thể hiện quyết tâm kiến tạo môi trường ... |