TIN LIÊN QUAN | |
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN ứng phó, tận dụng CMCN 4.0 | |
ASEAN 4.0 – Phát huy tinh thần doanh nghiệp thời đại mới |
Cơ hội, thách thức đan xen
Chia sẻ kinh nghiệm của Malaysia trong việc tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2016, Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Zamruni Khalid cho biết, trong quá trình tổ chức Hội nghị, Malaysia cần nhiều sự hỗ trợ từ phía Diễn đàn Kinh tế thế giới. Đối với các công việc liên quan đến quá trình tổ chức, Malaysia được đánh giá có sự chuẩn bị kỹ lưỡng công tác hậu cần.
Đại sứ Malaysia tại Việt Nam M.Zamruni Khalid trả lời báo chí tại Hội nghị. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Ủng hộ Việt Nam tổ chức Hội nghị WEF ASEAN 2018, Đại sứ Zamruni Khalid cho rằng, Việt Nam ở vị thế phù hợp để đăng cai sự kiện này. Kinh nghiệm của Việt Nam được thể hiện ở việc tổ chức thành công Năm APEC 2017. Việt Nam cũng sẽ thành công trong việc tổ chức Hội nghị WEF ASEAN.
Ông Tan Wei Ming, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam chia sẻ về Chủ đề của Năm ASEAN 2018 - “ASEAN Tự cường và Sáng tạo”. Theo ông Tan, với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2018, Singapore mong muốn cùng các nước ASEAN thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đối mới để thích ứng với những biến chuyển sâu sắc đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới. Ông Tan đánh giá chủ đề của Hội nghị WEF ASEAN năm nay tại Việt Nam về “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư” rất thiết thực, đáp ứng quan tâm chung của các nước ASEAN và nhiều nước trên thế giới, đồng thời gắn kết chặt chẽ với chủ đề của ASEAN năm 2018. |
Đánh giá về những cơ hội cũng như thách thức của ASEAN trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Đại sứ Zamruni Khalid cho rằng, thách thức lớn nhất đó là, nhìn chung các nước ASEAN vẫn kém phát triển hơn so với nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên cũng có một số nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu bắt nhịp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như: Singapore, Thái Lan, Malaysia.
Đại sứ Zamruni Khalid nhấn mạnh, các doanh nghiệp có thể triển khai kinh doanh xuyên quốc gia, nhờ đó, ngày càng có nhiều doanh nhân hơn, tạo ra nhiều thị trường hơn trong khuôn khổ ASEAN. Đại sứ Zamruni Khalid bày tỏ tin tưởng các nước có thể học hỏi cùng nhau. ASEAN đang có những diễn đàn riêng để thảo luận về vấn đề này nhằm tìm ra hướng đi để thúc đẩy Cách mạng công nghiệp 4.0 trong nội khối. Các doanh nghiệp ASEAN cần cùng nhau ngồi lại để thảo luận việc làm thế nào có thể trưởng thành, phát triển trong một môi trường với sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Cân bằng nhân lực và trí tuệ nhân tạo
“Chúng ta không thể đảm bảo rằng tình trạng thất nghiệp sẽ không xảy ra”, Đại sứ Malaysia nói. Đại sứ khẳng định lao động phải thích ứng với môi trường mới, nhận thức được yêu cầu của thời đại và nâng cao kỹ năng. Ông cũng cho rằng việc quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực và tái đào tạo lao động bị ảnh hưởng bởi Cách mạng Công Nghiệp lần thứ 4. “Chính phủ cần có các chương trình huấn luyện và đảm bảo lao động thuộc mọi lĩnh vực đều có thể tiếp cận với các chương trình này”, Đại sứ Malaysia nhận định.
Đại sứ một số nước ASEAN tại Hội nghị. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Theo Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Ibnu Hadi, so với những quốc gia khác trong khối ASEAN, đất nước này không có nhiều điểm khác biệt. Do đó, Indonesia cần kết nối và hợp tác nhiều hơn nữa với các các quốc gia ASEAN trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đại sứ Ibnu Hadi cho biết, Indonesia đang huy động nhiều nguồn lực khá nhau trong giới doanh nghiệp, học giả, nhà hoạch định chính sách để cùng nghiên cứu, tìm ra những hướng đi phù hợp với nước mình trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. |
Cũng về vấn đề lao động, ông Dennis Brunetti, Chủ tịch EuroCham Việt Nam, cho rằng thách thức không nằm ở tình trạng thiếu việc làm hay lao động bị thay thế mà vấn đề then chốt là giáo dục và đào tạo.
“Chính phủ và các trường đại học cần phối hợp nỗ lực để đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ cho kỷ nguyên số”, ông Brunetti nói. Theo quan sát của ông, các bộ ngành Việt Nam nhận thức rõ điều này và đang phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy mạng lưới nhân lực sáng tạo, đồng thời có nhiều sáng kiến động viên các nhà khoa học, chuyên gia. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đang mở rộng hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, tạo nhiều việc làm. “Tôi nghĩ Việt Nam đang đứng trước tương lai xán lạn nếu biết tận dụng làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0”, ông khẳng định.
Bảo đảm tổ chức WEF ASEAN thành công Chiều ngày 9/8, tại Trụ sở Chính phủ, chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan về công tác chuẩn bị, tổ chức ... |
WEF ASEAN 2018 sẽ khai mạc vào 11/9 tới Sáng ngày 6/8, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, đã diễn ra Cuộc họp lần thứ tư Ban Tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh ... |
Khẩn trương hoàn tất công tác tổ chức Hội nghị WEF ASEAN 2018 Chiều 06/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, đã diễn ra Cuộc họp lần thứ ba Ban Tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế ... |