TIN LIÊN QUAN | |
Những rủi ro và thách thức chờ đợi thế giới năm 2017 | |
Những vấn đề then chốt tại WEF Davos lần thứ 47 |
Hội nghị năm nay dự kiến sẽ đề cập đến vấn đề toàn cầu ở một góc độ vừa mang tính chính trị, xã hội và kinh tế.
Chủ đề của WEF Davos 2017
Tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 47 có 3.000 đại biểu đến từ 70 quốc gia, trong đó 1/3 đến từ các quốc gia ngoài châu Âu và Bắc Mỹ. Đặc biệt, những gương mặt như Tổng thư ký mới của Liên hợp quốc Antonio Guterres, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Anh Theresa May sẽ hiện diện tại sự kiện này. Các đại biểu sẽ tham gia thảo luận tại hơn 300 phiên họp trong khuôn khổ của diễn đàn.
“Người lãnh đạo phải lắng nghe người dân nhiều hơn và hành động với lòng dũng cảm và trách nhiệm". (Nguồn: World Economic Forum) |
Với chủ đề “Lãnh đạo chủ động và có trách nhiệm”, Diễn đàn Davos lần thứ 47 sẽ tập trung đặc biệt vào vấn đề vấn đề toàn cầu ở một góc độ vừa mang tính chính trị, xã hội và kinh tế, mà trọng tâm là 5 vấn đề chính: Nâng cao quản trị toàn cầu; Ứng phó với các bất ổn an ninh và khủng hoảng; Thúc đẩy phát triển bao trùm và bền vững trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, Tái cơ cấu kinh tế và cải cách xã hội ở các quốc gia và khu vực; Phát triển các hệ thống công nghiệp và mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ngoài ra, Hội nghị cũng sẽ thảo luận việc triển khai các sáng kiến của WEF trong các lĩnh vực tiêu dùng, kinh tế và xã hội số, tăng trưởng kinh tế và bao trùm xã hội, năng lượng, an ninh, tài nguyên môi trường, hệ thống tài chính-tiền tệ, an ninh lương thực và nông nghiêp, y tế, đầu tư và thương mại quốc tế, cơ sở hạ tầng…
Người sáng lập và là Chủ tịch điều hành WEF, ông Klaus Schwas nhấn mạnh: “Người lãnh đạo phải lắng nghe người dân nhiều hơn" và hành động với lòng dũng cảm và trách nhiệm. Những cuộc trưng cầu ý dân mới đây như cuộc trưng cầu ý dân tại Anh về việc ra đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU), cho thấy sự thiếu nhạy cảm với những mối quan tâm của người dân bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dẫn đến thực tế là nhiều công ăn việc làm bị mất đi. Vì vậy, các nhà lãnh đạo phải lắng nghe người dân nhiều hơn.
WEF là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết lãnh đạo các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới. Hàng năm, WEF tổ chức nhiều diễn đàn cấp toàn cầu và khu vực, quy tụ các nhà lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tôn giáo, các học giả từ khắp thế giới để bàn luận về những vấn đề nổi cộm và thời sự toàn cầu.
Diễn đàn kinh tế thế giới được biết đến lần đầu tiên vào tháng 1/1971 khi một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu châu Âu gặp nhau dưới sự bảo trợ của Ủy ban châu Âu và Hiệp hội Công nghiệp châu Âu. Người đứng đầu là ông Klaus Schwab, sau là Giáo sư về Chính sách Kinh doanh thuộc Đại học Geneva, đã chủ trì cuộc họp được tổ chức tại Davos, Thụy Sỹ. Năm 1987, Diễn đàn Quản trị Toàn cầu (EMF) đã đổi tên thành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Diễn đàn quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức vào tháng Một hàng năm tại Davos, Thụy Sỹ. Bên cạnh Hội nghị Davos, hàng năm WEF cũng tổ chức các diễn đàn khu vực, tiêu biểu là Hội nghị WEF về Đông Á, Hội nghị WEF về Ấn Độ, Hội nghị WEF về Mỹ Latin, Hội nghị WEF về Trung Đông… Các diễn đàn Davos là những cơ hội rất tốt để các đại biểu trao đổi về các vấn đề toàn cầu và khu vực cùng quan tâm, cũng như tăng cường các hoạt động kết nối, mở rộng quan hệ đối tác.
Toàn cảnh Hội nghị vWEF - Mekong. (Nguồn: VGP) |
WEF và quan hệ với Việt Nam
Việt Nam và WEF thiết lập quan hệ năm 1989. Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thường xuyên tham dự các Hội nghị thường niên của WEF tại Davos, Thụy Sỹ.
Những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và WEF tiếp tục trên đà phát triển tích cực, đặc biệt khi phối hợp với WEF tổ chức thành công Hội nghị WEF-Mekong nhân Hội nghị cấp cao ACMECS 7 và CLMV 8 (tại Hà Nội tháng 10/2016), là một dấu ấn trong quan hệ giữa Việt Nam và WEF, được WEF và cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực đánh giá cao.
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu tham dự Hội nghị Davos 2017 lần này sẽ chuyển thông điệp mạnh mẽ về triển vọng kinh tế Việt Nam tại Hội nghị.
Đây cũng là cơ hội quảng bá vị thế, vai trò của Việt Nam trên cương vị chủ nhà APEC 2017 nhằm thu hút sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với các hoạt động của Năm APEC 2017. Bên cạnh đó, còn khẳng định vai trò, đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN thông qua tích cực tham dự các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN do WEF tổ chức tại Hội nghị.
Mekong có trở thành trung tâm sản xuất mới? Những vấn đề không mới nhưng cải cách sẽ là chặng đường dài để các nước Mekong có thể phát huy được hết tiềm năng ... |
Gala dinner chào mừng HNCC CLMV 8, ACMECS 7 và WEF-Mekong Tối 25/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân chủ trì Tiệc Gala Dinner chào mừng các Trưởng đoàn và Phu nhân ... |
Thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các nước Mekong và WEF Chiều 25/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế ... |