Tại các quận thuộc phía Tây Forecariah, Guinea, cộng đồng địa phương thể hiện sự phản kháng cao với các biện pháp hạn chế lây lan của dịch bệnh, do vậy Guinea vẫn là nước châu Phi chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất của căn bệnh Ebola.
WHO cho biết việc đối phó với dịch bệnh Ebola hiện nay đã chuyển sang giai đoạn thứ hai, giai đoạn từ làm chậm lại tiến trình lây lan dịch bệnh đến kết thúc đại dịch.
"Để đạt được mục tiêu này, các nước phải nỗ lực đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo có đủ chỗ chứa cho các trường hợp mắc bệnh, quản lý hồ sơ bệnh án, chôn cất an toàn các trường hợp tử vong, và vận động cộng đồng tham gia phòng chống Ebola hiệu quả”.
Theo báo cáo mới nhất của WHO, khả năng nhiễm Ebola của trẻ em ít hơn so với người lớn. Ebola lây nhiễm chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với các cơ thể của người bị mắc bệnh. Những người ở độ tuổi từ 15 đến 44 có nguy cơ nhiễm Ebola cao gấp 3 lần so với trẻ em từ 1 đến 14 tuổi.
Hiện nay, ngay cả khi số lượng trường hợp mắc bệnh giảm xuống, các nhà khoa học trên thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu virus Ebola để hiểu cách chúng hoạt động và từ đó phát triển vắc xin hiệu quả.
Cát Anh (theo CNN)