Xây dựng Cộng đồng khoa học ASEAN về công nghệ nano

Sáng kiến thành lập Cộng đồng ASEAN mở ra những triển vọng mới cho hợp tác về khoa học và công nghệ giữa các nước thành viên. Trong số các lĩnh vực khoa học và công nghệ được lựa chọn làm các lĩnh vực ưu tiên trong chương trình hợp tác nên có một lĩnh vực mới ra đời và đang được phát triển mạnh trên thế giới là công nghệ nano (CNNN).
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong khu vực ASEAN, các nước đã chú trọng phát triển CNNN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

xay dung cong dong khoa hoc asean ve cong nghe nano

GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu tham dự Hội nghị quốc tế về công nghệ nano tại Vũng Tàu

Tại Indonesia, vào năm 2004 các nhà khoa học hàng đầu của nước này đã đề xuất với Bộ Nghiên cứu và Công nghệ quốc gia (SMRT) chủ trương đầu tư cho sự phát triển CNNN. Ngay năm sau, SMRT đã quyết định tổ chức thực hiện một chương trình nghiên cứu về CNNN. Chương trình đã tiếp tục được thực hiện cho đến nay và ngày càng phát triển.

Tại Malaysia, năm 2001, Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (MOSTI) đã xếp hạng CNNN vào loại “nghiên cứu có tính chiến lược” trong kế hoạch nghiên cứu khoa học do MOSTI quản lý. Trong giai đoạn 2005 – 2008, MOSTI tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về CNNN dưới hình thức một lĩnh vực ưu tiên trong Chương trình khoa học cấp nhà nước do MOSTI quản lý. Từ năm 2012 đến nay, Malaysia xếp hạng các đề tài nghiên cứu về CNNN vào loại quan trọng tầm cỡ quốc gia. Hoạt động nghiên cứu về CNNN hiện nay được thực hiện tại các đơn vị thuộc trường Đại học Malaysia, trường Đại học Công nghệ Malaysia, trường Đại học Kebangsaan và Viện Nghiên cứu Công nghiệp và Tiêu chuẩn Malaysia (SIRIM).

Tại Philippines, từ năm 2004, Bộ Khoa học và Công nghệ (DOST) bắt đầu tài trợ cho đề tài nghiên cứu về CNNN. Năm 2008, DOST đã giao cho Hội đồng Nghiên cứu và Triển khai Khoa học tiên tiến và Công nghệ Philippines (PCASTRD) soạn thảo lộ trình phát triển CNNN trong giai đoạn 10 năm. Tháng 6/2009, PCASTRD soạn thảo xong lộ trình này, bao gồm kế hoạch xây dựng và phát triển sáu lĩnh vực khoa học và công nghệ về bán dẫn, nông nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng, y học và bảo vệ môi trường.

Trong số các nước ASEAN thì Singapore là quốc gia có khoa học và CNNN tiên tiến nhất. Hoạt động nghiên cứu về CNNN tại Singapore được tiến hành tại 14 đơn vị thuộc các trường đại học, trong đó có hai trường đại học chủ chốt là Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU). Các phòng thí nghiệm CNNN của NUS đạt trình độ hiện đại ngang tầm với các trường đại học có danh tiếng ở châu Âu, các giáo sư trong các phòng thí nghiệm đó đều có uy tín quốc tế cao. NUS có quan hệ hợp tác mật thiết với nhiều trường đại học có danh tiếng trên thế giới.

Tại Thái Lan, việc nghiên cứu về CNNN cũng được khởi động một vài năm sau khi Sáng kiến quốc gia về Công nghệ nano (NNI) của Hoa Kỳ được công bố năm 2000. Ngay từ thời kỳ đầu tiên, Bộ Khoa học và Công nghệ Thái Lan (NSTDA) đã thành lập Trung tâm CNNN quốc gia (NANOTEC) có sứ mạng làm hạt nhân cho hoạt động khoa học của mạng lưới các đơn vị nghiên cứu về CNNN trong các trường đại học trên toàn quốc.

So với nhiều nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu khoa học và công nghệ nano sớm hơn. Tại Hội nghị Vật lý chất rắn toàn quốc lần thứ II tại Đồ Sơn tháng 7/1997, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam đã báo cáo về sự hình thành một hướng nghiên cứu mới đầy triển vọng trong vật lý chất rắn là vật lý nano và kêu gọi giới vật lý chất rắn nước ta hãy bắt đầu ngay việc nghiên cứu vật lý nano. Sau đó, theo kiến nghị của Hội Vật lý Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đồng ý bổ sung  chuyên ngành vật lý nano vào danh mục các chuyên ngành thuộc lĩnh vực vật lý trong Chương trình nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên.

Một vài năm sau, trong quá trình nghiên cứu về vật lý nano, các nhà vật lý lại nhận thức được rằng vật lý nano đã thâm nhập vào các lĩnh vực khoa học khác dẫn đến sự hình thành lĩnh vực đa ngành Khoa học và CNNN. Các nhà vật lý Việt Nam lại đi tiên phong kết hợp với các nhà khoa học thuộc các ngành khác nghiên cứu hóa học nano, công nghệ sinh học nano, điện tử nano, kết quả là lĩnh vực đa ngành Khoa học và CNNN bắt đầu hình thành ở nước ta.

Năm 2002, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Vật lý nano và Công nghệ nano (International Workshop on Nanophysics and Nanotechnology) với sự tham gia đồng tổ chức của các cơ quan khoa học Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đến năm 2004, theo kiến nghị của Hội Vật lý Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định mở thêm một lĩnh vực mới trong số các lĩnh vực khoa học thuộc Chương trình nghiên cứu cơ bản về Khoa học tự nhiên là lĩnh vực Khoa học và CNNN. Cũng trong năm đó, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Khoa học vật liệu tiên tiến và Công nghệ nanô (International Workshop in Advanced Materials Science and Nanotechnology - IWAMSN) và coi đó là Hội nghị lần thứ hai. Từ đó đến nay, IWAMSN được tổ chức hai năm một lần, IWAMSN lần thứ bảy  được tổ chức tại thành phố Hạ Long và Hội nghị lần thứ tám (IWAMSN 2016) sẽ diễn ra tại thành phố Đồng Hới.

Xen kẽ giữa hai IWAMSN tổ chức vào các năm chẵn, từ năm 2007, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về Công nghệ nano và Ứng dụng (IWNA), đến năm 2015 đã tổ chức năm lần.

Đó là hai loạt hội nghị quốc tế lớn, IWAMSN 2014 có khoảng 500 nhà khoa học tham gia, trong đó có khoảng 180 nhà khoa học nước ngoài, IWNA 2015 có gần 200 nhà khoa học tham gia, trong đó có gần 50 nhà khoa học nước ngoài. Hai loạt hội nghị nói trên có sự tham gia đồng tổ chức của hai tổ chức khoa học cấp quốc gia của hai nước tiên tiến trên thế giới: IWAMSN có sự tham gia đồng tổ chức của Viện Khoa học vật liệu quốc gia của Nhật Bản (NIMS), IWNA có sự tham gia đồng tổ chức của Chương trình quốc gia về công nghệ micro và nano của Pháp MINATEC. Trong khu vực các nước ASEAN, đây là hai loạt hội nghị quốc tế lớn nhất về CNNN và có truyền thống liên tục hàng chục năm, chưa hề có ở các nước ASEAN khác.

Trong khi sự hợp tác về khoa học và CNNN của nước ta với các nước tiên tiến trên thế giới sôi động như vậy thì ngược lại, sự hợp tác giữa nước ta với các nước ASEAN lại gần như chưa có gì, ngoài sự hợp tác còn nhỏ bé của chúng ta với các bạn Lào và Campuchia.

Hy vọng rằng sự hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác về CNNN giữa nước ta với các nước ASEAN, từng bước tiến tới sự hình thành Cộng đồng khoa học ASEAN về CNNN.

Công nghệ nano là loại công nghệ sử dụng kỹ thuật phân tử để xử lý những yếu tố mang tính chất siêu vi mô. Nói cách khác, CNNN được coi là công nghệ siêu nhỏ. Thậm chí, chúng được sử dụng chỉ với tỷ lệ bằng 1/80.000 so với bề dày của một sợi tóc. Với rất nhiều ứng dụng trong y học, điện tử, may mặc, thực phẩm.., CNNN được coi như một bước ngoặt của khoa học kỹ thuật thế giới.

GS.VS Nguyễn Văn Hiệu

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Sự kiện chính của Viettel Marathon 2024 được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi đã đến nhận racekit.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận ...
Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động