Hà Nội triển khai một loạt nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp chủ lực, tạo thêm cơ hội hợp tác đầu tư, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. (Nguồn: TTXVN) |
Phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh
Mới đây, Sở Công Thương Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023.
Đề án nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực đề ra trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội và Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Đề án tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu và đóng góp giá trị gia tăng cao vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, tác động lan tỏa cao đến các ngành sản xuất và kinh tế khác, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với doanh nghiệp của các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài.
Tin liên quan |
Bức tranh sáng của du lịch Hà Nội |
Dự báo thời tiết: Miền Bắc đón không khí lạnh, giảm nhiệt; Trung Bộ mưa dông diện rộng |
Hà Nội đã tổ chức khởi công, động thổ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 19/43 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập giai đoạn 2018-2020, tạo mặt bằng thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp tham gia các chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng trong nước và quốc tế; kết nối giữa doanh nghiệp Hà Nội với nhiều nước trên thế giới.
Đến thời điểm hiện tại, công tác phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố đã đạt được một số chỉ tiêu tích cực: Thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố năm 2023, trong đó 10-15 sản phẩm được công nhận lần đầu.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 196 sản phẩm của 132 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố thuộc các nhóm ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo; điện, điện tử; công nghệ thông tin; dệt may, da giày; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa, dược phẩm; công nghiệp vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, 9 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,93% so với cùng kỳ, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công nghiệp chủ lực. Toàn thành phố thu hút 2.526 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư nước ngoài (FDI), cụ thể: Đăng ký cấp mới 305 dự án với số vốn đạt 270 triệu USD, 130 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 215 triệu USD, 252 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 2.041 triệu USD. Có 22,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký đạt 226,9 nghìn tỷ đồng.
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, thành phố luôn xác định các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của Thủ đô. Để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, Hà Nội cam kết luôn đồng hành tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, ưu đãi về vốn… để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển và đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của thành phố.
Hà Nội sẽ tiếp tục có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực hình thành những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế, dẫn dắt, làm chỗ dựa, nâng đỡ những doanh nghiệp khác cùng phát triển.
Thứ nhất cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực
Thành phố sẽ thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính theo hướng thuận tiện cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực. Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành bằng hình thức thông báo điện tử danh sách các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó chú trọng lĩnh vực thuế, hải quan.
Hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, các quỹ của Trung ương và thành phố thông qua việc tổ chức hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực với các ngân hàng thương mại, các quỹ, các tổ chức tài chính…
Tin liên quan |
Thúc đẩy phát triển công nghiệp TP. Hà Nội xứng tầm với vai trò, vị trí của Thủ đô |
Thường xuyên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô.
Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực phát triển khoa học công nghệ.
Cụ thể, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực kết nối với các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước, các nhà khoa học nhằm giúp doanh nghiệp trong ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất; đưa các công trình nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tế trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể, tổ chức hoạt động kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực với các cơ sở đào tạo uy tín trên địa bàn thành phố để đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho lãnh đạo, cán bộ quản lý các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực về kỹ năng quản lý, quản trị doanh nghiệp, quản lý sản xuất, marketing, chuyển đổi số, hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại, xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm, các hiệp định thương mại tự do…
Thứ tư, xét chọn và tôn vinh sản phẩm công nghiệp chủ lực. Năm 2022, 33 sản phẩm của 25 doanh nghiệp đã được công nhận đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội và 10 sản phẩm có số điểm cao nhất được công nhận TOP 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Thứ năm, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực phát triển. Gần đây nhất, từ 19-21/10, thành phố tổ chức Hội chợ sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2023.
Đây là sự kiện quy mô lớn về sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội, được tổ chức thành công từ năm 2022 và trở thành hội chợ thường niên của ngành công nghiệp chủ lực Thủ đô.
| Hà Nội tự hào là Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới năm 2023 Hà Nội lần đầu tiên vinh dự được Tổ chức Giải thưởng golf thế giới trao giải Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế ... |
| Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng thế giới lĩnh vực giáo dục năm 2024 Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục duy nhất Việt Nam được xếp hạng ở lĩnh vực giáo dục trong THE ... |
| Xây dựng, kinh tế - đầu tư là các hợp tác trọng điểm trong quan hệ Hàn Quốc-Hà Nội Sáng 27/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tiếp tân Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam ... |
| Bắt đầu nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án Đường sắt chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có ... |
| Báo Đức: Du khách có thể rơi vào cuộc ‘phiêu lưu ẩm thực’ khi tham quan Thủ đô Hà Nội Trang tin chuyên về du lịch của Đức reisereporter.de vừa đăng bài viết giới thiệu những điểm tham quan đặc sắc của Thủ đô Hà ... |