Hiện nay, vì giá xăng tăng nên mọi người đi mua xe đạp điện (XĐĐ) nhằm mục đích tiết kiệm. Vậy thực chất sử dụng XĐĐ có đúng là tiết kiệm không?
Trước hết, cần xem xét tới bộ phận chủ yếu của XĐĐ là bình ắc-quy. XĐĐ hiện nay thường được trang bị 2, 3 hoặc 4 bình ắc-quy nhằm đáp ứng công suất của mô tơ theo xe. Có 3 loại XĐĐ:
- Loại dùng động cơ 250w – 24v , chạy 2 bình ắc quy 12v -12A. ( 800.000,0 đ)
- Loại dùng động cơ 250w – 36v , chạy 3 bình ắc quy 36v -12A. (1.200.000,0 đ)
- Loại dùng động cơ 250w – 48v, chạy 4 bình ắc quy 48v -12A. ( 1.600.000,0 đ)
Với giá một bình ắc quy 12v-12A hiện nay là 400.000đ thì các loại XĐĐ chạy 2, 3 hoặc 4 bình ắc-quy, người tiêu dùng phải tốn 800.000đ; 1,2 triệu đồng; 1,6 triệu đồng để thay mới bình khi bình bị hư. Qua tính toán và khảo sát thực tế, với các loại xe đạp điện loại tốt, bộ ắc quy theo xe chạy được số km là:
- Loại hai bình chạy được 2000km là phải thay ắc quy. (Chi phí cho 1 km=400 đ) Tức là chạy 100km phải chi 400x100km=40.000,0 đ
- Loại hai bình chạy được 3200km là phải thay ắc quy. (Chi phí cho 1 km=375 đ) Tức là chạy 100km phải chi 375x100km=37.500,0 đ
- Loại hai bình chạy được 4600km là phải thay ắc quy. (Chi phí cho 1 km=350 đ) Tức là chạy 100km phải chi 350x100km=35.000,0 đ
Từ tính toán trên, thử so sánh với xe máy, ta sẽ biết được XĐĐ có lợi hơn xe máy không?
Đối với xe HONDA 50 phân khối, chạy tối đa 100Km chỉ hết 1,4 lít xăng, thành tiền là: 1,4 lít x 19.000 đ/l = 26.600đ
KS Nguyễn Trí: "Dùng xe đạp điện tưởng là tiết kiệm nhưng thật ra, sẽ còn tốn tiền hơn so với dùng xe gắn máy" (Ảnh: M. Linh) |
1- Loại hai bình 40000-26.000 = 14.000đ
2- Loại hai bình 37500-26.000 = 11.500đ
3- Loại hai bình 35000-26.000 = 9.000đ
Từ những phép tính trên, cho thấy rõ một điều là chúng ta có nên dùng XĐĐ không khi chất lượng của tất cả các XĐĐ hiện nay có hiệu suất quá thấp?
Cần lưu ý rằng, trong thực tế, bình ắc-quy còn dễ bị giảm tuổi thọ hoặc “không đủ mạnh” do những lý do như sau: Chở nặng; sạc ắc-quy chưa đủ dung lượng; xe để lâu ngày không sử dụng; điều khiển xe ở tốc độ cao; không đạp phụ cho lúc khởi động.
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp thiết bị tự động ngắt điện khi bình đã đủ điện hoạt động không chính xác (nhất là khi bình ắc-quy bị cũ) dễ làm giảm tuổi thọ ắc-quy.
Ngoài ra, loại xe dùng 2 hoặc 3 bình với động cơ 250w điện áp thấp còn có thêm nhược điểm là khi sạc, dòng phải lớn làm cho ắc-quy bị nóng và sunfat nhanh cũng dẫn tới giảm tuổi thọ ắc-quy.
Những việc nêu trên khiến người dùng XĐĐ buộc phải thay bình (ắc-quy) thường xuyên trong thời gian ngắn. Từ đó, lợi ích tính kinh tế của XĐĐ bị giảm sút hay nói cách khác, dùng XĐĐ tưởng lợi mà hoá ra… không lợi chút nào so với việc dùng xe gắn máy chạy xăng thông thường.
Chọn xe đạp điện để tiết kiệm trong đi lại? |
Khi giá xăng tăng cao ngất ngưỡng, nhiều người tiêu dùng lựa chọn xe đạp điện như một giải pháp tiết kiệm chi phí cho nhiên liệu. Các cửa hàng chuyên bán xe đạp điện ở TP.HCM trên các tuyến đường Võ Thị Sáu, Trần Hưng Đạo, Hoàng Văn Thụ... bỗng chốc trở nên tấp nập khác thường. Tại cửa hàng 152 Võ Thị Sáu, chị Thu Hường, một khách hàng cho biết, chị chọn mua xe đạp điện cho cậu con trai sắp vào lớp 8 để đỡ phải đưa đón, vừa đỡ tốn thời gian, vừa tiết kiệm xăng. Theo tính toán của chị, mỗi bình ắc quy nạp được 1kw điện. Xe có 3 bình ăc quy, vị chi mỗi lần sạc tốn 3kw điện. Chỉ với 3 kw điện, tương đương 1.650 đồng nhưng có thể di chuyển được 30-40km là rẻ hơn nhiều so với việc chị dùng xe máy để đưa đón con mỗi ngày mấy bận. Nhiều khách hàng khác khi được hỏi, cũng cho ý kiến tương tự. Các cửa hàng trên đường Võ Thị Sáu )TP.HCM) cho biết, trước đây, bình quân họ bán chỉ một vài chiếc/ ngày, có khi vài ba ngày không tiêu thụ được chiếc nào. Song, từ khi xăng tăng giá đến nay, mỗi ngày họ bán cũng được trên dưới 10 chiếc. (K. Toàn) |