Xem đua bò ở An Giang

Khi những tia nắng đầu tiên xuất hiện trên các ngọn núi ở phía Đông, hàng ngàn người Khmer ở tỉnh An Giang đổ về khu vực chùa Tà Miệt ở huyện Tri Tôn dự lễ hội đua bò hàng năm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
xem dua bo o an giang Tình hình buôn lậu tại vùng biên tỉnh An Giang còn diễn biến phức tạp
xem dua bo o an giang Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình động viên trẻ em nghèo hiếu học An Giang

Chúng tôi cùng hòa vào dòng người đông đúc, vui vẻ đi bộ hoặc đi xe máy dọc theo con đường dẫn vào ngôi chùa cổ.

Ông Kim Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện Tri Tôn và thành viên Ban Tổ chức cuộc đua, cho biết lễ hội này được tổ chức hàng năm. “Theo quan niệm của người dân, phong tục đua bò có ý nghĩa rất đặc biệt. Đôi bò giành được giải cao không những mang lại vinh dự cho chủ nhân của chúng mà còn đem đến cho cả phum sóc niềm vui. Họ tin rằng việc gieo trồng sau đó sẽ dễ dàng, mang lại mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm”, ông nói.

xem dua bo o an giang

Sau cuộc đua, dân làng chọn ra những con bò tốt nhất để nhân giống, phục vụ canh tác. 

Ông Hiền cho biết, năm 1992, chính quyền hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn đã nhận ra tầm quan trọng của phong tục đua bò truyền thống, họ quyết định nâng tầm lên thành lễ hội cho cả vùng Bảy Núi - nơi có rất đông đồng bào Khmer sinh sống. Hai huyện luân phiên tổ chức đua bò hàng năm: huyện Tri Tôn tổ chức lễ hội vào những năm chẵn, còn Tịnh Biên tổ chức vào những năm lẻ.

Nằm gần chùa Tà Miệt, đấu trường là một khu ruộng hình chữ nhật ngập nước lấp xấp, dài 160m và rộng 60m, bao quanh bởi một bức tường đất. Đường đua rộng 8m.

Một đám đông xúm quanh xem ông Chau Chiêu, một lão nông Khmer có dáng vẻ khắc khổ, đang kiểm tra đôi bò của mình.

"Người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng có lễ hội đua Ghe ngo, còn người Khmer chúng tôi ở An Giang có lễ hội đua bò. Nếu anh chưa từng tham dự cả hai lễ hội, không thể nói rằng anh đã hiểu văn hóa của người Khmer Nam Bộ", ông vui vẻ bảo tôi.

Ông Chau Chiêu có nhiều kinh nghiệm nuôi bò và từng huấn luyện được sáu cặp bò đua đoạt giải thưởng. "Mỗi cặp bò đủ tiêu chuẩn đua phải được nuôi và huấn luyện khoảng 5 năm. Bò đua cần có dáng cao, mặt dài, chân và móng chân chắc khỏe, đuôi dài"- ông Chiêu chia sẻ.

Đúng 7.30 sáng, lễ hội đua bò bắt đầu. Ban Tổ chức cho các cặp bò đua được người chủ điều khiển đi diễu hành trước khoảng 30.000 khán giả.

Khán giả đông nghịt, có rất nhiều người lớn tuổi, thanh thiếu niên, nhà báo và người nước ngoài, còn có cả các nhà sư.

Mỗi lượt đua lần lượt có 2 cặp bò thi  đấu với nhau, người điều khiển đứng trên giàn bừa do chúng kéo. Cuộc đua gồm hai vòng, vòng một là vòng “hô”, bò chạy chầm chậm quanh trường đua để khởi động. Vòng sau là vòng “thả”, khi đi ngang điểm xuất phát, người điều khiển dùng roi quất vào mông bò và bò chuyển sang phóng với tốc độ cao, lao về đích trong tiếng vỗ tay rầm rập và những âm thanh ồn ào của trống và kèn.

Một cặp bò vượt lên trước, cặp kia bám theo sát. Chúng đạp nước bắn tung tóe trong tiếng hò reo cổ vũ vang dội của người xem.

Vòng “thả” này đòi hỏi người điều khiển phải vừa gan dạ vừa khéo léo, để đứng vững trên giàn bừa mà không bị ngã ra khỏi đường đua.

Quang cảnh này làm tôi chợt nhớ cảnh các cuộc đua xe ngựa khốc liệt trong những bộ phim về thời đế chế La Mã.

Đến cuối lễ hội, cặp bò của ông Chau Chiêu đoạt giải nhì. Tôi được biết, giá trị của các con bò thắng cuộc sẽ tăng lên gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba. Nhưng người chủ sẽ không bán chúng mà sẽ giữ lại nuôi, như những “báu vật” của gia đình họ.

Ông Võ Văn Thành, một khán giả, cho biết năm nào ông cũng đi xem đua bò. "Xem nhiều nhưng tôi vẫn thích, và sẽ còn đi xem đến lúc nào già yếu không đi nổi nữa” - ông cười hóm hỉnh, mắt nheo nheo dưới nắng.

xem dua bo o an giang Đối ngoại An Giang: Nhiều thành tựu đáng khích lệ

Tại Hội nghị đánh giá 5 năm công tác đối ngoại tỉnh An Giang (2010-2015), Lãnh đạo UBND tỉnh đã đánh giá cao những kết ...

xem dua bo o an giang An Giang: Lật sà lan, 2 người mất tích

Trong lúc quẹo từ nhánh sông Hậu ra sông Vàm Nao (An Giang), chiếc sà lan bất ngờ gặp gió lớn và bị sóng đánh ...

xem dua bo o an giang Khánh thành hai cột mốc biên giới Việt Nam – Campuchia

Việt Nam và Campuchia sẽ tổ chức lễ khánh thành hai cột mốc số 30 và 275 vào ngày 26/12 nhằm phân chia cụ thể ...            

Trung Hiếu

Đọc thêm

Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thời gian tới, đội ngũ làm đối ngoại nhân dân cần củng cố theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tham gia đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển ...
Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Giá vàng thế giới và trong nước ngược chiều, chờ tin từ Mỹ, quốc gia Nam Kavkaz trở thành kênh xuất khẩu chính của vàng Nga

Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Giá vàng thế giới và trong nước ngược chiều, chờ tin từ Mỹ, quốc gia Nam Kavkaz trở thành kênh xuất khẩu chính của vàng Nga

Giá vàng hôm nay 7/1/2025, Giá vàng thế giới nhích nhẹ trong khi trong nước lao dốc. Armenia trở thành thị trường xuất khẩu chính của vàng Nga.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Ngày 6/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào ra thông cáo về chuyến thăm Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
TP. Hồ Chí Minh cần bao nhiêu tiền để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế 10%?

TP. Hồ Chí Minh cần bao nhiêu tiền để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế 10%?

Trong năm 2025, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai chữ số, đây là thách thức rất lớn, đòi hỏi những đột phá mạnh mẽ.
Các tàu Vùng 3 Hải quân rời bến làm nhiệm vụ trực trên biển dịp Tết Nguyên đán 2025

Các tàu Vùng 3 Hải quân rời bến làm nhiệm vụ trực trên biển dịp Tết Nguyên đán 2025

Sáng 6/1, đoàn Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã đi thăm, động viên, chúc Tết các tàu trước khi rời bến thực hiện nhiệm vụ trực Tết Nguyên ...
Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam sẽ trình chiếu độc quyền màn trình diễn cuối cùng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto.
Tập khảo cứu về lịch sử in ấn Việt Nam

Tập khảo cứu về lịch sử in ấn Việt Nam

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản...
Liên hoan phim Ấn Độ 2025: Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan phim Ấn Độ 2025: Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan phim Ấn Độ 2025 tại Việt Nam không chỉ mang lại những tác phẩm điện ảnh đặc sắc, mà còn tôn vinh mối quan hệ bền chặt giữa nhân dân hai nước.
Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Với người sống xa nhà, những món ăn trong mâm cỗ đoàn viên vào dịp Tết cổ truyền luôn mang hương vị đặc trưng, nhớ mãi không quên.
Tôn vinh nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương

Tôn vinh nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương

Triển lãm & Art talk ‘Sự hồi sinh của nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương’, sẽ được tổ chức nhân 100 năm ngày thành lập Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm 'Miền thương' của nhóm hoạ sĩ Trần Thị Trường, Lê Thiếu Ngân, Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Bá Thanh vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, Võ cổ truyền Bình Định, chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.
Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Chiều 31/12, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề "Giao lưu với người Chăm: Ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay".
Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề 'Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới'.
Nghệ thuật múa Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển

Nghệ thuật múa Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển

Tọa đàm '50 năm nghệ thuật múa Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất – Thành tựu và phát triển' đã thu hút đông đảo các chuyên gia trong cả nước.
Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ hai

Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ hai

Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu lần thứ hai giai đoạn 2024-2027.
Phiên bản di động