Nhỏ Bình thường Lớn

Xu hướng 'guochao' lên ngôi, thương hiệu nội địa Trung Quốc 'hốt bạc'

Báo cáo do Trung tâm Thông tin Internet Trung Quốc (CNNIC) công bố mới đây cho thấy, hơn một nửa số người mua sắm trực tuyến ở đất nước tỷ dân lựa chọn các thương hiệu thời thượng nội địa và sự lựa chọn của giới trẻ đang góp phần định hình lại thị trường hàng tiêu dùng lớn thứ hai thế giới.
Xu hướng 'guochao' lên ngôi, thương hiệu nội địa Trung Quốc 'hốt bạc'
Gần đây, giới trẻ Trung Quốc có xu hướng sử dụng những sản phẩm có thiết kế bản địa nhiều hơn. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Theo đó, khoảng 530 triệu người dùng Internet nước này ưa chuộng các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm theo xu hướng “guochao” (Trung Quốc thanh lịch) với các thiết kế có yếu tố bản địa.

Từ những hoa văn cổ có nguồn gốc từ thời nhà Đường đến những biểu tượng công nghệ cao như 5G và đường sắt cao tốc, những biểu tượng gắn liền với niềm tự hào của quốc gia Đông Bắc Á đã được các thương hiệu trong nước sử dụng thường xuyên.

Những “sản phẩm hợp thời trang Trung Quốc" là những sản phẩm do nhà sản xuất địa phương phát triển, kết hợp công nghệ sản xuất tiên tiến và thiết kế bản địa, trải rộng trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng, từ quần áo, giày dép, làm đẹp cho tới điện tử, ô tô...

Xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi, chuyển sang ưa chuộng hàng nội địa, đang trở thành thách thức khá lớn đối với nhiều thương hiệu nước ngoài muốn kiếm tiền từ tầng lớp trung lưu 400 triệu người của nền kinh tế lớn số 2 thế giới.

Tại lễ hội mua sắm "618" - sự kiện trực tuyến được tổ chức vào tháng 6 vừa qua với mức giảm giá lớn - trong 10 thương hiệu hàng đầu có doanh số bán lẻ tốt nhất thì đã có 6 thương hiệu nội địa Trung Quốc.

Tờ Nhân dân nhật báo trích dẫn số liệu từ nền tảng thương mại điện tử Dewu cho hay, thị trường thời trang "kiểu Trung Quốc thời thượng" - kết hợp các yếu tố truyền thống trong thiết kế, đại diện cho xu hướng hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, có quy mô lên tới gần 1 tỷ NDT vào năm 2023.

Người tiêu dùng phổ biến của xu hương này phần lớn là những người trẻ sinh sau năm 1995, họ lựa chọn sản phẩm dựa trên những đánh giá về sự mới lạ, tính ứng dụng cao và thể hiện tinh thần dân tộc.

Không chỉ "phủ sóng" dày đặc thị trường trong nước, các thương hiệu Trung Quốc được dự báo có tiềm năng khi cạnh tranh ở thị trường nước ngoài.

Số liệu thống kê của cơ quan hải quan Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu các sản phẩm nội địa có thương hiệu riêng trong hai tháng đầu năm 2024 đã tăng 14,3%, cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu chung là 10,3%. Xuất khẩu điện thoại di động, đồ nội thất và mỹ phẩm tăng trưởng trong giai đoạn này lần lượt là 55,7%, 60,7% và 37,3%.

Cũng theo báo cáo của CNNIC, khoảng 90% những người sinh từ giữa những năm 1990 đến thập kỷ đầu tiên của những năm 2000 chủ yếu lựa chọn mua sắm trực tuyến. Đây cũng là nhóm đối tượng tiêu dùng năng động nhất của kỷ nguyên kỹ thuật số.

Ngoài ra, số người dùng Internet di động ở Trung Quốc đạt tới 1,09 tỷ vào năm 2023, tăng 25,62 triệu so với một năm trước đó.

CNNIC lưu ý, bộ phận “dân số bạc” cũng đang trở thành một động lực thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, du lịch giải trí khi có tới 69,8% người trên 60 tuổi chủ yếu mua sắm trực tuyến.

Thêm vào đó, tỷ lệ người dân nông thôn Trung Quốc lựa chọn mua sắm trực tuyến đang gia tăng đáng kể, khi con số này chiếm tới 76,7%.

Trung Quốc cảnh báo về một cuộc chiến thương mại, nói trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía EU

Trung Quốc cảnh báo về một cuộc chiến thương mại, nói trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía EU

Ngày 21/6, Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục leo thang căng thẳng về thương mại và điều ...

phổ
Giảm phụ thuộc vào đối tác kinh tế Trung Quốc, đầu tàu châu Âu tìm thấy đồng minh 'cùng chí hướng' ở châu Á

Giảm phụ thuộc vào đối tác kinh tế Trung Quốc, đầu tàu châu Âu tìm thấy đồng minh 'cùng chí hướng' ở châu Á

Hoàn thành chặng đầu tiên trong chuyến công du châu Á kéo dài 5 ngày (19-23/6), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và ...

Trung Quốc không mong bị cuốn vào một cuộc chiến thuế quan, muốn EU làm điều này

Trung Quốc không mong bị cuốn vào một cuộc chiến thuế quan, muốn EU làm điều này

Trung Quốc muốn Liên minh châu Âu (EU) hủy quyết định áp thuế đối với xe điện (EV) của nước này trước ngày 4/7, sau ...

BRICS+ ‘đắt khách’ có thách thức phương Tây?

BRICS+ ‘đắt khách’ có thách thức phương Tây?

Bỏ qua những quan hệ phức tạp về mặt chính trị, xét riêng vấn đề kinh tế, việc nhóm BRICS liên tục "phình ra" đã ...

Kinh tế thế giới nổi bật (21-27/6): Ngân hàng Nga đầu tiên mở chi nhánh ở Cuba; làm khó xe điện Trung Quốc, EU ‘tự tổn thương chính mình’

Kinh tế thế giới nổi bật (21-27/6): Ngân hàng Nga đầu tiên mở chi nhánh ở Cuba; làm khó xe điện Trung Quốc, EU ‘tự tổn thương chính mình’

Đồng USD vẫn thống trị thế giới, bất chấp nỗ lực của khối BRICS; ngân hàng Nga đầu tiên mở chi nhánh ở Cuba, Mỹ ...

(theo SCMP)