Xu hướng sử dụng Metaverse trong giáo dục nở rộ ở Nhật Bản và Hàn Quốc

Hoàng Anh
Nhiều nhà giáo dục ở châu Á đã bắt đầu "nhúng ngón chân" vào Metaverse, nền tảng thực tế ảo được quảng cáo rầm rộ cho phép con người có thể tương tác xã hội trong không gian ảo, ngay cả khi công nghệ ảo mới nổi này đang vật lộn với việc khẳng định sự tồn tại trong thế giới thực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xu hướng sử dụng Metaverse trong giáo dục nở rộ ở Nhật Bản và Hàn Quốc
Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH) ở Hàn Quốc làm một trong những đơn vị tiên phong đang nỗ lực để trở thành một "siêu trường đại học", nơi các lớp học được số hóa thành siêu vũ trụ, cung cấp các khóa đào tạo trong không gian ảo.

Từ Hàn Quốc đến Đài Loan (Trung Quốc), nhiều trường học và tổ chức khác đang khai thác Metaverse như một công cụ hướng dẫn, thử nghiệm các ứng dụng VR (thực tế ảo) để đưa việc giảng dạy ra ngoài lớp học và tìm ra những phương thức truyền đạt kiến ​​thức và kỹ năng mới.

Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH) ở Hàn Quốc làm một trong những đơn vị tiên phong đang nỗ lực để trở thành một "siêu trường đại học", nơi các lớp học được số hóa thành siêu vũ trụ, cung cấp các khóa đào tạo trong không gian ảo.

Đại học POSTECH hiện có 1400 sinh viên đang theo học, 2.100 sinh viên sau đại học làm việc với 450 giảng viên và 650 nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực như năng lượng, vật liệu, khoa học cơ bản, công nghệ thông tin truyền thông và sức khỏe.

“Công nghệ VR có thể được áp dụng trong những lĩnh vực khó tiếp cận thực tế, chẳng hạn như vũ trụ và thế giới nano,” Moo Hwan Kim, Hiệu trưởng POSTECH cho biết, "Về lâu dài, công nghệ VR sẽ có thể thay thế các lớp học đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực hành hơn hoặc đào tạo trong môi trường nguy hiểm."

POSTECH cho biết họ đầu tư 300.000 USD mỗi năm cho việc mua thiết bị và phát triển các chương trình giáo dục cho sinh viên và đã góp 500.000 USD để xây dựng các lớp học khai thác nền tảng ảo Metaverse.

Trong khi đó, trường trung học N và S - hai trường trung học trực tuyến lớn nhất Nhật Bản, đang cung cấp các chương trình học qua tai nghe VR cho hơn 6.000 học sinh.

Ứng dụng Metarverse vào giáo dục: Xu hướng mới ở Nhật Bản và Hàn Quốc
Trường trung học N và S - hai trường trung học trực tuyến lớn nhất Nhật Bản, đang cung cấp các chương trình học qua tai nghe VR cho hơn 6.000 học sinh.

Theo lãnh đạo các trường này, việc sử dụng thế giới ảo Metaverse nhằm tổ chức các bài học không bị ràng buộc về thể chất đồng thời cung cấp một môi trường hòa nhập cho việc học tập của từng cá nhân.

Năm 2022, các trường đã tiến hành khảo sát những người tham gia VR, nhận thấy tỷ lệ hài lòng là 98,5%, nhưng lưu ý "người dùng có thể mất thời gian để làm quen với môi trường VR" và "việc phải đeo thêm tai nghe VR có thể khiến người dùng không thoải mái".

Việc áp dụng Metaverse vào giáo dục đang trở thành xu thế khi một số quốc gia châu Á nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn về chuyên môn kỹ thuật số.

Bộ khoa học Hàn Quốc năm ngoái cho biết họ có kế hoạch đầu tư 223,7 tỷ won (166 triệu USD) để mở rộng hệ sinh thái Metaverse, bao gồm việc phát triển "Học viện Metaverse" đào tạo các chuyên gia trẻ trong lĩnh vực này.

Tương tự, cũng trong năm 2022, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết Nhật Bản sẽ thúc đẩy nỗ lực mở rộng việc sử dụng các công nghệ khác nhau, bao gồm cả metaverse, để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trong khu vực công và tư nhân.

Singapore có một chương trình kiến ​​thức kỹ thuật số quốc gia nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ năng để điều hướng một xã hội kỹ thuật số và đảm nhận các công việc của tương lai.

Tuy nhiên, việc áp dụng hàng loạt VR vẫn còn bị nghi ngờ. Gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ Meta, đã đổi tên từ Facebook vào năm 2021 theo lời hứa về Metaverse, đã phải vật lộn để chứng minh khả năng tồn tại của Metaverse trong năm qua.

Một cuộc khảo sát toàn cầu năm 2022 với các giám đốc điều hành trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông do KPMG International tiến hành cho thấy chỉ 1/3 số người được hỏi cho biết công ty của họ cảm thấy đã sẵn sàng với các nền tảng để tạo ứng dụng cho Metaverse.

Ngoài việc tham gia vào hoạt động giáo giục trực tuyến, nền tảng metaverse cũng được sử dụng để giúp người sử dụng, nhất là những người khuyết tật, bổ sung kiến thức về các tình huống thường phải đối diện trong cuộc sống.

Tổ chức phúc lợi xã hội Syinlu, một nhóm phi lợi nhuận ở Đài Loan (Trung Quốc) đã cung cấp trợ giúp chuyên nghiệp cho trẻ em khuyết tật trí tuệ và gia đình của chúng, đang sử dụng VR để nâng cao nhận thức và giúp những người khác tìm hiểu thêm về người mắc chứng tự kỷ.

Lydia Liu, Giám đốc Quỹ cho biết, "mục tiêu của chúng tôi là gợi lên sự đồng cảm và giúp những người khác hiểu được sự khó chịu và bất tiện mà những người mắc chứng tự kỷ có thể gặp phải".

MetaMate: Trải nghiệm mới trong thế giới Metaverse

MetaMate: Trải nghiệm mới trong thế giới Metaverse

Là dự án đầu tiên kết hợp giữa nền tảng hẹn hò và NFT Metaverse SocialFi, MetaMate được mở rộng, phát triển người dùng từ ...

Metaverse sẽ trở thành một thước đo kinh tế mới ở vùng Vịnh?

Metaverse sẽ trở thành một thước đo kinh tế mới ở vùng Vịnh?

Một nghiên cứu từ công ty Strategy& vừa công bố cho biết, vũ trụ ảo Metaverse được dự đoán sẽ đóng góp khoảng 15 tỷ ...

(Theo Nikkei Asia)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động