Xử lý bài toán căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, Nhật Bản chọn 'im hơi lặng tiếng'?

Mỹ Hoàng
TGVN. Sau nhiều năm cảnh báo các nước về mối nguy từ Bắc Kinh, Tokyo hiện đang áp dụng một chính sách “im hơi lặng tiếng”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
xu ly bai toan cang thang gia tang my trung nhat ban chon im hoi lang tieng
Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. (Nguồn: AP)

Đó là phản ứng của hầu hết các nhà bình luận khi xét đến động thái của tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đối với chính sách với Trung Quốc.

Nối tiếp chính sách thời Abe

Giống như các vấn đề kinh tế và ngoại giao khác, các chuyên gia chính sách đối ngoại của Nhật Bản cho rằng tác động thực sự của việc ông Abe Shinzo từ chức lên chính sách Trung Quốc của Chính phủ Nhật sẽ nghiêng về tính nối tiếp hơn là thay đổi. Nhưng kết luận đó tự đặt ra một câu hỏi quan trọng. Không chỉ về vấn đề liệu tính nối tiếp có thể duy trì hay không, mà nếu có thể, thì việc mở rộng khung chính sách hiện tại của Nhật Bản sẽ tác động đến Bắc Kinh ở mức độ như thế nào?

Tin liên quan
Tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ giải Tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ giải 'bài toán quan hệ' như thế nào?

Rất ít người ở Trung Quốc nghĩ rằng khi ông Abe lên nắm quyền vào năm 2012, ông sẽ chủ trì việc hàn gắn quan hệ song phương một cách sâu sắc và thực chất như vậy. Nhiều người cho rằng ông Abe mang một tư tưởng chịu ảnh hưởng bởi những người tiền nhiệm của ông. Đáng chú ý, ông nội của ông Abe, Nobusuke Kishi, người từng phục vụ trong nội các thời chiến của Nhật Bản, là một Thủ tướng thân Mỹ sâu sắc trong những năm 1950.

Ông Abe nhậm chức khi quan hệ song phương Trung-Nhật đang ở mức đáy sau liên quan đến cuộc xung đột gay gắt về quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, vốn có nguy cơ bùng phát thành xung đột quân sự. Trong giai đoạn khó khăn vào năm 2012 của mối quan hệ song phương, cựu Thủ tướng Abe có thể giữ vững lập trường về chủ quyền và các vấn đề khác, đồng thời từng bước xây dựng lại việc đối thoại với Bắc Kinh.

Trước khi có sự ngăn trở bởi dịch Covid-19, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Tokyo vào tháng 4 năm nay. Đây được đánh giá là hội nghị cấp cao nhất giữa hai nước trong nhiều thập kỷ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã giúp xoa dịu căng thẳng Trung-Nhật. Như học giả Wang Jisi của Đại học Bắc Kinh quan sát, quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc chắc chắn được cải thiện song song với sự xấu đi trong quan hệ của Bắc Kinh với Washington.

Tình thế nghịch lý

Việc Tổng thống Trump “tấn công” Trung Quốc hầu hết về thương mại đã tạo cho Bắc Kinh động lực để tìm đến các quốc gia như Nhật Bản. Tokyo, vốn lo sợ về một Trump không thể đoán trước, đã phản ứng một cách tích cực. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt gần 300 tỷ USD trong năm 2018. Cả hai quốc gia đều là trung tâm của chuỗi cung ứng khu vực, nơi níu giữ nền kinh tế toàn cầu, và chính sách tách rời của Mỹ chỉ có sức hấp dẫn hạn chế ở Tokyo.

Trong giai đoạn hoàng hôn nhiệm kỳ của Thủ tướng Abe, Nhật Bản rơi vào một tình thế nghịch lý. Sau nhiều năm cảnh báo các quốc gia khác phải cảnh giác với Bắc Kinh, bản thân Tokyo hiện đang “im hơi lặng tiếng” trước những nguy cơ trỗi dậy của Trung Quốc. Có rất ít hồ sơ công khai cho thấy tân Thủ tướng Suga có bất kỳ tầm nhìn đặc biệt nào đối với viễn cảnh toàn cầu của Nhật Bản. Là một nhà lãnh đạo “cổ điển”, ông Suga có rất ít mối quan hệ chuyên nghiệp với các nhà lãnh đạo nước ngoài. Chính trị trong nước là sở trường của ông.

Phân tách Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19: Suy thoái toàn cầu là mối đe dọa lớn nhất

Phân tách Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19: Suy thoái toàn cầu là mối đe dọa lớn nhất

Giữ nguyên trạng một liên minh an ninh mạnh mẽ với Mỹ và mối quan hệ thương mại ngày càng tăng với Trung Quốc có lẽ là điều phù hợp với ông Suga. Thế mhưng, nếu hiện trạng lại không bền vững thì sao?

Xét cho cùng, mối quan hệ hiện trạng có lợi nhất cho Trung Quốc. Khi Bắc Kinh dần thay đổi cán cân quyền lực theo hướng có lợi cho mình, Nhật Bản khó có thể làm được điều đó một mình. Đầu tiên, Bắc Kinh không có khuynh hướng gạt vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sang một bên. Năm ngoái, họ đã tăng tần suất tuần tra xung quanh quần đảo, với mục đích buộc Nhật Bản thừa nhận đang có tranh chấp về mặt chủ quyền và do đó phải đàm phán.

Tương tự, nếu ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, ông có khả năng tăng áp lực lên Nhật Bản với tư cách là một đồng minh an ninh trong cuộc cạnh tranh mang tính thời đại giữa Washington và Bắc Kinh. Tokyo đã hoan nghênh cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư, nhưng đổi lại Washington sẽ muốn có sự trung thành từ Tokyo.

Vẫn dành ưu tiên cho Mỹ

Tin liên quan
Chính sách đối ngoại của tân Thủ tướng Suga Yoshihide: Chủ nghĩa thực dụng trong thế giới hỗn độn Chính sách đối ngoại của tân Thủ tướng Suga Yoshihide: Chủ nghĩa thực dụng trong thế giới hỗn độn

Chính sách ngoại giao khu vực thành công của ông Abe khiến Nhật Bản có lẽ trở thành đối tác đáng tin cậy nhất của một loạt quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ. Vị Thủ tướng mới của Nhật Bản sẽ muốn duy trì vị thế này, nhưng ông sẽ phải học các kỹ năng ngoại giao trong công việc.

Thách thức trước tiên đối với ông Suga là làm thế nào và liệu ông có thể khôi phục chuyến thăm Nhật Bản đã lên kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình hay không. Nhiều người trong Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền vẫn phản đối chuyến thăm vì cách hành xử của Trung Quốc khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát tại Vũ Hán.

Đồng thời, Nhật Bản từ lâu đã có một xu hướng ủng hộ việc tách đất nước ra khỏi tầm ảnh hưởng của Mỹ để có quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. Tuy nhiên, ông Suga có thể sẽ không mời ông Tập tới Nhật Bản trước khi ông có cơ hội đến thăm Washington và củng cố mối quan hệ với Nhà Trắng sau tháng 11.

Mấu chốt để xoa dịu tranh chấp kinh tế Trung Quốc-Australia

Mấu chốt để xoa dịu tranh chấp kinh tế Trung Quốc-Australia

TGVN. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và Australia tiếp tục hợp tác song phương trên các khía cạnh kinh ...

'Chính trị bản sắc' làm trầm trọng thêm căng thẳng Mỹ-Trung Quốc ?

'Chính trị bản sắc' làm trầm trọng thêm căng thẳng Mỹ-Trung Quốc ?

TGVN. Học giả Wang Jisi - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) mới đây có ...

Ấn Độ chủ động 'dọn đường' đón các doanh nghiệp Nhật Bản rời Trung Quốc

Ấn Độ chủ động 'dọn đường' đón các doanh nghiệp Nhật Bản rời Trung Quốc

TGVN. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mới đây đã đề xuất việc định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu dựa trên sự tin ...

Mỹ Hoàng (theo Nikkei Asian Review)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Vietlott 2/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 2/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 2/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 2/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 2/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSAG 2/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 2/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 2/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 2/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 2/5/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 2/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 2/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 2/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 2/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận nhanh nhất hôm nay - XSBTH 2/5/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình ...
XSTN 2/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 2/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 2/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 2/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay - XSTN 2/5/2024. KQXSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ số Tây ...
Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024 ghi nhận thị trường thế giới lao dốc không phanh, trong nước cầm chừng.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến...
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia và Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện...
New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS bởi những lý do dưới đây...
Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này

Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này

Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho quân đội, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này trong bối cảnh viện trợ quân sự chậm trễ...
Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Singapore đã có cuộc gặp nhằm tổng kết những thành tựu trong quan hệ song phương trong thập niên qua.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động