TIN LIÊN QUAN | |
Xử lý nợ xấu sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng | |
Tăng cường năng lực của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam |
“Tạo điều kiện cho DN tái cơ cấu, thoát khỏi cơn hoạn nạn”
Đó là nhận định của TS. Võ Trí Thành khi nói về ý nghĩa từ việc mua nợ xấu của VAMC đối với các DN. Theo ông, việc VAMC mua nợ xấu của các ngân hàng giúp giảm áp lực gánh nặng chi phí. Thay vì phải trích 50% đến 100% dự phòng rủi ro trong năm, ngân hàng có thể “chia đều” cho 5 năm và tối đa lên tới 10 năm.
“VAMC phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho DN tái cơ cấu, thoát khỏi cơn hoạn nạn. Ví dụ, có thể đánh giá lại khoản nợ xấu của DN, tạm thời khoanh lại nợ cũ cho vay mới; theo đó, làm tăng khả năng cho vay đối với DN”, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Có thể nói, việc bán nợ sang VAMC đã giúp các DN có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng mới để tiếp tục đầu tư, khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng do khoản vay cũ không còn bị hạch toán vào nhóm nợ xấu.
Trên thực tế, các DN trước bế tắc về tài chính, khi được các TCTD bán nợ xấu cho VAMC sẽ được VAMC xem xét, khảo sát thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và nguyện vọng của DN. Sau đó, trong trường hợp DN có khả năng hồi phục, vượt qua giai đoạn khó khăn nếu được cơ cấu lại, VAMC sẽ chủ động xem xét, trao đổi với TCTD thống nhất phê duyệt phương án cơ cấu lại nợ cho DN, có thể kéo dài thời gian trả nợ, lập lại lịch trả nợ phù hợp với thời hạn vay mới và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền của DN, điều chỉnh giảm mức lãi suất đối với các khoản vay; giảm bớt một phần lãi vay quá hạn chưa thanh toán.... Nhiều DN còn có thể được VAMC góp vốn điều lệ, vốn cổ phần vào DN...
Tính đến thời điểm 31/8/2016, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu. (Nguồn: Vietnam+) |
Bên cạnh đó, DN cũng được VAMC xem xét áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ tài chính như: bảo lãnh vay vốn của TCTD; đầu tư, cung cấp tài chính dưới các hình thức cho vay, mua trái phiếu DN nhằm hỗ trợ DN có thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh và tạo nguồn để trả nợ.
Cũng chính nhờ bước ngoặt quan trọng này, nhiều DN đã có điều kiện để vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ổn định được tài chính, tập trung nguồn lực để sản xuất kinh doanh. Quan trọng hơn, được VAMC và các TCTD tạo điều kiện hỗ trợ, các DN nếu có đủ điều kiện thì còn có thể được vay vốn tiếp tục hoạt động, được xem xét cho vay bổ sung vốn để tiếp tục đầu tư, tăng cường tiềm lực tài chính và vị thế trên thị trường. Ngoài ra, một lợi ích nữa trong việc bán nợ cho VAMC là tài sản bảo đảm (TSBĐ), nhất là TSBĐ là bất động sản sẽ không phải chịu áp lực bán “rẻ” để trả nợ vào thời điểm thị trường bất động sản trầm lắng như những năm vừa qua, điều này giúp cho TCTD và khách hàng vay, bên bảo đảm cùng có lợi.
Thực chất, bao nhiêu nợ xấu đã được xử lý?
Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 7/10 vừa qua, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, trên thực tế, vấn đề xử lý nợ xấu đang gặp rất nhiều khó khăn về quy định pháp luật, vướng mắc trong xử lý TSĐB... Hiện nay, NHNN đang tiếp tục nghiên cứu để đưa những nội dung này trong Đề án tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 để trình lên các cấp.
Mặc dù qua thực tiễn hoạt động, việc xử lý nợ xấu của VAMC nói riêng và của hệ thống các TCTD nói chung thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, công tác thu hồi nợ đạt kết quả còn hạn chế so với khối lượng nợ xấu tồn tại, tuy nhiên, từ cuối năm 2012 đến tháng 8/2016, các TCTD đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đốn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro. Kết quả, tính đến thời điểm 31/8/2016, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu là do các TCTD tự xử lý (chiếm 57,2%), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 42,8%.
Nợ xấu là vấn đề của cả nền kinh tế. Ðể đẩy nhanh xử lý nợ xấu, theo TS. Võ Trí Thành, bên cạnh sự phục hồi kinh tế, rất cần nâng cao năng lực cho VAMC để công ty này đẩy nhanh hơn quá trình xử lý nợ xấu và xử lý một cách triệt để (cả về pháp lực, năng lực, nguồn lực, và quyền lực; trong đó quyền lực và pháp lực là quan trọng nhất), đồng thời tạo dựng những tiền đề cần thiết cho việc vận hành thị trường mua bán nợ, và hoàn thiện hơn nữa khung khổ pháp lý đối với thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, cần xác định vấn đề giải quyết nợ xấu là một việc làm không chỉ đặt trên vai NHNN, mà còn cả nhiều bộ, ngành liên quan.
“Tuy thách thức, khó khăn còn nhiều và xử lý nợ xấu chắc còn đòi hỏi thời gian và lộ trình thích hợp, song hy vọng với những cơ sở để xử lý nợ xấu được giải quyết đồng bộ, NHNN cùng sự phối hợp của các bộ, ngành khác sẽ giải quyết bài toán nợ xấu hiệu quả hơn, nhanh hơn trong thời gian tới đây”, TS. Võ Trí Thành chia sẻ.
WB: Nợ xấu đang kéo lùi tăng trưởng kinh tế Tại Họp báo công bố báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương do Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ... |
Nợ xấu Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại Trong khi các nhà băng Việt Nam tỏ ra kém mặn mà với phương án bán nợ xấu cho công ty xử lý nợ thì ... |
Tìm "đơn thuốc" xử lý nợ xấu Đi kèm với quá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế thời gian qua là tỷ lệ nợ xấu không ngừng tăng theo. Giải ... |