Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản: Thông về thuế, tắc phi thuế

80% hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản được hưởng ưu đãi ngay khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực, song những rào cản kỹ thuật đang tăng lên.
Ảnh minh họa.

Trong năm năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trung bình đạt mức hai con số, khoảng 19%/năm. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ tư, đã và đang là thị trường đem lại nhiều lợi ích nhất cả về xuất khẩu (Việt Nam luôn xuất siêu) và nhập khẩu (công nghệ cao, thiết bị chất lượng). Tuy nhiên, tại Tọa đàm “Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VJEPA giai đoạn 2015–2019 và cơ hội cho Việt Nam” ngày 21/7, người tham dự đã chỉ ra rằng những vướng mắc phi thuế hiện đang ngăn cản việc thâm nhập thị trường đầy triển vọng này của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tiến về mức thuế 0%

Một trong những nhân tố tích cực giúp đạt được kết quả thương mại song phương giữa Việt Nam – Nhật Bản là do VJEPA (có hiệu lực từ ngày 1/10/2009) đã đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ kinh tế hai nước. Đây là Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương đầu tiên của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO và FTA thứ hai mà Việt Nam và Nhật Bản tham gia sau Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký kết từ năm 2008. Hiệp định VJEPA có nội dung toàn diện về tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế khác giữa hai nước.

Theo Hiệp định, trong vòng mười năm, khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi tham gia vào thị trường mỗi bên. Cụ thể, Nhật Bản sẽ cam kết mở cửa đối với 87,66% kim ngạch thương mại và loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng mười năm. Việt Nam sẽ cam kết mở cửa đối với 94,53% kim ngạch trong vòng mười năm và loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản trong vòng 16 năm và 69% giá trị nhập khẩu trong vòng mười năm.

Thực hiện theo lộ trình đã cam kết, và theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2019, kể từ ngày 1/4/2015 đã có thêm 150 dòng hàng được cắt giảm thuế quan về 0%, nâng tổng số dòng hàng được xóa bỏ thuế kể từ khi VJEPA có hiệu lực lên 3.234 dòng, tương đương 34,09% toàn biểu thuế nhập khẩu. Trong đó, sản phẩm công nghiệp là lĩnh vực mà thuế suất của Nhật Bản đã rất thấp, sẽ cắt giảm thuế bình quân từ 6,51% năm 2008 xuống 0,4% vào năm 2019. Đáng chú ý, sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng mức thuế suất 0% (giảm từ mức bình quân 7%) ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực. Sản phẩm da, giày sẽ được hưởng thuế nhập khẩu về 0% trong vòng từ năm đến mười năm. Sản phẩm nông sản được cam kết cắt giảm thuế bình quân từ 8,1% năm 2008 xuống 4,74% vào năm 2019. Riêng rau quả tươi sẽ được hưởng thuế suất 0% sau năm đến bảy năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Ngoài ra, thủy sản là hàng hóa đem lại lợi ích xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam, thì phía Nhật Bản cũng sẽ giảm thuế từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống 1,31% năm 2019. Riêng sản phẩm tôm, cua ghẹ và một số sản phẩm cá sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức cạnh tranh từ các dòng sản phẩm Nhật Bản có chất lượng cao và mức giá thấp hơn trước do giảm thuế nhập khẩu. Khi thuế suất nhập khẩu của hơn 3.200 dòng sản phẩm về 0% sẽ khiến cho hàng hóa từ Nhật Bản nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam. Tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ của các doanh nghiệp nội có cùng sản phẩm. Điều này sẽ tạo nên rào cản lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh với các doanh nghiệp của Nhật Bản tại chính sân nhà.

Mắc rào cản kỹ thuật

Trong khi đó, trên thực tế, việc cắt giảm mạnh dòng thuế quan theo lộ trình VJEPA chưa thể tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công Thương, đã gần tròn sáu năm VJEPA có hiệu lực, nhưng hàng hóa xuất vào Nhật Bản vẫn chưa tận dụng được những ưu đãi thuế quan trên, trong khi nhiều vụ việc vi phạm kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng nông, thủy sản… bị phát hiện khiến doanh nghiệp khó tận dụng cơ hội thị trường.

Nguyên nhân chính được ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chỉ ra là dù Hiệp định VJEPA mang lại nhiều lợi ích về cắt giảm thuế quan, song một thách thức không nhỏ đặt ra là các rào cản kỹ thuật lại tăng lên.

Ông Nguyễn Sơn, Phó Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế và kinh tế, cũng chỉ ra thực tế từ năm 2012 đến nay kim ngạch xuất khẩu sang Nhật tăng trưởng chỉ cao hơn mức trung bình. Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhập khẩu hàng hóa từ các nước và vùng lãnh thổ vào Nhật Bản là 886 tỷ USD, Việt Nam chỉ chiếm thị phần 2%, tương đương 13,56 tỷ USD. Ông Sơn khẳng định, tác động của việc cắt giảm thuế quan từ VJEPA chỉ ở mức độ nhất định, trong khi những rào cản kỹ thuật đang khiến cho hàng hóa xuất khẩu gặp khó khăn. Do đó, để giải quyết bài toán tiếp cận thị trường Nhật Bản, cần phải xử lý được các vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng.

Đại diện Bộ Công Thương cũng khuyến cáo, nếu doanh nghiệp Việt Nam không sớm xử lý dứt điểm tình trạng nông, thủy sản xuất khẩu vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản, và xử lý nhanh việc kiểm dịch động thực vật với nhiều loại trái cây tươi, thịt gia súc gia cầm, thì sẽ chẳng thể tận dụng được những ưu đãi từ VJEPA.

Trung Hiếu



 

Tin cũ hơn

Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh? Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?
Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm? Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?
Giá cà phê hôm nay 15/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm 20%, dao động mạnh trong vụ thu hoạch, doanh nghiệp và nông dân nên làm gì? Giá cà phê hôm nay 15/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm 20%, dao động mạnh trong vụ thu hoạch, doanh nghiệp và nông dân nên làm gì?
Giá heo hơi hôm nay 5/11: Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg Giá heo hơi hôm nay 5/11: Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg
Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác
Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế? Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế?
Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/11: USD rớt giá trước 'giờ G' bầu cử Mỹ, trong nước tăng nhẹ Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/11: USD rớt giá trước 'giờ G' bầu cử Mỹ, trong nước tăng nhẹ
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ