Xung đột Armenia-Azerbaijan tác động thế nào đến thị trường dầu khí?

Phạm TT
TGVN. Xung đột vũ trang ở khu vực Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan-Armenia về cơ bản không tác động tiêu cực đến thị trường dầu khí toàn cầu. Giới thị trường không thực sự quan tâm đến những mối đe dọa đối với nguồn cung dầu và khí đốt từ Azerbaijan do thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn lịch sử khi nhu cầu tiêu thụ thấp và dư cung tăng cao tại nhiều quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Armenia-Azerbaijan tác động thế nào đến thị trường dầu khí?

Xung đột Armenia - Azerbaijan có thể làm rung chuyển thị trường dầu khí? (Nguồn: Twitter)

Tuy nhiên, nếu xung đột tại đây leo thang và trở thành cuộc chiến toàn diện giữa một bên là Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và một bên là Armenia và các nước ủng hộ, có thể gây phá hủy các đường ống dẫn dầu chính và gián đoạn nguồn cung dầu thô, khí đốt từ Azerbaijan, gây hậu quả nghiêm trọng cho chuỗi cung ứng.

Đường ống xuất khẩu dầu của Azerbaijan

Hầu hết dầu thô khai thác tại thềm lục địa biển Caspi của Azerbaijan được xuất khẩu thông qua đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi (Gruzia) - Ceyhan (Thổ Nhĩ Kỳ) (BTC). Đường ống BTC xuất khẩu chủ yếu dầu từ nhóm mỏ Azeri-Chirag-Gunashli (ACG) và condensate từ mỏ Shah Deniz.

Cả ACG và Shah Deniz có vị trị tại thềm lục địa Biển Caspi và được phát triển bởi hai liên doanh do tập đoàn BP đứng đầu. BTC được xây dựng để xuất khẩu dầu Azerbaijan ra thị trường quốc tế mà không đi quan lãnh thổ Nga. Đường ống này có công suất lắp đặt 1,2 triệu thùng/ngày, song thực tế chỉ đạt khoảng 50% công suất. Ngoài dầu thô Azeri, BTC còn xuất khẩu một lượng dầu của Turkmenistan và Kazakhstan. Điểm cuối của BTC là cảng xuất khẩu dầu nằm sâu trong Địa Trung Hải gần thành phố Ceyhan.

Dầu của Azerbaijan cũng được xuất khẩu thông qua đường ống Baku - Tbilisi - Suspa (BTS) ra Biển Đen. BTS có công suất lắp đặt 140.000 thùng/ngày và đi vào hoạt động từ năm 1999. Theo số liệu của Bộ Năng lượng Azerbaijan, sản lượng dầu thô Azerbaijan đến cảng Suspa để xuất khẩu năm 2019 đạt 3,75 triệu tấn (72.000 thùng/ngày).

Mặc dù xây dựng cơ sở hạ tầng xuất khẩu dầu thô thay thế cho việc trung chuyển dầu qua lãnh thổ Nga, song chính quyền Azerbaijan đã thận trọng khi không từ bỏ sử dụng đường ống dẫn dầu Baku - Novorossiysk (tuyến đường chính xuất khẩu dầu Azerbaijan trong thời kỳ Liên Xô và những năm 90 của thế kỷ XX). Tuy nhiên, nguồn cung qua đường ống này đã giảm đáng kể và chỉ đạt 879,3 nghìn tấn trong năm 2019.

Xuất khẩu dầu khí vẫn là nguồn thu chính cho ngân sách của Azerbaijan bất chấp sự sụt giảm sản lượng khai thác sau năm 2010. Năm 2019 ghi nhận sản lượng khai thác dầu thô đạt 37,45 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức 50,8 triệu tấn vào năm 2010.

Từ thời điểm giành độc lập cho đến tháng 9/2020, Azerbaijan đã xuất khẩu 579 triệu tấn dầu, trong đó 417 triệu tấn được vận chuyển qua đường ống BTC, 162 triệu tấn qua đường ống BTS, phần còn lại qua đường ống Baku-Novorossiysk và đường sắt. Năm 2019, nguồn thu xuất khẩu dầu mỏ của Azerbaijan đạt 14,4 tỷ USD. Theo dự đoán của giới thương mại, sản xuất dầu thô trong năm 2020 của nước này sẽ không vượt quá 35 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 29 triệu tấn. Giá dầu thấp sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu dầu giảm ít nhất 1/3 so với năm 2019.

Sản xuất khí đốt sẽ thay thế dầu thô

Trong khi sản lượng khai thác dầu tại Azerbaijan sụt giảm thì sản lượng khí đốt thiên nhiên có xu hướng tăng. Nhờ sự phát triển của mỏ khí và condensate Shah Denis, sản lượng khí đốt ra thị trường năm 2019 đã tăng 27,8% so với năm 2018, đạt 19,93 tỷ m3.

Trong đó, Azerbaijan xuất khẩu 12,2 tỷ m3, thu về 2,5 tỷ USD. Khí đốt thiên nhiên được xuất khẩu qua đường ống dẫn khí Nam Kavkaz tới Gruzia và đích đến là Thổ Nhĩ Kỳ. Xa hơn nữa, tiếp nối đường ống dẫn khí Nam Kavkaz là TANAP (Trans Anatolian Pipeline) từ Erzurum đến biên giới với Hy Lạp. Hai đường ống nói trên cộng với đường ống TAP (xuyên biển Adriatic từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp đến Italia tạo thành Hành lang khí đốt phía Nam (SGC) với tổng chi phí xây dựng hơn 45 tỷ USD.

Azerbaijan có kế hoạch xuất khẩu 16 tỷ m3 khí đốt mỗi năm thông qua SGC, trong đó 6 tỷ m3 đến Thổ Nhĩ Kỳ và 10 tỷ m3 đến thị trường Nam châu Âu. Việc cung cấp khí đốt qua SGC đến Nam Âu sẽ bắt đầu trước khi kết thúc năm 2020. Mặc dù thực tế SGC chỉ có khả năng đáp ứng khoảng 3% nhu cầu nhập khẩu khí đốt của EU nhưng dự án này nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn của EU và Mỹ vì đây được coi là một giải pháp thay thế nguồn cung khí đốt của Nga.

Cơ sở hạ tầng dầu khí nằm gần khu vực chiến sự

Các đường ống dẫn dầu và khí đốt quốc tế của Azerbaijan (ngoại trừ Baku-Novorossiysk) đều có vị trí gần biên giới phía bắc của Armenia với khoảng cách 20 km. Khoảng cách quá gần có thể gây ra nguy hiểm cho hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt của Azerbaijan. Mối đe dọa đã được nhắc tới khi cuộc đụng độ quân sự giữa Azerbaijan và Armenia vào mùa hè năm 2019 lại không nằm dọc theo khu vực Nagorno-Karabakh mà ở biên giới hai nước, nơi có vị trí rất gần các hệ thống đường ống xuất khẩu dầu khí của Azerbaijan.

Giới chính trị phương Tây đã bày tỏ sự tự tin rằng, phía Armenia sẽ “không dám” tấn công vào các đường ống xuất khẩu của Azerbaijan vì nếu chúng bị phá hủy sẽ gây thiệt hại rất nghiêm trọng và chính quyền Armenia sẽ bị quy trách nhiệm chính. Bên cạnh đó, yếu tố kỹ thuật cũng gây khó khăn cho việc tấn công vì các đường ống nằm sâu dưới đất ít nhất 2 mét. Tuy nhiên, những logic trên chiến trường khác với nhận định của phương Tây.

Trong cuộc chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008, chính quyền Gruzia đã cáo buộc vô căn cứ quân đội Nga có ý định phá hủy đường ống dẫn dầu BTC. Cuối cùng, không phải quân đội Nga mà chính Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) đã tấn công BTC ở tỉnh Rifah, Thổ Nhĩ Kỳ. Bất chấp hệ thống an ninh “siêu tin cậy”, một đoạn đường ống đã bị nổ, gây gián đoạn vận chuyển dầu trong 2 tháng.

Trong trường hợp BTC hoặc BTS bị phá hủy, Azerbaijan có thể tăng cường xuất khẩu qua lãnh thổ Nga theo đường ống Baku-Novorossiysk. Tuy nhiên khối lượng xuất khẩu dầu của nước này sẽ giảm đáng kể khi công suất của đường ống này chỉ đạt 5 triệu tấn/năm. Đối với khí đốt, không có phương án thay thế. Nếu đường ống dẫn khí Nam Kavkaz bị tấn công, xuất khẩu khí đốt của Azerbaijan sẽ phải dừng hoàn toàn.

Tác động đối với thị trường

Giới chuyên gia dầu khí phương Tây cho rằng, việc gián đoạn nguồn cung dầu và khí đốt từ Azerbaijan sẽ không ảnh hưởng đến thị trường thế giới, song hậu quả đối với một số quốc gia láng giềng có thể rất lớn.

Đầu tiên là Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia tiêu thụ khí đốt chính của Azerbaijan. Trong 8 tháng đầu năm 2020, nước này đã tăng 25% sản lượng nhập khẩu khí từ Azerbaijan so với cùng kỳ năm 2019, đạt 7,2 tỷ m3. Ngoài ra, phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận được khoản thanh toán cho việc trung chuyển dầu qua BTC.

Tiếp đến là Gruzia khi nước này dự kiến mua 2,37 tỷ m3 khí đốt của Azerbaijan và chỉ 200 triệu m3 từ Nga. Tính đến hết tháng 8/2020, Gruzia đã nhập khẩu 1,5 tỷ m3 khí của Azerbaijan. Trong trường hợp nguồn cung khí bị ngừng hoàn toàn trong mùa đông tới, Gruzia có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng có quy mô tương đương vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Ngoài ra, Gruzia gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp các sản phẩm dầu từ Azerbaijan, chủ yếu là nhiên liệu động cơ.

Quốc gia tiếp theo là Ukraine khi công ty dầu khí SOCAR là nhà cung cấp dầu chính cho nước này. Trong năm 2019, nhà máy lọc dầu duy nhất đang hoạt động ở Ukraine Kremenchug đã mua 790.600 tấn dầu, trong đó 3/4 nguồn cung do SOCAR cung cấp. Dầu thô Azeri được vận chuyển đến Supsa và được vận chuyển bằng tàu chở dầu đến nhà ga Yuzhny của Ukraine, gần cảng Odessa, trước khi được vận chuyển bằng đường ống đến nhà máy Kremenchug. Trong 8 tháng đầu năm 2020, Ukraine đã tăng gần gấp đôi sản lượng nhập khẩu dầu thô Azeri so với cùng kỳ 2019, lên 901.500 tấn.

Bên cạnh đó, trong xung đột giữa Nga và Belarus về vấn đề giá năng lượng trong nửa đầu năm 2020, SOCAR đã cung cấp dầu cho Belarus thông qua Ukraine. Tính đến cuối tháng 9/2020, SOCAR đã cung cấp 650.000 tấn dầu cho Belarus và dự kiến đạt 1 triệu tấn trong năm nay.

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Nhằm giải tỏa căng thẳng, Nga mời các ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan tới Moscow

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Nhằm giải tỏa căng thẳng, Nga mời các ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan tới Moscow

TGVN. Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời các ngoại trưởng của Armenia và Azerbaijan tới Moscow để tham gia các ...

Tin thế giới 8/10: Tranh luận cấp ứng viên Phó Tổng thống Mỹ; Động thái mới của Armenia và Azerbaijan; Lầu Năm Góc nguy cơ thành ổ dịch Covid-19

Tin thế giới 8/10: Tranh luận cấp ứng viên Phó Tổng thống Mỹ; Động thái mới của Armenia và Azerbaijan; Lầu Năm Góc nguy cơ thành ổ dịch Covid-19

TGVN. Tranh luận ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ, cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, Xung đột Armenia-Azerbaijan, Biểu tình ở Kyrgyzstan... là những tin thế ...

Giá vàng chiều nay 8/10: Đồng loạt tăng nhẹ, dự đoán chất xúc tác đưa vàng lên đỉnh cao mới

Giá vàng chiều nay 8/10: Đồng loạt tăng nhẹ, dự đoán chất xúc tác đưa vàng lên đỉnh cao mới

TGVN. Giá vàng trong nước và thế giới chiều nay 8/10 đã đồng loạt tăng nhẹ. Vàng được dự báo sẽ lập kỷ lục cao ...

(theo Petrotimes)

Bài viết cùng chủ đề

Nagorno-Karabakh

Xem nhiều

Đọc thêm

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ...
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (23/11-2/12): Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét; Trung Bộ có mưa đến mưa to, cảnh báo sạt lở đất

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (23/11-2/12): Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét; Trung Bộ có mưa đến mưa to, cảnh báo sạt lở đất

Dự báo thời tiết từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia cho thấy Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét; Trung bộ cảnh báo ...
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Qua đó, trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn kiến thức về kỹ năng đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược thường niên lần thứ 30 (Vietnam Medipharm) 2024 tại Hà Nội sẽ diễn ra từ 5-7/12.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động