Xung đột Azerbaijan-Armenia leo thang: Động cơ thực sự của các bên là gì?

Vy Anh
Azerbaijan dường như đang tạo ra một 'phép thử' đối với những cam kết của Nga, đồng thời gây sức ép với Armenia để đạt được một kết quả ngoại giao?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Azerbaijian-Armenia leo thang: Động cơ thực sự của các bên là gì?
Azerbaijan đã tiến hành một cuộc tấn công trên diện rộng nhằm vào các mục tiêu tại Armenia. (Nguồn: AFP)

Leo thang chưa từng có tiền lệ

Azerbaijan đã tiến hành một cuộc tấn công trên diện rộng nhằm vào các mục tiêu tại Armenia, một sự leo thang chưa từng có tiền lệ trong cuộc xung đột kéo dài giữa hai bên.

Bộ Quốc phòng Armenia thông báo các cuộc tấn công, diễn ra vào khoảng nửa đêm 12 và rạng sáng ngày 13/9, nhằm vào các thành phố dọc biên giới phía Nam của Armenia với Azerbaijian, bao gồm các khu vực như Vardenis, Sotk, Artanish, Ishkhanasar, Goris và Kapan.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết họ chỉ đơn thuần tiến hành “các biện pháp phòng vệ địa phương” để đáp trả “hành vi khiêu khích trên diện rộng” từ Armenia.

Azerbaijan thường xuyên sử dụng biện pháp leo thang quân sự trong cuộc xung đột với Armenia để gây sức ép nhằm đạt kết quả ngoại giao. Với những diễn biến vừa qua, chưa rõ liệu đây có phải là một nỗ lực khác của Baku nhằm đạt lợi ích ngoại giao hay là bước đệm cho nhiều hành động quân sự hơn.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay trong sáng 13/9 và đề nghị Moscow hỗ trợ quân sự theo các cam kết của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Bộ Ngoại giao Nga thông báo họ đã nhận được yêu cầu hỗ trợ của Armenia nhưng không nói chi tiết Moscow sẽ phản ứng như thế nào.

Nga là bên bảo đảm cho thỏa thuận ngừng bắn kết thúc cuộc chiến năm 2020 giữa Armenia và Azerbaijan. Hiện có gần 2.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình đóng tại khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh. Nga cũng duy trì một căn cứ quân sự ở Gyumri, phía Tây Bắc Armenia, tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có sự hiện diện của vài nghìn binh sĩ.

Kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng phát, đã có những dấu hiệu cho thấy Azerbaijan có thể đang thăm dò khả năng sẵn sàng của Nga trong việc duy trì hòa bình khu vực.

Đổ lỗi lẫn nhau

Trong những ngày trước khi xung đột mới bùng phát, Azerbaijan đã liên tục cáo buộc Armenia vi phạm lệnh ngừng bắn, song Yerevan phủ nhận các thông tin này. Azerbaijan cũng thường xuyên cáo buộc Armenia chậm thực hiện các nghĩa vụ trong thỏa thuận ngừng bắn để tiến tới thỏa thuận hòa bình cuối cùng nhằm giải quyết xung đột.

Tin liên quan
Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia không còn Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia không còn 'nói suông' về bình thường hóa quan hệ

Tuyên bố của Azerbaijan suy đoán rằng Armenia đang sử dụng "các hành động khiêu khích" để làm chậm quá trình hoàn thiện các dự án cơ sở hạ tầng do Azerbaijan thực hiện ở các khu vực biên giới và "duy trì bầu không khí căng thẳng" gần biên giới của Azerbaijan.

Farid Shafiyev, một cựu quan chức ngoại giao và Giám đốc Trung tâm Phân tích Quan hệ Quốc tế do chính phủ tài trợ ở Baku, bình luận: “Một trong những nguyên nhân chính của các cuộc đụng độ hiện nay giữa Armenia và Azerbaijan không chỉ là thiếu hiệp ước hòa bình mà còn do thiếu vắng những tiến bộ có ý nghĩa về một số vấn đề như phân định (biên giới) và các liên kết giao thông”.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Á-Âu Karen Donfried đã trao đổi với cả Thủ tướng Armenia Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev. Ngoại trưởng Anthony Blinken cũng ra một tuyên bố bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các cuộc tấn công vào lãnh thổ Armenia.

Theo các nguồn tin, ông Pashinyan đã nói chuyện với Tổng thống Iran Ibrahim Raisi, người được cho là đã gợi mở ý định của Azerbaijan về một tuyến giao thông mới nối vùng ngoại ô Nakhchivan với đất liền Azerbaijan, một tuyến đường mà Baku gọi là “hành lang Zangezur”. Tuyến đường này sẽ đi dọc theo biên giới của Armenia với Iran, và có thể tiềm ẩn nguy cơ cho thương mại Armenia-Iran.

Văn phòng báo chí của Thủ tướng Pashinyan nói: “Tổng thống Iran nhắc lại lời của Lãnh tụ tối cao Khamenei nhấn mạnh rằng mối quan hệ của Iran với Armenia không nên bị đe dọa và các quốc gia cần phải kiểm soát các kênh liên lạc”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Azerbaijan Zakir Hasanov đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Hulusi Akar của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh thân cận nhất của Azerbaijan. Ông Hasanov đã thông báo cho ông Akar về “các hành động khiêu khích của người Armenia”, nói rằng Azerbaijan “đã ngăn chặn những bước đi này”. Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan từng tiến hành các cuộc tập trận chung ở Azerbaijan trong khoảng thời gian trước khi xung đột leo thang.

Một số nguồn thạo tin cho biết sau các cuộc tấn công, người ta đã nhắc đến việc thiết lập “vùng đệm” dọc theo biên giới của Armenia với Azerbaijan.

Trang mạng report.az của Azerbaijan cho rằng, các binh sỹ Armenia cần được đưa khỏi lãnh thổ của Azerbaijian và nên thiết lập một vùng an toàn, nói đơn giản là ‘vùng đệm’ gần biên giới với Azerbaijian.

“Một vùng an toàn, tức là ‘ vùng đệm’ cần được thiết lập… Armenia nên hiểu rằng từ nay Azerbaijan sẽ không cho phép bất kỳ sự tùy tiện nào nữa. ‘Vùng đệm’ nên được thiết lập để đảm bảo Armenia không gây ra mối đe dọa cho lực lượng biên phòng, binh lính và cơ sở hạ tầng quân sự của Azerbaijan”, trích bài đăng trên report.az.

Gạt bất đồng, Thổ Nhĩ Kỳ đi bước 'giảm nhiệt' với Armenia; phản ứng của Nga, Mỹ

Gạt bất đồng, Thổ Nhĩ Kỳ đi bước 'giảm nhiệt' với Armenia; phản ứng của Nga, Mỹ

Ngày 15/12, Thổ Nhĩ Kỳ bổ nhiệm cựu đại sứ nước này tại Mỹ Serdar Kilic làm đặc phái viên nhằm nỗ lực bình thường ...

Tình hình Nagorno-Karabakh: Armenia cảm ơn Nga vì nỗ lực hòa giải tích cực

Tình hình Nagorno-Karabakh: Armenia cảm ơn Nga vì nỗ lực hòa giải tích cực

Ngày 21/11, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã cảm ơn Tổng thống Nga Vladimir Putin vì nỗ lực tích cực trong hòa giải xung đột ...

Bước đi mới của Armenia và Azerbaijan nhằm ngăn ngừa sự cố tại Nagorno-Karabakh

Bước đi mới của Armenia và Azerbaijan nhằm ngăn ngừa sự cố tại Nagorno-Karabakh

Ngày 19/11, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã nhất trí thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp ở ...

Armenia nói gì về vai trò của Nga và Tổng thống Putin tại Nagorno-Karabakh?

Armenia nói gì về vai trò của Nga và Tổng thống Putin tại Nagorno-Karabakh?

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/11, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã đề cao vai trò của Nga và đóng góp của Tổng thống ...

Thủ tướng gặp lãnh đạo Czech và Armenia; tiếp Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới

Thủ tướng gặp lãnh đạo Czech và Armenia; tiếp Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới

Sáng 2/11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị COP26 tại Vương quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Thủ ...

(theo Eurasia Review)

Xem nhiều

Đọc thêm

Toàn cảnh Lễ đón chính thức và hội đàm giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru Dina Boluarte

Toàn cảnh Lễ đón chính thức và hội đàm giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru Dina Boluarte

Khoảng 15h ngày 13/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Lễ đón chính thức do Tổng thống Peru Dina Boluarte chủ trì.
Chỉ còn 3 CLB bất bại trong top 5 giải vô địch quốc gia châu Âu

Chỉ còn 3 CLB bất bại trong top 5 giải vô địch quốc gia châu Âu

Tính tới thời điểm này mùa giải 2024/25, chỉ còn 3 CLB chưa để thua trong top 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu là Juventus, PSG và Bayern Munich.
4 cầu thủ MU lọt top vua tắc bóng và đánh chặn xuất sắc nhất Ngoại hạng Anh

4 cầu thủ MU lọt top vua tắc bóng và đánh chặn xuất sắc nhất Ngoại hạng Anh

Sau vòng 11, giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2024/25 đang tạm nghỉ nhường chỗ cho loạt FIFA Days cuối cùng của năm 2024.
Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Việt Nam có thể học hỏi từ thành tựu của các thành viên APEC khác, đặc biệt là trong ngành bán dẫn.
Kết quả bóng đá hôm nay 14/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 14/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 14/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Cục Điều tra Liên bang và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng ra tuyên bố cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở ...
Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Cục Điều tra Liên bang và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng ra tuyên bố cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở hạ tầng viễn thông của ...
Ukraine 'lạc quan thận trọng' sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev 'hãy tin tưởng'

Ukraine 'lạc quan thận trọng' sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev 'hãy tin tưởng'

Các ngoại trưởng Mỹ và Ukraine đã thảo luận về những chủ đề như tấn công tầm xa và hội nhập châu Âu-Đại Tây Dương.
Ông Trump chính thức đề cử Ngoại trưởng Mỹ, sắp có cuộc 'thay máu' lịch sử ở Lầu Năm Góc?

Ông Trump chính thức đề cử Ngoại trưởng Mỹ, sắp có cuộc 'thay máu' lịch sử ở Lầu Năm Góc?

Ông Trump tuyên bố, Thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc đảng Cộng hòa đã được để cử đảm nhiệm vị trí Ngoại trưởng trong chính quyền mới.
Hezbollah tấn công loạt căn cứ đầu não của quân đội Israel

Hezbollah tấn công loạt căn cứ đầu não của quân đội Israel

Hezbollah tuyên bố lần đầu tiên sử dụng UAV và tên lửa đạn đạo tấn công trụ sở Bộ Tổng tham mưu quân đội Israel ở thành phố Tel Aviv trong ngày 13/11.
Điểm tin thế giới sáng 14/11: Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Điểm tin thế giới sáng 14/11: Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.
Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động