Thương vong từ xung đột Israel-Hamas đã vượt ngưỡng 10.000 người. Trong ảnh, binh sĩ IDF di chuyển thi thể nạn nhân trong đợt tấn công của Hamas tại Kfar Aza, Israel ngày 10/10. (Nguồn: AFP) |
* Israel tiếp tục tấn công Dải Gaza, xác định người bị bắt làm con tin: Ngày 12/10, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết từ ngày 7/10, “khoảng 6.000 quả bom, với tổng trọng lượng 4.000 tấn, đã được thả xuống Dải Gaza”.
Cùng ngày, phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn của IDF, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari cho biết Israel đã có thể xác nhận danh tính của 97 người bị bắt làm con tin ở Gaza trong cuộc tấn công của Hamas hôm 7/10. Ông nhấn mạnh cuộc tấn công do Israel tiến hành nhằm vào khu vực Dải Gaza hiện đang bị bao vây nhằm “loại bỏ khả năng cầm quyền” của phong trào chiến binh Hồi giáo. Quan chức này nêu rõ IDF “đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo” của xung đột, đồng thời cho biết hiện 222 binh sĩ Israel đã thiệt mạng kể từ hôm 7/10.
Trước đó, giới chức Israel sáng ngày 10/10 xác nhận số người chết đã tăng lên 1.200 người chết, cùng 2.900 người bị thương. Về phần mình, Cơ quan Y tế Palestine xác nhận tổng thương vong sau đợt tấn công của IDF vào Gaza đã lên tới hơn 1.100 người chết và hơn 5.000 người bị thương, phần lớn trong số đó là dân thường.
Tin liên quan |
Xung đột Israel - Hamas: Lá bài mặc cả và kịch bản nào cho xung đột? |
* Ngoại trưởng Mỹ khẳng định cam kết với Israel: Ngày 12/10, phát biểu khi gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố: “Bạn có thể đủ mạnh mẽ để tự bảo vệ mình. Chừng nào nước Mỹ còn tồn tại, bạn sẽ không bao giờ phải làm vậy. Chúng tôi sẽ luôn ở bên cạnh bạn”.
Ông cho biết viện trợ quân sự của Mỹ đang tiếp tục đến Israel, sau khi các tên lửa đánh chặn của Hệ thống Vòm Sắt đã được bổ sung vài ngày trước. Ngoại trưởng Mỹ khẳng định lưỡng đảng đều ủng hộ tiếp tục hỗ trợ Israel, đồng thời cảnh báo các đối thủ của Israel không được lợi dụng tình hình hiện nay để tấn công Israel.
Ông cho biết ít nhất 25 người Mỹ đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Hamas vào Israel. Theo nhà ngoại giao này, Washington sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhà nước Do Thái để bảo đảm những người bị bắt cóc sẽ sớm được trả tự do.
Đáng chú ý, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định người Palestine cũng có “những khát vọng chính đáng” mà phong trào Hồi giáo Hamas không đại diện.
Về phần mình, ông Netanyahu cám ơn Mỹ đã ủng hộ Israel chống lại Hamas.
* Ai Cập kêu gọi Israel không nhằm vào cửa khẩu Rafah giáp Dải Gaza: Ngày 12/10, Bộ Ngoại giao Ai Cập ra tuyên bố nêu rõ: “Cửa khẩu Rafah vẫn mở và chưa bị đóng kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng hiện tại. Tuy nhiên, những cơ sở hạ tầng cơ bản ở phía Palestine đã bị phá hủy do các cuộc tấn công tái diễn của Israel đã ngăn cản hoạt động bình thường của cửa khẩu này”. Tuyên bố này cũng nhấn mạnh nên tránh các cuộc tấn công vào cửa khẩu Rafah, để nơi này có thể được khôi phục, đóng vai trò huyết mạch hỗ trợ người Palestine ở Dải Gaza.
Đồng thời, Bộ Ngoại giao Ai Cập kêu gọi tất cả các quốc gia, tổ chức khu vực và quốc tế cung cấp viện trợ nhân đạo và cứu trợ cho người Palestine ở Dải Gaza để giảm bớt đau khổ do xung đột. Tuyên bố cho biết hiện Cairo đã chuyển viện trợ quốc tế cho Gaza tới sân bay al-Arish ở phía Bắc Bán đảo Sinai của Ai Cập.
* Đức nhận định về xung đột, Canada sơ tán công dân: Ngày 12/10, phát biểu tại Quốc hội Đức, Thủ tướng Olaf Scholz cho rằng cuộc tấn công của Hamas vào Israel làm tổn hại tới quan hệ hợp tác của Đức với người Palestine. Ông cũng chỉ trích sự im lặng của chính quyền Palestine Mahmoud Abbas trước hành động của Hamas với người Israel. Theo Thủ tướng Scholz, điều này “thật đáng xấu hổ”.
Ngoài ra, ông cho rằng vụ việc khiến Đức phải xem xét lại toàn bộ hoạt động hợp tác phát triển với các vùng lãnh thổ của Palestine. Cho đến khi quá trình này hoàn tất, Đức sẽ không cung cấp bất kỳ khoản kinh phí hợp tác phát triển mới nào.
Thủ tướng Scholz giải thích viện trợ nhân đạo của Đức cung cấp cho hơn một nửa dân số Palestine - đặc biệt là ở Dải Gaza - những thứ cơ bản nhất mà họ cần để tồn tại, như lương thực, thực phẩm và chăm sóc sức khỏe cơ bản. Tuy nhiên, do cuộc tấn công vào Israel, sự đau khổ và khốn cùng của người dân Dải Gaza sẽ chỉ tiếp tục gia tăng. Ông khẳng định Hamas phải chịu trách nhiệm về việc này.
Về phần mình, cùng ngày, Bộ trưởng Canada Bill Blair cho biết chuyến bay sơ tán công dân đầu tiên của Ottawa đã khởi hành từ Tel Aviv đến Athens của Hy Lạp với khoảng 130 người. Các chuyến bay giải cứu này do quân đội Canada thực hiện để vận chuyển công dân cũng như thường trú nhân Canada từ sân bay Ben Gurion ở Tel Aviv. Họ được đưa tới sân bay Athens và từ đó sẽ được sắp xếp lên các chuyến bay của Air Canada (hãng hàng không Canada) để trở về nhà.
Viết trên mạng xã hội X, ông nêu rõ: “Chúng tôi đang làm việc không mệt mỏi để hỗ trợ người Canada ở Israel, Bờ Tây và Dải Gaza. Chúng tôi tiếp tục ở đó vì những người Canada cần sự giúp đỡ”.
Theo các quan chức Ottawa, có khoảng 1.000 người đã lên hệ với Bộ Các vấn đề toàn cầu để được hỗ trợ và ước tính 70%, tương đương khoảng 700 người, đang cần các chuyến bay sơ tán. Canada đang ưu tiên hành khách có giấy tờ hợp lệ và sẵn sàng lên đường, khách du lịch bị mắc kẹt và người dễ bị tổn thương.
| Xung đột Israel-Palestine, phần nổi của tảng băng chìm và chiến sự trôi về đâu Cuộc tấn công không đơn thuần là xung đột vũ trang giữa Hamas với Israel, mà là một hình thức biểu hiện cụ thể của ... |
| Xung đột Israel-Hamas: Số thương vong không ngừng tăng, Dải Gaza chỉ còn đủ điện cho 12 giờ, Tổng thống Nga kêu gọi làm điều này Sáng 11/10, quân đội Israel (IDF) đã cập nhật thông tin về số người thiệt mạng và bị thương, trong cuộc xung đột Israel-Hamas. |
| Xung đột Israel và Palestine: Ai ‘đút túi’ khoản lợi nhuận khủng, hưởng lợi bất chấp cảnh báo của Tổng thống Mỹ? Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10/10 cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức nào nghĩ đến việc "lợi dụng" ... |
| Xung đột Israel-Hamas: Loạt tên lửa mới dội về Tel Aviv, tàu sân bay thứ hai của Mỹ tới Địa Trung Hải, Nam Phi muốn làm trung gian hoà giải Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), sau khoảng 10 tiếng tạm ngưng, nhiều tên lửa lại tiếp tục tấn công nhằm vào thành phố ... |
| Thủ tướng Đức: Sẽ không có Hamas của ngày hôm nay nếu không có sự giúp đỡ của Iran Ngày 12/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, Iran đã góp phần dẫn đến cuộc tấn công bất ngờ của Phong trào Hồi giáo ... |