Xung đột Israel-Palestine, phần nổi của tảng băng chìm và chiến sự trôi về đâu

TS. Vũ Đăng Minh
Cuộc tấn công không đơn thuần là xung đột vũ trang giữa Hamas với Israel, mà là một hình thức biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn cơ bản, đối kháng giữa dân tộc Palestine với nhà nước Israel.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bất ngờ và không bất ngờ

Sáng 7/10, Hamas (Phong trào kháng chiến Hồi giáo của người Palestine) mở đầu cuộc tấn công chưa từng có trong mấy chục năm qua vào lãnh thổ Israel. Thế giới và Israel bất ngờ về hình thức, quy mô, thời điểm tấn công và tổn thất.

Hamas tiến công trên bộ qua biên giới, từ hướng biển và trên không (dù lượn, máy bay không người lái), bằng hỏa lực và xung lực theo nhiều hướng, mũi. Chỉ trong ngày đầu, Hamas đã phóng khoảng 5.000 rocket vào nhiều mục tiêu ở Israel. Trong điều kiện bị ngăn chặn tứ bề, phong trào Hamas chuẩn bị được một số lượng lớn binh sĩ và các loại vũ khí phương tiện như vậy quả là rất bất ngờ.

Chắc chắn tổ chức Hamas đã chuẩn bị từ lâu. Nhưng hầu như không có lời cảnh báo nào. Không ai ngờ Hamas lại tấn công vào sát ngày xảy ra cuộc chiến giữa các nước Arab và Israel cách đây 50 năm (6/10/1973). Cơ quan tình báo Israel, tổ chức thiện chiến hàng đầu thế giới cũng tỏ ra bất ngờ. Thời điểm và số lượng lớn rocket khiến hệ thống phòng thủ tên lửa “Vòm sắt” trở tay không kịp.

Tính đến ngày thứ 5 của cuộc xung đột, theo thông tin từ các bên, 900 người Palestine đã thiệt mạng ở Gaza và 4.500 người bị thương còn con số người thiệt mạng ghi nhận ở Israel là hơn 1.200 người và hơn 2.700 người bị thương.

Xung đột lần này được đánh giá là lớn nhất, nghiêm trọng nhất kể từ cuộc chiến 10 ngày năm 2021. Nhà báo người Israel Nadav của tờ Yediyot Ahronot sửng sốt về cuộc tấn công ngày 7/10. Theo ông, đây là một “chấn thương quốc gia. Nó giống như vụ tấn công khủng bố 11/9, nhưng có thể còn lớn hơn”.

Nhưng ngẫm kỹ thì cuộc tấn công lần này cũng không hoàn toàn bất ngờ. Xung đột là hậu quả tất yếu của những mâu thuẫn cơ bản chồng chất, do nhiều nguyên nhân âm ỉ và hàng loạt hành động đối kháng trong nhiều năm qua. Xung đột sẵn sàng bùng nổ, với nhiều hình thức, quy mô, mỗi khi có thời cơ và có xúc tác.

Xung đột Israel-Palestine, 'phần nổi của tảng băng chìm' và chiến sự trôi về đâu
Một viên đạn được nhìn thấy sau chiến dịch "Lũ lụt Al-Aqsa" do Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam thuộc Phòng trào vũ trang Hồi giáo Hamas của người Palestine phát động tại Sderot, Israel, ngày 8/10. (Nguồn: Anadolu)

Phần nổi của tảng băng chìm

Xung đột căng thẳng ngay từ đầu, nguy cơ trở thành một cuộc chiến tranh khốc liệt (như tuyên bố của Israel), gây tổn thất lớn và chấn động khu vực, thế giới. Nhưng nó vẫn là phần nổi của tảng băng chìm.

Người Palestine muốn có một nhà nước trên chính mảnh đất của tổ tiên. Nhưng phần lãnh thổ từng được quốc tế đề xuất, công nhận, làm cơ sở đàm phán, bị thu hẹp mấy chục lần, chỉ còn là những “mảnh vá trên tấm áo”. Trên phần lãnh thổ chật hẹp đó, người Palestine tiếp tục bị áp chế, phong tỏa, khiến cuộc sống ngột ngạt bởi các khu định cư, việc di dân và những quy định ngặt nghèo của Israel… Đối với dân tộc Palestine, đây là vấn đề “tồn tại hay không tồn tại”.

Tổ chức Hamas tố cáo người Israel xâm nhập trái phép vào Nhà thờ Hồi giáo Al-Asqa, một trong những thánh địa của người Palestine (phía Israel cũng nhận là cơ sở của họ). Hàng trăm tín đồ Palestine bị thương khi đụng độ với lực lượng an ninh Israel. “Giọt nước tràn ly” đối với người Hồi giáo Palestine. Vì thế, Hamas đặt tên cuộc tấn công ngày 7/10 là chiến dịch “Cơn bão Al-Asqa”, kêu gọi người Palestine và các tín đồ Hồi giáo đứng lên, tiến hành cuộc thánh chiến.

Cuộc tấn công không đơn thuần là xung đột vũ trang giữa Hamas với Israel. Mà là một hình thức biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn cơ bản, đối kháng giữa dân tộc Palestine với nhà nước Israel; một trong những xung đột địa chính trị phức tạp nhất thế giới. Nói một cách khái quát và sâu xa, xung đột chứa đựng đầy đủ các mâu thuẫn khó hóa giải, có sự đan xen phức tạp của các yếu tố chính trị, an ninh, pháp lý, ngoại giao, lịch sử, văn hóa, tôn giáo…; từ quá khứ đến hiện tại.

Thế giới quá bận tâm với xung đột ở Ukraine và những thách thức khác, dường như không quan tâm đúng mức đến vấn đề Palestine và Israel. Liên hợp quốc cũng tỏ ra bất lực trước hàng trăm nghị quyết, sáng kiến bị vô hiệu hóa. Vì mục tiêu chiến lược ở Trung Đông, Mỹ và phương Tây luôn đứng về phía Israel. Một số quốc gia Arab, điển hình là Saudi Arabia có động thái hòa dịu với Israel.

Trong bối cảnh đó, người Palestine sẽ phản kháng bằng cách này hay cách khác để giành lại lãnh thổ, để có Tổ quốc. Có thể nhiều nước và một bộ phận người dân Palestine không hoàn toàn đồng tình với cách thức hành động của Hamas, gây thương vong cho dân thường. Nhưng tương quan lực lượng chênh lệch quá lớn và bối cảnh bất lợi, khiến họ khó phải lựa chọn con đường bạo lực. Cuộc tấn công của tổ chức Hamas chứa đựng những thông điệp rõ ràng, sâu xa.

Tổ chức Hamas tuyên bố đó là hành động phản kháng tất yếu, chứng tỏ người Palestine không chịu khuất phục; rằng Israel sẽ không được yên ổn. Nó cũng nhắc nhở cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc đừng quên người Palestine; rằng thế giới, khu vực sẽ không có hòa bình, ổn định lâu dài, nếu vấn đề Palestine không được giải quyết một cách thỏa đáng, công bằng. Đó cũng là lời cảnh báo với một số nước trong khu vực mà Hamas cho rằng chạy theo lợi ích riêng, xem nhẹ mối thù chung giữa cộng đồng các dân tộc Arab với nhà nước Do thái Israel.

Thế giới chia rẽ, cuộc chiến đi về đâu

Xung đột Israel-Palestine một lần nữa cho thấy những “gương mặt” khác nhau của cộng đồng quốc tế. Mỹ và phương Tây lên án Hamas, cam kết ủng hộ Israel; có nước tạm ngừng viện trợ nhân đạo cho người Palestine. Một số nước Arab ủng hộ Palestine; quan chức cấp cao Iran nói chính Israel là nguyên nhân dẫn đến xung đột và hành động của Palestine là tự vệ chính đáng. Việt Nam và đa số nước bày tỏ lo ngại xung đột leo thang, kêu gọi các bên kiềm chế và sớm ngồi vào bàn đàm phán.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp về xung đột giữa Palestine và Israel, nhưng chia rẽ sâu sắc, không thông qua được nghị quyết, tuyên bố nào. Qatar làm trung gian hòa giải mà chưa đạt kết quả nào.

Xung đột Israel-Palestine, 'phần nổi của tảng băng chìm' và chiến sự trôi về đâu
Cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và Hamas chứa đựng đầy đủ các mâu thuẫn khó hóa giải, có sự đan xen phức tạp của các yếu tố chính trị, an ninh, pháp lý, ngoại giao, lịch sử, văn hóa, tôn giáo…

Mâu thuẫn cơ bản, đối kháng kéo dài giữa Palestine và Israel; tình hình nội của hai bên; sự chia rẽ của cộng đồng quốc tế và ý đồ chiến lược, tác động của một số nước ở Trung Đông, khiến xung đột diễn biến phức tạp, khó dự báo. Bước đầu có thể đưa ra một số tình huống, kịch bản sau:

Thứ nhất, xung đột leo thang, lan ra khu vực, có nguy cơ phát triển thành chiến tranh. Israel tuyên bố tình trạng chiến tranh, huy động 300.000 lực lượng phòng vệ và dự bị; không kích dữ dội, tiến công hàng trăm mục tiêu của Hamas ở Dải Gaza. Quân đội Israel nói đây là dịp để xóa sổ lực lượng, hủy diệt hạ tầng cơ sở, làm mất khả năng quân sự và quyền kiểm soát của Hamas ở Dải Gaza. Israel cũng bao vây, phong tỏa, cắt điện nước, gây sức ép khiến người Palestine phải rời Dải Gaza.

Hamas tuy không còn yếu tố bất ngờ, nhưng vẫn duy trì tiến công lực lượng phòng vệ Israel. Xung đột có thể lôi kéo tổ chức Hezbollah và các tổ chức thánh chiến Hồi giáo khác tham gia. Iran, Syria khó can dự trực tiếp, nhưng có thể hỗ trợ Palestine bằng nhiều cách.

Với ưu thế sức mạnh, Israel có thể tiêu diệt bộ phận quan trọng lực lượng Hamas; mở rộng khu vực kiểm soát; buộc Hamas phải phân tán, hoặc rút chạy khỏi Dải Gaza.

Thứ hai, không loại trừ cuộc chiến đi vào thế giằng co. Hamas tuy bị tổn thất, nhưng vẫn còn lực lượng và vũ khí; chuyển từ tác chiến vừa và lớn sang hoạt động phân tán kiểu du kích, bí mật, bất ngờ tiến công nhỏ, lẻ, tiêu hao, gây bất ổn cho Israel.

Trong hai trường hợp nêu trên, cuộc chiến chỉ tạm lắng, thay đổi hình thức; mâu thuẫn vẫn còn nguyên và xung đột lại bùng phát khi có thời cơ, điều kiện.

Thứ ba, cả Palestine và Israel đều gặp khó khăn, bị tổn thất và chịu áp lực quốc tế, chấp nhận ngừng bắn, đàm phán tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột. Cơ sở để đàm phán là quay lại giải pháp hai nhà nước cùng tồn tại hòa bình.

Mỹ có quan hệ, ảnh hưởng lớn đối với Israel và nhiều quốc gia Arab, có thể tác động đến Palestine và đã từng hòa giải thành công cuộc chiến năm 2021. Nhưng Mỹ thiên lệch về Israel, nên khó một mình làm trung gian hòa giải. Đảm nhiệm tốt nhất vai trò này là Bộ tứ gồm Liên hợp quốc, Mỹ, Nga và EU. Ngoài ra, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… cũng có thể là “nhà hòa giải” quốc tế.

Đây là kịch bản mong muốn nhất, nhưng cũng khó khăn nhất. Mấu chốt là xác định đường biên giới giữa hai nhà nước. Nội bộ cả Israel và Palestine đều có mâu thuẫn gay gắt giữa các phe phái. Xung đột khiến tình hình khó trở lại bình thường, như trước đây. Israel có lợi thế, chắc chắn sẽ đặt yêu sách cao hơn, không chấp nhận từ bỏ nhiều khu vực đã kiểm soát. Palestine có thể phải nhượng bộ hơn.

Quá trình đàm phán sẽ rất phức tạp, nhiều khả năng phải kéo dài. Thậm chí rơi vào vòng xoáy “xung đột - tạm lắng - xung đột”. Để tháo gỡ bế tắc, cả Palestine và Israel phải “vượt qua chính mình”, giải quyết vấn đề nội bộ đồng thời với các vấn đề song phương; cân nhắc “được, mất”, lợi ích trước mắt và lâu dài.

Cộng đồng quốc tế có thể phát huy vai trò trung gian hòa giải, tạo môi trường thúc đẩy đàm phán hòa bình nếu duy trì lập trường khách quan, trung lập, công bằng với cả hai bên. Việc thiên lệch, nặng về lên án một bên càng khiến cho mâu thuẫn khó hóa giải. “Ngôi nhà chung” thêm bất ổn, chia rẽ khi xung đột leo thang.

Xung đột Israel-Hamas: Chấn động khi ‘ngày đen tối’ đến

Xung đột Israel-Hamas: Chấn động khi ‘ngày đen tối’ đến

Chiến dịch tấn công bất ngờ, với quy mô chưa từng có của Hamas từ dải Gaza, cùng sự đáp trả quyết liệt của Israel ...

Đại sứ Palestine: Cuộc giao tranh là ‘lời cảnh tỉnh’ cho toàn thế giới

Đại sứ Palestine: Cuộc giao tranh là ‘lời cảnh tỉnh’ cho toàn thế giới

Đại sứ Palestine tại Anh Husam Zomlot cho biết, ông hy vọng cuộc giao tranh mới nhất là “lời cảnh tỉnh” cho toàn thế giới ...

Đại sứ Nguyễn Quang Khai 'bật mí' nguyên nhân Hamas ồ ạt tấn công Israel

Đại sứ Nguyễn Quang Khai 'bật mí' nguyên nhân Hamas ồ ạt tấn công Israel

Cuộc tấn công 'bất ngờ với quy mô chưa từng có' của Hamas vào Israel có thể sẽ leo thang và lan rộng ra toàn ...

Đại sứ Israel: ‘Quá sớm’ để nói về đàm phán hòa giải

Đại sứ Israel: ‘Quá sớm’ để nói về đàm phán hòa giải

Đại sứ Israel tại Thổ Nhĩ Kỳ Irit Lillian cho rằng, hiện nay chưa phải thời điểm để thảo luận về những đề nghị hòa ...

Những bài học từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel

Những bài học từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel

Vụ tấn công của Hamas vào lãnh thổ Israel hôm 7/10 khiến hàng trăm người thiệt mạng cho thấy chính sách mà Tel Aviv theo ...

Bài viết cùng chủ đề

Xung đột Israel-Hamas

Xem nhiều

Đọc thêm

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển nữ futsal Việt Nam giành chiến thắng trước đội tuyển nữ futsal Thái Lan ở trận chung kết để nhận HCV giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động