Xung đột Nga-Ukraine: Giành giật ‘miếng bánh còn lại’, Moscow đang đe dọa huyết mạch kinh tế cuối cùng của Iran?

Minh Anh
Xung đột Nga-Ukraine đi kèm các lệnh trừng phạt khắc nghiệt chưa từng có, đang buộc hai quốc gia dồi dào dầu mỏ hàng đầu thế giới là Nga và Iran phải nhảy vào cuộc tranh giành “miếng bánh” còn lại trên thị trường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine: Giành giật ‘miếng bánh còn lại’, Moscow đang đe dọa huyết mạch kinh tế cuối cùng của Iran. (Nguồn: Gulfif)
Xung đột Nga-Ukraine: Giành giật ‘miếng bánh còn lại’, Moscow đang đe dọa huyết mạch kinh tế cuối cùng của Iran? Trong ảnh: Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: Gulfif)

Cùng với Mỹ và Anh, cuối cùng sau nhiều chia rẽ và tranh cãi nội bộ, gói trừng phạt thứ 6 (kể từ khi Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine) đã được EU công bố vào ngày 3/6. Đáng chú ý nhất trong gói trừng phạt lần này là điều khoản cấm vận dầu mỏ với mục tiêu nhằm giới hạn "khả năng của Nga trong việc cung cấp tài chính cho cuộc tấn công quân sự của Moscow tại Ukraine".

Các thành viên EU có 6 tháng để ngừng nhập khẩu dầu thô của Nga và 8 tháng để chấm dứt nhập các "sản phẩm xăng dầu tinh chế khác". Tuy nhiên, có một "ngoại lệ tạm thời" với thời hạn chưa xác định dành cho các quốc gia thành viên mà "vì đặc điểm địa lý, phụ thuộc riêng vào nguồn cung từ Nga và không có phương án thay thế nào khác".

"Cùng hội" hay đối đầu?

Mặc dù lên tiếng chỉ trích EU "tự lấy đá ghè vào chân", nhưng chắc Nga đã biết trước được rằng, một khi thỏa thuận đạt được, nó sẽ tước khỏi tay Nga thị trường dầu mỏ chủ chốt.

Trong khi, đối với Iran, quốc gia có nền kinh tế vốn phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu mỏ, cũng đang chịu chung cảnh khó khăn vì các lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ Mỹ và phương Tây, buộc phải chia thêm cho người khác "miếng bánh" vốn đã không lớn còn lại.

Tuy nhiên, các khách hàng mua dầu mỏ, khí đốt trong thị phần hạn chế này sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Thậm chí, khi người mua ít, người bán thì nhiều, thị trường có nguy cơ nổ ra cuộc chiến về giá, giữa hai nhà xuất khẩu đều dư thừa tiềm năng như Nga và Iran.

Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Saudi Arabia, Iran cũng đứng trong hàng các nhà xuất khẩu dầu khí hàng đầu, trước khi chịu các lệnh trừng phạt nặng nề.

Trung Quốc vốn là khách hàng mua dầu số 1 của Iran trong 2 năm qua, nhưng Nga có thể đã bắt đầu "cắn" vào miếng bánh đó.

Tình hình cũng có thể tạo nên một sức ép cấp bách hơn cho Tehran, trong việc đạt được một thỏa thuận với các cường quốc trên thế giới, nhằm hồi sinh Thỏa thuận Hạt nhân năm 2015, đã bị chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Trump rút khỏi vào năm 2018. Thỏa thuận sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và mở cửa dầu mỏ của Iran ra thị trường thế giới.

Các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu dầu thô của Iran sang Trung Quốc đã sụt giảm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, cùng với đó là sự gia tăng xuất khẩu của dầu Nga sang Trung Quốc.

Theo Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch, kể từ đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, Trung Quốc đã mua nhiên liệu hóa thạch trị giá hơn 7 tỷ Euro (7,5 tỷ USD) của Nga. Phần lớn trong số đó là dầu thô. Trong khi đó, doanh số bán hàng của Iran cho Trung Quốc đã giảm hơn 1/4.

"Tôi dự đoán, ngay bây giờ doanh số đã giảm khoảng 1/4 và sớm chỉ còn khoảng 1/3 trong thời gian tới", chuyên gia Amir Handjani thuộc Viện Quincy (Mỹ) nói. Theo ông, khi Bắc Kinh mua ít hơn và yêu cầu chiết khấu lớn hơn, Iran có thể mất nguồn thu ngoại tệ quan trọng.

Nga cung cấp cho Trung Quốc những thùng dầu rẻ hơn, loại dầu chất lượng hơn và hơn nữa là không bị một biện pháp trừng phạt thứ cấp nào của Mỹ áp đặt lên các thực thể không thuộc nền kinh tế này. Các chuyên gia cho biết, một thỏa thuận với Iran rất có thể dẫn đến nguy cơ bị cắt hoàn toàn khỏi mối liên hệ với thị trường Mỹ. Tình hình đang khiến một số người ở Iran lo ngại về một cuộc chiến giá cả.

"Cứu cánh duy nhất mà nền kinh tế Iran thực sự có lúc này là nguồn ngoại tệ từ bán dầu cho đối tác quan trọng như Trung Quốc. Bắc Kinh đang thực sự là "người bảo hiểm" cho huyết mạch kinh tế Iran", chuyên gia Handjani phân tích.

Trong tháng này, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji cho biết, Tehran đang bán dầu với "giá tốt" và "các thị trường mới đã được xác định". Nhưng "chính phủ cần lưu ý, xuất khẩu dầu của Iran sang Trung Quốc có thể bị tác động mạnh, khi Nga thâm nhập thị trường hạn hẹp còn lại của họ", Hamid Hosseini, thành viên Hội đồng Quản trị Liên minh các nhà xuất khẩu dầu, khí và hóa dầu của Iran cảnh báo.

Nga và Iran, thường "cùng hội, cùng thuyền" trong các vấn đề quốc tế, giờ lại thấy mình đang ở trong thế đối đầu.

Tuy nhiên, theo Abhi Rajendran, Giám đốc nghiên cứu của Energy Intelligence, sự gia tăng xuất khẩu dầu Nga sang Trung Quốc chưa thể làm thay đổi tình hình đáng kể, bởi Trung Quốc, hay rộng hơn là châu Á là một thị trường tiêu thụ dầu mỏ lớn. Tuy nhiên, với "giới hạn" người mua trong một nguồn cung quá dồi dào, giá cả cạnh tranh rất có thể có tác động đáng kể. Ngoài ra, chính sách Zero Covid của Trung Quốc cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhu cầu phải tính đến.

Vậy Nga có phải là đối tác đáng tin cậy của Iran không?... Mối quan hệ Nga-Iran gắn liền với những thách thức của chính họ, trong những năm gần đây, dù hai nước vẫn là đối thủ trong lĩnh vực dầu khí, với cùng một trữ lượng khổng lồ và thị phần đáng kể.

Moscow vốn không muốn Iran phát triển bất kỳ mối quan hệ nào với phương Tây để có thể gây ra khoảng cách giữa hai nước, hoặc quan trọng là cho phép Iran xuất khẩu dầu và khí đốt sang châu Âu để cạnh tranh với Moscow. Nhưng khi Moscow và Tehran theo đuổi cùng một lợi ích sẽ là một thách thức lớn đối với cả hai bên trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp ở những nơi khác.

"Pháo đài Nga" nghênh chiến

Về phần Nga, Moscow đang cố gắng chứng minh rằng, họ có thể sống chung với các lệnh trừng phạt. Trong thời gian gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dành thời lượng phát sóng đáng kể để trấn an dư luận Nga rằng, các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho phương Tây hơn là làm tổn thương Nga. Ông cũng đang chuẩn bị cho đất nước của mình "một chặng đường dài".

Tổng thống Putin từng khá tin tưởng khi nói trong một sự kiện với các nhà điều hành ngành hàng không rằng, một tập thể gồm nhiều quốc gia thành viên như phương Tây sẽ khó đồng thuận với kế hoạch gây áp lực kinh tế lên Nga. Tuy nhiên, ông vẫn xác định, mọi lĩnh vực của nền kinh tế Nga cần được “lập kế hoạch dài hạn dựa trên các cơ hội từ nội tại".

Chính sách tự lực cánh sinh của Tổng thống Putin là điều có thể đoán trước được. Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào năm 2014, nước này đã chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt gia tăng từ phương Tây, với chiến lược được mệnh danh là "Pháo đài nước Nga".

Tuy nhiên, quy mô của cuộc phản công kinh tế do phương Tây tiến hành, kể từ khi chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine (24/2), cùng với làn sóng gia tăng các công ty quốc tế cắt đứt kinh doanh với Nga để đề phòng rủi ro về uy tín hoặc các lệnh trừng phạt trong tương lai, vẫn là một "cú sốc" không hề nhẹ đối với Moscow.

Cho đến nay, Nga vẫn xoay sở tốt để chống lại các lệnh trừng phạt ban đầu của phương Tây mà hệ thống tài chính của nước này không bị sụp đổ. Theo IMF, nền kinh tế Nga có thể giảm 8,5% trong năm nay, sự mất mát có thể còn lớn hơn khi lệnh cấm vận dầu Nga từ phương Tây có hiệu lực hoàn toàn. Lạm phát của Nga đang ở mức 17,5%, điều mà ngay cả Tổng thống Putin cũng thừa nhận đang gây tổn hại cho người dân Nga. Nền kinh tế cũng đang gặp khó khăn khi Nga vốn vẫn phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu quan trọng.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, Điện Kremlin chỉ đang bị làm khó, nhiều hơn khả năng các biện pháp trừng phạt đã làm tê liệt nền kinh tế vĩ mô Nga. Moscow vẫn đang tiến hành các cuộc tấn công quân sự mới tại Ukraine và các khoản tiền thu được do bán dầu giá cao vẫn đều đặn chảy vào ngân khố.

'Cú đấm knock-out' từ năng lượng Nga, chưa thể hạ gục 'lục địa già' châu Âu?

'Cú đấm knock-out' từ năng lượng Nga, chưa thể hạ gục 'lục địa già' châu Âu?

Cú sốc năng lượng đang khiến châu Âu phải vật lộn với hàng loạt vấn đề về kinh tế nghiêm trọng, nhưng vì lý do ...

Giá vàng hôm nay 8/6: Giá vàng thế giới vọt qua mốc 1.850 USD, nhà đầu cơ vào cuộc 'săn lùng món hời', có lý do để trữ vàng? SJC neo quanh 69 triệu

Giá vàng hôm nay 8/6: Giá vàng thế giới vọt qua mốc 1.850 USD, nhà đầu cơ vào cuộc 'săn lùng món hời', có lý do để trữ vàng? SJC neo quanh 69 triệu

Giá vàng hôm nay 8/6, quay đầu tăng vọt qua mốc 1.850 USD vốn bị neo trong những ngày qua khi những nhà đầu cơ ...

(theo CNN, Gulfif)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga từ chối bán uranium cho Mỹ, Washington đã 'đi' nhanh hơn

Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga từ chối bán uranium cho Mỹ, Washington đã 'đi' nhanh hơn

Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) tuyên bố tiếp tục cung cấp uranium cho tất cả các nước khách hàng, ngoại trừ Mỹ.
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho ...
Tin thế giới 18/11: 'Nước cờ cao tay' của ông Biden cuối nhiệm kỳ, đẩy ông Trump vào thế khó? Nga thận trọng trước tin chốt chặn Ukraine mở tung

Tin thế giới 18/11: 'Nước cờ cao tay' của ông Biden cuối nhiệm kỳ, đẩy ông Trump vào thế khó? Nga thận trọng trước tin chốt chặn Ukraine mở tung

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Nam ca sĩ Quốc Vượng sau 5 năm đăng quang Festival tài năng Đông Nam Á

Nam ca sĩ Quốc Vượng sau 5 năm đăng quang Festival tài năng Đông Nam Á

Sở hữu giọng hát trời phú và ngoại hình sáng sân khấu, Quốc Vượng được đánh giá là một giọng ca đầy tiềm năng của showbiz Việt.
Điện mừng Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane

Điện mừng Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi điện chúc mừng đồng chí Thongsavanh Phomvihane được cử giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Lào.
Giá cà phê hôm nay 18/11/2024: Giá cà phê robusta thêm 401 USD/tấn, trong nước đã tăng mạnh trở lại, để cà phê Việt giữ 'mức giá mơ ước'?

Giá cà phê hôm nay 18/11/2024: Giá cà phê robusta thêm 401 USD/tấn, trong nước đã tăng mạnh trở lại, để cà phê Việt giữ 'mức giá mơ ước'?

Giá cà phê hôm nay 18/11/2024: Giá cà phê robusta thêm 401 USD/tấn, trong nước đã tăng mạnh trở lại, để cà phê Việt giữ 'mức giá mơ ước'?
Giá heo hơi hôm nay 18/11: Giá heo hơi đi ngang, dự báo sản lượng thịt heo và xuất khẩu toàn cầu năm 2025

Giá heo hơi hôm nay 18/11: Giá heo hơi đi ngang, dự báo sản lượng thịt heo và xuất khẩu toàn cầu năm 2025

Giá heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên toàn quốc. Khu vực miền Bắc có giá heo hơi cao nhất cả nước với một số tỉnh ghi nhận mức 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 18/11/2024: Dòng tiền chuyển hướng, thị trường trong nước chịu áp lực, người trồng sốt ruột lo năng suất giảm

Giá tiêu hôm nay 18/11/2024: Dòng tiền chuyển hướng, thị trường trong nước chịu áp lực, người trồng sốt ruột lo năng suất giảm

Giá tiêu hôm nay 18/11/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.
Quảng Ninh nằm trong tốp đầu địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Quảng Ninh nằm trong tốp đầu địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Hiện Quảng Ninh có 29 dự án cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đạt 1.651,09 triệu USD và 20 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đạt 217,41 triệu USD.
Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới

Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới

Ngày 15/11, đoàn Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh.
Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và 'động lực' EUDR?

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và 'động lực' EUDR?

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và 'động lực' EUDR?
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Thị trường quý III/2024 vẫn xảy ra tình trạng biến động giá cục bộ, đấu giá đất tại Hà Nội hạ nhiệt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Nhà đầu tư chứng khoán hồ hởi khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, vẫn có lý do đảo ngược đà tăng

Nhà đầu tư chứng khoán hồ hởi khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, vẫn có lý do đảo ngược đà tăng

Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đã lập đỉnh mới, khi các nhà đầu tư kỳ vọng các chính sách của ông Trump.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11: USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR 'dắt tay nhau' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11: USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR 'dắt tay nhau' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11 ghi nhận đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11: USD bật nhảy, EUR bị đè nặng bởi nỗi lo từ Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11: USD bật nhảy, EUR bị đè nặng bởi nỗi lo từ Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11 ghi nhận đồng USD tăng, trong khi đồng EUR giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 tháng.
Phiên bản di động