Xung đột Nga-Ukraine: Lộ 'lá bài' Moscow chưa dùng đến, phương Tây đang phớt lờ 'lằn ranh đỏ', ai sẽ phải trả giá cao hơn?

Vy Anh
Nếu thử hạt nhân là một 'lằn ranh đỏ' mà Moscow đặt ra trong trường hợp Ukraine được phép sử dụng tên lửa tầm xa do đồng minh viện trợ để tấn công Nga thì phương Tây có dám bước qua hay không? Ai sẽ phải trả giá cao hơn trong cuộc 'đấu trí' cân não này?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine: Lộ lá bài Moscow chưa dùng đến, phương Tây đang phớt lờ 'lằn ranh đỏ', ai sẽ phải trả giá cao hơn?
Trong bối cảnh hiên nay, không loại trừ khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gửi đi một số thông điệp hạt nhân. (Nguồn: AP)

Thông điệp hạt nhân

Ngày 12/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, phương Tây sẽ trực tiếp đối đầu với Moscow nếu cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công xứ bạch dương, điều này sẽ làm thay đổi bản chất của cuộc xung đột.

Nhà lãnh đạo tuyên bố sẽ có phản ứng “thích hợp” nhưng không nói rõ phản ứng đó sẽ bao gồm những gì. Tuy nhiên, vào tháng 6/2024, ông Putin đã nói về phương án trang bị vũ khí cho các đối thủ của phương Tây để tấn công các mục tiêu phương Tây ở nước ngoài và triển khai tên lửa thông thường trong phạm vi có thể tấn công Mỹ và các đồng minh châu Âu.

Nếu phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công Nga thì Moscow sẽ ứng xử như thế nào? Đó là câu hỏi được giới chuyên gia đặt ra, đồng thời dự đoán một số kịch bản.

Ông Ulrich Kühn, chuyên gia về vũ khí tại Viện Nghiên cứu Hòa bình và chính sách an ninh ở Hamburg (Đức) nhận định, không loại trừ khả năng Tổng thống Putin sẽ gửi một số thông điệp hạt nhân - ví dụ như thử vũ khí hạt nhân trong nỗ lực đe dọa phương Tây.

"Ngoài việc sử dụng hạt nhân thì ông Putin còn có lá bài nào nữa nếu phương Tây vẫn tiếp tục hỗ trợ Kiev?”, chuyên gia Ulrich Kühn đặt câu hỏi.

Nga đã không tiến hành thử vũ khí hạt nhân kể từ năm 1990, một năm trước khi Liên Xô sụp đổ. Theo chuyên gia Ulrich Kühn, thử hạt nhân sẽ là điều mới mẻ và là một kịch bản không thể loại trừ.

Trong một cuộc phỏng vấn, Gerhard Mangott, chuyên gia an ninh tại Đại học Innsbruck ở Áo, cho biết ông cũng không loại trừ việc Tổng thống Putin sẽ thử hạt nhân.

Ông Gerhard Mangott nói: “Moscow có thể tiến hành thử hạt nhân. Họ đã thực hiện mọi sự chuẩn bị cần thiết”.

Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia đã nói tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 13/9 rằng, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ “trực tiếp tham gia các hành động thù địch chống lại một cường quốc hạt nhân” nếu họ cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa hơn chống lại Moscow.

Ông Nebenzia nhấn mạnh: “Mọi người không nên quên điều này và hãy nghĩ đến hậu quả”.

Nga, cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới đang trong quá trình điều chỉnh về những tình huống mà nước này sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Mạnh tay với Anh, leo thang xung đột

Một hướng tiếp cận khác mà Moscow có thể thúc đẩy là sẽ đe dọa Anh. London đang có xu hướng ủng hộ Kiev sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow để tấn công các mục tiêu ở Nga.

Cựu Cố vấn Điện Kremlin Sergei Markov ngày 13/9 nhận định, Nga có khả năng đóng cửa Đại sứ quán Anh tại Moscow và Đại sứ quán Nga tại London, tấn công thiết bị bay không người lái và máy bay chiến đấu của Anh gần Nga, ví dụ như trên Biển Đen, và có thể bắn tên lửa vào máy bay chiến đấu F-16 mang tên lửa Storm Shadow tại các căn cứ của họ ở Romania và Ba Lan.

Trước đây, Tổng thống Putin đã không vạch ra ranh giới đỏ cho phương Tây. Nhưng lời cảnh báo mới nhất của ông về tên lửa tầm xa đang được cả trong và ngoài nước Nga coi là điều ông sẽ phải hành động nếu London hoặc Washington cho phép tên lửa của họ được sử dụng chống lại Moscow.

Chuyên gia Ulrich Kühn cũng nhận định thêm rằng, ngoài việc đe dọa hạt nhân hoặc tấn công vào tài sản của Anh, những phản ứng dễ đoán hơn có thể bao gồm việc Nga tăng cường các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine.

Lời Tổng thống Putin có "đáng giá"?

Theo chuyên gia Mangott, mối nguy hiểm đối với phương Tây là họ không biết đâu thực sự là "ranh giới đỏ" của Tổng thống Putin.

Hiện nay, cả Mỹ và Anh dường như đang phớt lờ những cảnh báo của Tổng thống Putin. Ngày 13/9 tại Washington, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm về việc có nên cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tầm xa của Mỹ hay tên lửa Storm Shadow của Anh để nhắm vào các mục tiêu ở Nga hay không.

Dường như London đang tìm kiếm sự chấp thuận của Washington nhằm cho phép Kiev sử dụng tên lửa Storm Shadow của Anh để mở rộng các cuộc tấn công vào Nga.

Sự chấp thuận của Tổng thống Biden có thể là cần thiết vì các thành phần của Storm Shadow được sản xuất tại Mỹ. Ông Starmer cho biết, các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục khi các nhà lãnh đạo toàn cầu quy tụ tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong tháng này.

Phát biểu với các nhà báo trước cuộc hội đàm riêng với Thủ tướng Starmer, Tổng thống Biden nói muốn làm rõ rằng ông Putin sẽ không "thắng thế" trong cuộc xung đột này.

Và khi được hỏi nghĩ gì về lời cảnh báo của Tổng thống Putin, ông Biden trả lời: “Tôi không nghĩ nhiều về ông ấy”.

Cùng ngày 13/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh rằng, các quyết định về việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine hiện nay rất phức tạp.

Trong khi đó, Trung tá Charlie Dietz, người phát ngôn của Lầu Năm Góc, cho biết, tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS sẽ không phải là câu trả lời cho mối đe dọa chính mà Kiev phải đối mặt từ bom lượn tầm xa của Nga, được bắn từ khoảng cách hơn 300 km (185 dặm), ngoài tầm với của ATACMS.

Tổng thống Ukraine đổ lỗi cho phương Tây vì quân đội thiếu vũ khí, muốn Ba Lan cung cấp một thứ do Liên Xô chế tạo

Tổng thống Ukraine đổ lỗi cho phương Tây vì quân đội thiếu vũ khí, muốn Ba Lan cung cấp một thứ do Liên Xô chế tạo

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phàn nàn việc các đối tác phương Tây cung cấp vũ khí chậm và không đủ trang bị ...

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác ...

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow 'khuyên' NATO đừng nghe Kiev

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow 'khuyên' NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để ...

Một nước Trung Á nhắc nhở Đức: Nga 'bất khả chiến bại' về quân sự

Một nước Trung Á nhắc nhở Đức: Nga 'bất khả chiến bại' về quân sự

Ngày 16/9, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev khẳng định, phương Tây không thể khiến Nga thất bại trên tiền tuyến, trong cuộc xung đột với ...

Tổng thống Putin ra lệnh tăng quân số, Nga vọt lên top 2 thế giới về quy mô lực lượng vũ trang

Tổng thống Putin ra lệnh tăng quân số, Nga vọt lên top 2 thế giới về quy mô lực lượng vũ trang

Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định tăng quân số của lực lượng vũ trang nước này.

(theo Reuters, AP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Báo Anh tiết lộ số đạn pháo Triều Tiên cấp cho Nga hàng năm, dự báo mục tiêu tiếp theo của Nga tại Ukraine

Báo Anh tiết lộ số đạn pháo Triều Tiên cấp cho Nga hàng năm, dự báo mục tiêu tiếp theo của Nga tại Ukraine

Một tờ báo của Anh đưa tin, hàng năm Triều Tiên chuyển khoảng 3 triệu quả đạn pháo cho Nga. Bộ Quốc phòng Anh dự báo về mục tiêu tiếp ...
Giá vàng hôm nay 6/10/2024: Giá vàng tăng vọt, SJC cán mốc mới, lý do duy nhất giữ ‘quyền lực’ cho vàng, dự đoán thời điểm đỉnh 3.000 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 6/10/2024: Giá vàng tăng vọt, SJC cán mốc mới, lý do duy nhất giữ ‘quyền lực’ cho vàng, dự đoán thời điểm đỉnh 3.000 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 6/10/2024, giá vàng phục hồi ấn tượng, chuyên gia ngày càng thận trọng. Thời điểm đạt 3.000 USD/ounce. Giá vàng SJC lên mốc mới.
Giá tiêu hôm nay 6/10/2024: Thị trường mua bán cầm chừng, sự bùng nổ về giá giúp ngành hàng hồ tiêu xuất khẩu sớm về đích

Giá tiêu hôm nay 6/10/2024: Thị trường mua bán cầm chừng, sự bùng nổ về giá giúp ngành hàng hồ tiêu xuất khẩu sớm về đích

Giá tiêu hôm nay 6/10/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.000 đồng/kg.
Pháp muốn hạn chế quyền của EC trong tài trợ Ukraine, kêu gọi ngừng cấp vũ khí cho Israel và khẳng định chắc nịch một điều

Pháp muốn hạn chế quyền của EC trong tài trợ Ukraine, kêu gọi ngừng cấp vũ khí cho Israel và khẳng định chắc nịch một điều

Pháp đã đề xuất hạn chế quyền của Ủy ban châu Âu trong tài trợ cho Ukraine mà không có sự giám sát rộng rãi từ các nước thành viên ...
Tổng thư ký Louise Mushikiwabo: Việt Nam là nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng Pháp ngữ

Tổng thư ký Louise Mushikiwabo: Việt Nam là nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng Pháp ngữ

Đó là khẳng định của Tổng thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo trong cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào ngày 5/10.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp lãnh đạo Lào, Canada, Bỉ, Thuỵ Sỹ và Armenia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp lãnh đạo Lào, Canada, Bỉ, Thuỵ Sỹ và Armenia

Ngày 5/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp và trao đổi với lãnh đạo các nước Lào, Canada, Bỉ, Thuỵ Sỹ và Armenia.
Báo Anh tiết lộ số đạn pháo Triều Tiên cấp cho Nga hàng năm, dự báo mục tiêu tiếp theo của Nga tại Ukraine

Báo Anh tiết lộ số đạn pháo Triều Tiên cấp cho Nga hàng năm, dự báo mục tiêu tiếp theo của Nga tại Ukraine

Một tờ báo của Anh đưa tin, hàng năm Triều Tiên chuyển khoảng 3 triệu quả đạn pháo cho Nga. Bộ Quốc phòng Anh dự báo về mục tiêu tiếp theo của Nga tại Ukraine.
Pháp muốn hạn chế quyền của EC trong tài trợ Ukraine, kêu gọi ngừng cấp vũ khí cho Israel và khẳng định chắc nịch một điều

Pháp muốn hạn chế quyền của EC trong tài trợ Ukraine, kêu gọi ngừng cấp vũ khí cho Israel và khẳng định chắc nịch một điều

Pháp đã đề xuất hạn chế quyền của Ủy ban châu Âu trong tài trợ cho Ukraine mà không có sự giám sát rộng rãi từ các nước thành viên và Nghị viện châu Âu.
Tổng thống Ukraine sẽ trình bày 'kế hoạch chiến thắng' để 'chấm dứt ngay xung đột' với các đồng minh tại Đức sắp tới

Tổng thống Ukraine sẽ trình bày 'kế hoạch chiến thắng' để 'chấm dứt ngay xung đột' với các đồng minh tại Đức sắp tới

Tổng thống Ukraine cho biết nước này sẽ trình bày 'kế hoạch chiến thắng' tại cuộc họp thường kỳ của các đồng minh ở căn Đức vào ngày 12/10 tới.
Hezbollah nã tên lửa vào căn cứ không quân Israel, Tel Aviv lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza, chuyển hướng vào Hamas

Hezbollah nã tên lửa vào căn cứ không quân Israel, Tel Aviv lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza, chuyển hướng vào Hamas

Hezbollah tuyên bố phóng tên lửa vào căn cứ không quân ở miền Bắc Israel trong khi Tel Aviv ra lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza để chuẩn bị cho hành động mới...
Nga bí mật phát triển vũ khí thế hệ mới

Nga bí mật phát triển vũ khí thế hệ mới

Nga đang bí mật phát triển thế hệ thiết bị bay không người lái (UAV) mới để thay thế các loại thiết bị bay trinh sát Orlan-10 và Orlan-30 trên chiến trường.
Quân đội Israel lần đầu tấn công vào đền thờ Hồi giáo ở Nam Lebanon

Quân đội Israel lần đầu tấn công vào đền thờ Hồi giáo ở Nam Lebanon

Quân đội Israel ngày 5/10 cho biết lực lượng của họ đã tấn công các chiến binh Hezbollah bên trong một đền thờ Hồi giáo ở miền Nam Lebanon vào đêm qua.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi diễn ra mới đâycho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh.
Phiên bản di động