Xung đột Nga-Ukraine: ‘Quyền tự vệ’ của Nga và vai trò của Liên hợp quốc

ThS Trần Hữu Duy Minh
Giảng viên Khoa Luật pháp Quốc tế, Học viện Ngoại giao
Nga đã viện dẫn quyền tự vệ theo Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc để triển khai ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ ở Ukraine. Liệu cách diễn giải này có chính xác?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong bài phát biểu ngày 24/2 khởi động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin có nhắc đến quyền tự vệ theo Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc như là một căn cứ cho hành động quân sự này.

Vậy quyền tự vệ được quy định như thế nào trong luật quốc tế nói chung và Hiến chương Liên hợp quốc?

Xung đột Nga-Ukraine: Nga xác nhận tấn công 74 mục tiêu quân sự, Tổng thống Putin nói 'không còn lựa chọn'. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Nga Vladimir Putin viện dẫn quyền tự vệ theo Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc để triển khai ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ ở Ukraine. (Nguồn: AFP)

Khi nào được sử dụng vũ lực để tự vệ?

Cấm đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, được ghi nhận tại Điều 2(4) Hiến chương Liên hợp quốc: Các quốc gia không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc này có hai ngoại lệ, trong đó quyền tự vệ theo Điều 51 Hiến chương là một trong số đó.

Điều 51 quy định: “Không có gì trong Hiến chương làm tổn hại đến quyền tự vệ vốn có khi một quốc gia thành viên bị tấn công vũ trang bao gồm tự vệ cá nhân hay tập thể”. Theo quy định này, quyền tự vệ chỉ được kích hoạt trong trường hợp có “tấn công vũ trang”.

Điều 51 cũng đặt ra giới hạn cho việc sử dụng quyền tự vệ: Quyền tự vệ chỉ được sử dụng khi Hội đồng Bảo an (HĐBA) chưa có quyết định, và quốc gia viện dẫn quyền tự về cần thông báo ngay lập tức cho HĐBA.

Tấn công vũ trang là một trường hợp sử dụng vũ lực. Tuy nhiên không phải bất kỳ hành vi sử dụng vũ lực nào cũng được xem là tấn công vũ trang.

Trong Phán quyết năm 1986 trong Vụ Nicaragua v. Mỹ, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) cho rằng: tấn công vũ trang là “dạng sử dụng vũ lực nghiêm trọng nhất” và cần phải phân biệt với các dạng sử dụng vũ lực ít nghiêm trọng hơn.

Đối với hành vi sử dụng vũ lực ít nghiêm trọng hơn, các quốc gia là nạn nhân không có quyền tự vệ.

Tóm lại, để có thể sử dụng vũ lực để tự vệ, quốc gia liên quan cần chứng minh có hành vi sử dụng vũ lực nghiêm trọng đủ để cấu thành một cuộc tấn công vũ trang chống lại nước này.

Cũng nói thêm rằng để xác định sự tồn tại của một cuộc tấn công vũ trang, các án lệ của Tòa ICJ, bên cạnh các bằng chứng trực tiếp, Tòa còn xem xét liệu chính quốc gia liên quan có cho rằng mình bị tấn công vũ trang hay không.

Trong Vụ CHDC Congo v. Uganda, Tòa cho rằng Uganda không thể viện dẫn quyền tự vệ để thực hiện hoạt động quân sự trên lãnh thổ của Congo bởi vì một số lý do, trong đó có việc: (i) Uganda không thông báo cho HĐBA theo quy định tại Điều 51, và (ii) chính Uganda cũng chưa từng cho rằng mình bị Congo tấn công vũ trang.

Phần còn lại của một quả đạn pháo được nhìn thấy trên một con phố ở Kyiv vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Phần còn lại của một quả đạn pháo được nhìn thấy trên một con phố ở thủ đô Kiev, Ukraine ngày 24/2 sau khi Nga triển khai 'chiến dịch quân sự đặc biệt'. (Nguồn: Reuters)

Tự vệ để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia?

Việc một quốc gia sử dụng quyền tự vệ, nhất là tự vệ tập thể để giúp đỡ nước khác, có thể có nhiều lý do.

Trong Vụ Nicaragua v. Mỹ, Tòa ICJ cũng công nhận quyền tự vệ tập thể có thể có các động cơ khác nhau và điều này không làm mất đi quyền sử dụng tự vệ tập thể. Tuy nhiên, điều kiện duy nhất để có thể sử dụng quyền tự vệ là phải có một cuộc tấn công vũ trang. Do đó, tự vệ tập thể có thể nhằm đạt được nhiều mục đích nhưng không thể viện dẫn hợp pháp nếu không có một cuộc tấn công vũ trang.

Trong Vụ CHDC Congo v. Uganda, Uganda biện minh cho các chiến dịch quân sự của mình, bao gồm đánh chiếm các thị trấn và sân bay trong lãnh thổ của Congo, là để bảo vệ lợi ích an ninh quan trọng của mình trước các hoạt động của những nhóm vũ trang chống Uganda ở Congo. Uganda cho rằng Congo đã hỗ trợ các nhóm này và còn liên minh với các nước khác để chống lại Uganda.

Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy mục đích thực sự của việc Uganda sử dụng vũ lực trong lãnh thổ Congo là để bảo vệ “các lợi ích an ninh chính đáng của Uganda” chứ không phải là để tự vệ trước một cuộc tấn công vũ trang. Do đó, Tòa ICJ kết luận rằng không có cơ sở để Uganda viện dẫn quyền tự vệ.

Có thể thấy rằng, bất kể mục đích, động cơ phía sau của việc sử dụng vũ lực dưới danh nghĩa quyền tự vệ là gì, điều kiện quy nhất để sử dụng quyền này là phải có một cuộc tấn công vũ trang.

Trong trường hợp chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, các thông tin hiện có về bài phát biểu của Tổng thống Putin hôm 24/2 cho thấy có nhiều lý do Nga viện dẫn Điều 51 như bảo vệ lợi ích an ninh của Nga trước việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông, bảo vệ dân thường, yêu cầu giúp đỡ từ Donetsk và Luhansk – hai “nước cộng hòa” mà Nga công nhận.

Theo ông, mục đích của chiến dịch là “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine và mang những người thực hiện các tội ác đẫm máu chống lại dân thường, bao gồm cả người Nga, ra trước công lý”. Bất kể động cơ, lý do hay mục đích là gì, điều quan trọng là cần cung cấp bằng chứng về một cuộc tấn công vũ trang.

Bất kể động cơ, lý do hay mục đích là gì, điều quan trọng là cần cung cấp bằng chứng về một cuộc tấn công vũ trang.

Quyền tự vệ tập thể

Các quốc gia có thể giúp đỡ các quốc gia là nạn nhân của một cuộc tấn công vũ trang tự vệ (“tự vệ tập thể”).

Trên thực tế, một số liên minh quân sự đã ra đời vì mục đích tự vệ tập thể, ví dụ như NATO. Điều 5 của Hiệp ước quy định: “một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hay nhiều thành viên… sẽ được xem là tấn công vào tất cả thành viên, và do đó… từng thành viên sẽ thực hiện quyền tự vệ tập thể hay cá nhân the Điều 51… để trợ giúp cho thành viên bị tấn công.”

Quy định tương tự cũng được ghi nhận trong Hiệp ước Warsaw năm 1955 thành lập liên minh quân sự do Liên Xô dẫn đầu.

Một quốc gia chỉ có thể thực hiện quyền tự vệ tập thể giúp đỡ quốc gia bị tấn công khi chính quốc gia bị tấn công đưa ra tuyên bố mình bị tấn công vũ trang và có yêu cầu hay đề nghị quốc gia khác tham gia tự vệ. Điều kiện quan trọng là liệu quốc gia liên quan có cho rằng mình bị tấn công vũ trang, và liệu nước đó có yêu cầu giúp đỡ?

Trong bài phát biểu ngày 24/2, Tổng thống Putin có đề cập việc hai “nước cộng hòa” Donetsk và Luhansk đề nghị Nga giúp đỡ, hàm ý rằng Nga có thể đang viện dẫn quyền tự vệ tập thể.

Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi liệu việc viện dẫn này có phù hợp luật pháp quốc tế hay không thì còn phụ thuộc vào các phân tích pháp lý sâu hơn để làm rõ một số vấn đề pháp lý quan trọng như: Liệu “hai nước cộng hòa” này có là một quốc gia để có quyền đề nghị tự vệ tập thể từ Nga, và liệu có “một cuộc tấn công” từ Ukraine vào họ?

Đây là một vấn đề phức tạp về pháp lý nằm ngoài phạm vi bài viết này, và tại thời điểm hiện nay cũng không đủ có bằng chứng xác thực.

Liệu “hai nước cộng hòa” này có là một quốc gia để có quyền đề nghị tự vệ tập thể từ Nga, và liệu có “một cuộc tấn công” từ Ukraine vào họ?

Vai trò của HĐBA và Đại hội đồng

Với vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, Điều 51 quy định rằng HĐBA phải được thông báo ngay lập tức khi một quốc gia kích hoạt quyền tự vệ. Quyền tự vệ sẽ chấm dứt khi HĐBA có quyết định.

Tuy nhiên với cơ chế bỏ phiếu như hiện nay, HĐBA không dễ đưa ra quyết định để dừng việc sử dụng quyền tự vệ của một quốc gia nếu quyền tự vệ đó được sử dụng bởi một quốc gia là ủy viên thường trực hoặc đồng minh của nước này.

HĐBA bao gồm 15 ủy viên, trong đó có năm ủy viên thường trực (Anh, Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc). Nghị quyết của HĐBA cần ít nhất 9 phiếu thuận.

Tuy nhiên, với các nghị quyết liên quan đến các vấn đề không phải thủ tục, năm nước này có một đặc quyền: Quyền phủ quyết. Hiểu đơn giản về đặc quyền này là: một phiếu chống của một ủy viên thường trực sẽ ngăn việc thông qua dự thảo một nghị quyết kể cả khi tất cả 14 ủy viên còn lại ủng hộ.

Trong trường hợp của Ukraine, không một nghị quyết có nội dung thực chất nào có thể được thông qua mà không có sự đồng ý của Nga. Thực tế, ngày 25/2, Nga đã bỏ phiếu phủ quyết dự thảo nghị quyết liên quan đến chiến dịch quân sự của mình ở Ukraine trong khi dự thảo nhận được 11 phiếu thuận (Ấn Độ, Trung Quốc và UAE bỏ phiếu trắng).

Đôi khi HĐBA không thể thực hiện trách nhiệm của mình do quyền phủ quyết của ủy viên thường trực. Tình trạng như vậy đã xảy ra năm 1950 khi Liên Xô đã liên tục phủ quyết, ngăn Hội đồng thông qua các hành động trong Chiến tranh Triều Tiên.

Để phá vỡ thế bế tắc này, Mỹ đã thuyết phục Đại hội đồng, thông qua Nghị quyết 377 hay Nghị quyết “Đoàn kết vì Hoà bình”, nhận một phần trách nhiệm trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Theo đó, Nghị quyết 377 khẳng định Đại hội đồng sẽ có hành động khi HĐBA bị “tê liệt” do quyền phủ quyết của ủy viên thường trực. Đại hội đồng có thể tổ chức họp để xem xét tình hình ngay lập tức.

(02.26) Nga đã bỏ phiếu phủ quyết dự thảo nghị quyết hành động của HĐBA về Ukraine ngày 25/2. (Nguồn: AP)
Nga bỏ phiếu phủ quyết dự thảo nghị quyết hành động của HĐBA về Ukraine ngày 25/2. (Nguồn: AP)

Một cuộc họp đặc biệt khẩn cấp cũng có thể triệu tập bất thường nếu có yêu cầu của 9 ủy viên HĐBA hoặc đa số thành viên Liên hợp quốc.

Cho đến hiện nay 10 cuộc họp như vậy đã được triệu tập; lần gần nhất là liên quan đến các hành động của Israel ở Đông Jerusalem và Lãnh thổ chiếm đóng Palestine vào năm 1997.

Vừa qua, Ukraine cũng đã đề xuất Đại hội đồng triệu tập một phiên họp đặc biệt khẩn cấp về tình hình hiện nay sau khi Nga bỏ phiếu phủ quyết dự thảo liên quan đến chiến dịch quân sự của mình ở Ukraine.

Cũng lưu ý rằng, các nghị quyết của Đại hội đồng không có hiệu lực ràng buộc với các quốc gia thành viên.

Tuy vậy, các nghị quyết thể hiện quan điểm lập trường chủ đạo của cộng đồng quốc tế về một vấn đề, do đó, tạo ra sức ép chính trị và dư luận quốc tế cho các quốc gia liên quan, bảo đảm sự không công nhận quốc tế đối với các tình huống tạo ra từ hành vi vi phạm pháp luật.

Cập nhật: Ukraine mất thêm các thị trấn miền Đông, tuyên bố vẫn kiểm soát thủ đô Kiev; Nga bác tin bắn tên lửa vào dân thường

Cập nhật: Ukraine mất thêm các thị trấn miền Đông, tuyên bố vẫn kiểm soát thủ đô Kiev; Nga bác tin bắn tên lửa vào dân thường

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố thủ đô Kiev vẫn nằm dưới sự kiểm soát của người Ukraine; Bộ Quốc phòng Nga cho biết ...

Súng nổ ở Ukraine, trẻ em càng cần được giúp đỡ

Súng nổ ở Ukraine, trẻ em càng cần được giúp đỡ

Theo UNICEF, xung đột Nga-Ukraine gây thiệt hại nặng nề cho dân thường Ukraine, trong đó hàng trăm nghìn trẻ em ở vùng Donbass.

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Tàu SpaceX Dragon hoàn thành nhiệm vụ, trở về Trái Đất với nhiều mẫu vật không gian

Tàu SpaceX Dragon hoàn thành nhiệm vụ, trở về Trái Đất với nhiều mẫu vật không gian

Tàu vũ trụ SpaceX Dragon đã trở về Trái Đất, mang theo hơn 1,85 tấn hàng hóa cùng nhiều thí nghiệm khoa học có giá trị.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng

Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng

Lào - nền kinh tế Đông Nam Á này đã quyết định khôi phục thuế VAT 10% và điều chỉnh lãi suất ngân hàng...
Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Show trình diễn 3D mapping Lược Việt sử ký là một sự đầu tư hoành tráng và được trình chiếu tại đồi Ước Nguyện VinWonders Nam Hội An (Quảng Nam).
Dự báo thời tiết tháng 5/2024: Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo thời tiết nguy hiểm

Dự báo thời tiết tháng 5/2024: Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo thời tiết nguy hiểm

Theo cơ quan khí tượng quốc gia, trong tháng 5/2024, nắng nóng gay gắt dự báo sẽ xuất hiện nhiều hơn, cần đề phòng dông, lốc, sét, mưa đá.
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia và Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện...
New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS bởi những lý do dưới đây...
Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này

Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này

Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho quân đội, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này trong bối cảnh viện trợ quân sự chậm trễ...
Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Singapore đã có cuộc gặp nhằm tổng kết những thành tựu trong quan hệ song phương trong thập niên qua.
Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Ít nhất 31 người đã được đưa đến bệnh viện sau khi một phần đường cao tốc ở miền Nam Trung Quốc bị sập sáng sớm ngày 1/5.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động