Xung khắc Mỹ-Trung Quốc: Gom cùng hội lên cùng thuyền

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Mỹ kêu gọi hình thành liên minh đối phó với Trung Quốc. Trước tiên là với Anh, sau đó có thể còn các đồng minh khác nữa. Thực chất của câu chuyện này là gì? Báo Thế giới & Việt Nam phân tích. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Trả đũa Washington, Trung Quốc yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô?
Vấn đề Hong Kong: Trung Quốc 'lớn tiếng' nói Anh sẽ 'lãnh hậu quả', Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nhất?
4303 pompeo johnson
Nước Anh hiện tại với Thủ tướng Anh Boris Johnson là đồng minh và đối tác lý tưởng nhất đối với Mỹ trong việc thực hiện mưu tính vận động tất cả những bên "cùng chí hướng" với Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc. (Nguồn: AP/TTXVN)

Đến khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công du nước Anh vừa rồi, Mỹ không còn ngần ngại gì nữa mà không công khai chủ ý tập hợp đồng minh và đối tác, liên thủ và liên kết lại xung quanh Mỹ thành một liên minh thực thụ cùng đối phó Trung Quốc trên mọi phương diện. Qua đó có thể thấy Mỹ hiện không những chỉ tiếp tục đẩy mạnh cuộc cạnh tranh chiến lược riêng với Trung Quốc mà còn tìm cách biến cuộc chơi riêng này của Mỹ với Trung Quốc thành cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện của tất cả các đồng minh và đối tác của Mỹ với Trung Quốc.

Tại sao trước tiên là với Anh?

Nước Anh hiện tại với Thủ tướng Anh Boris Johnson là đồng minh và đối tác lý tưởng nhất đối với Mỹ trong việc thực hiện mưu tính vận động tất cả những bên cùng chí hướng với Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc trở thành cùng hội cùng thuyền thực sự với Mỹ.

Cứ xem những quyết sách và động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump và ông Johnson đối với Trung Quốc trong thời gian vừa qua thì sẽ thấy họ đâu có khác gì tay phải và tay trái cùng nhịp trợ giúp lẫn nhau. Ông Trump làm cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên tồi tệ nhất kể từ khi hai nước này thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nhau năm 1979 với hàng loạt quyết sách quyết liệt và cứng rắn đối với Trung Quốc thì ông Johnson cũng chấm dứt "Thời kỳ quan hệ vàng son" mà người tiền nhiệm David Cameron quả quyết là đã gây dựng nên cho mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc. Hong Kong, Huawei và Biển Đông là những từ khoá hiện tại hàm ý đầy đủ nhất biểu cảm rằng Mỹ và Anh đã trở nên như hình với bóng trong xử lý quan hệ của họ với Trung Quốc.

Sự thay đổi quan điểm thái độ của ông Johnson đối với Trung Quốc có nguyên nhân chủ yếu là mọi chuyện liên quan đến Hong Kong đều liên quan trực tiếp đến Anh, ít nhất thì cũng cho tới năm 2047, động chạm trực tiếp đến thể diện và uy danh của nước Anh trên thế giới, là chính phủ Anh cũng như nhiều nước khác chịu áp lực mạnh mẽ của phía Mỹ và là ông Johnson đang phải định vị lại nước Anh về chính trị thế giới cho thời kỳ sau khi đảo quốc này ra khỏi EU (Brexit).

Trung Quốc là đối thủ nhưng cũng là đối tác rất quan trọng của Mỹ. Mỹ vẫn phải hợp tác với Trung Quốc nhưng sẽ không có chuyện sau cuộc bầu cử tổng thống tới ở Mỹ, bất kể ông Trump tiếp tục cầm quyền hay ông Biden trở lại Nhà Trắng, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không có lại được thời vàng son tốt đẹp.

Bộ luật mới của Trung Quốc về an ninh ở Hong Kong tuy là chuyện nội bộ giữa Trung Quốc và đặc khu hành chính Hong Kong, nhưng lại nhằm vào một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất của nước Anh về chính trị thế giới. Chỉ cần nhìn vào việc ông Johnson sẵn sàng để cho gần nửa số dân hiện tại ở Hong Kong dễ dàng nhập quốc tịch Anh cũng đã đủ để thấy chuyện Hong Kong nhạy cảm về mọi phương diện như thế nào và khiến người này khó xử như thế nào. Trong bối cảnh tình hình chung như thế ở Hong Kong và giữa Mỹ với Trung Quốc cũng như để kiến tạo vai trò chính trị thế giới cho nước Anh ở thời sau Brexit, ông Johnson gần như không có sự lựa chọn chính sách nào khác ngoài phải như thế đối với Trung Quốc.

Con bài để tranh cử hay còn gì hơn thế?

Trên thế giới hiện khá thịnh hành quan điểm hay nhìn nhận cho rằng Mỹ làm găng đến thế với Trung Quốc chủ yếu vì ông Trump có nhu cầu chơi cái gọi là "con bài Trung Quốc" để được tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ. Như thế không sai nhưng rõ ràng chưa đủ.

Nguyên nhân quyết định khác nữa là Trung Quốc đã trở nên quá nguy hiểm đối với Mỹ trong cuộc cạnh tranh chiến lược song phương khiến Mỹ phải có đối sách mới trước khi quá muộn và trước khi không còn có thể kịp xoay chuyển được tình thế nữa. Nhìn nhận như thế sẽ thấy không phải ông Trump theo đuổi chính sách hay chiến lược riêng khác - so với những người tiền nhiệm - đối với Trung Quốc mà chỉ thực hiện bằng cách khác những lợi ích cơ bản không hề thay đổi cơ bản của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc.

Một trong những phương cách khác ấy là tập hợp lực lượng cùng đối phó Trung Quốc, tập hợp lực lượng không những chỉ để tăng thế và lực đối phó Trung Quốc mà còn nhằm để cô lập Trung Quốc về chính trị. Trung Quốc là đối thủ nhưng cũng là đối tác rất quan trọng của Mỹ. Mỹ vẫn phải hợp tác với Trung Quốc nhưng sẽ không có chuyện sau cuộc bầu cử tổng thống tới ở Mỹ, bất kể ông Trump tiếp tục cầm quyền hay ông Biden trở lại Nhà Trắng, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không có lại được thời vàng son tốt đẹp.

Ông Pompeo nói riêng và chính quyền Mỹ nói chung chắc chắn ý thức được rằng việc thành lập liên minh đối phó Trung Quốc không dễ thành công và nếu có thành công thì cũng chỉ thành công trong chừng mực nhất định. Cặp bài trùng Mỹ-Anh hiện tại có thêm Canada và Australia và sẽ có thêm nữa.

Nhưng vì Trung Quốc cũng là đối tác rất quan trọng của những bên này, vì họ luôn phải phòng ngừa khả năng phía Mỹ thay đổi quan điểm ở mức độ nào đấy và Trung Quốc nhượng bộ sách lược đủ mức để Mỹ và Trung Quốc đi vào thoả hiệp nhất thời với nhau nên họ sẽ tìm cách tránh “nhất biên đảo”.

Dù vậy, phía Mỹ vẫn thúc đẩy việc gom cùng hội lên cùng thuyền vì chỉ như thế mới có thể thành lập được liên minh và nếu không thành công thì đâu cũng có tổn hại đáng kể gì cho Mỹ.

Xung đột Mỹ-Trung Quốc đang bước vào 'địa hạt nguy hiểm'

Xung đột Mỹ-Trung Quốc đang bước vào 'địa hạt nguy hiểm'

TGVN. Các chuyên gia cảnh báo, sự đối đầu giữa Mỹ-Trung Quốc đang ngày càng nóng lên và 2 bên dần bước vào một địa ...

Mỹ-Trung Quốc căng thẳng: Chiến tuyến mới

Mỹ-Trung Quốc căng thẳng: Chiến tuyến mới

TGVN. Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc tiếp tục gia tăng sau một loạt động thái từ cả hai phía. Không chỉ có chuyện dịch bệnh, lần ...

Nhìn từ Trung Quốc: Quan hệ Mỹ-Trung Quốc trước ngã rẽ lịch sử

Nhìn từ Trung Quốc: Quan hệ Mỹ-Trung Quốc trước ngã rẽ lịch sử

TGVN. Quan hệ Trung - Mỹ xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, những ngôn từ và cử chỉ ngoại giao thông thường nay ...

Đọc thêm

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận tình thế của Kiev trên tiền tuyến đã xấu đi và Nga đã đạt được một số thắng lợi ...
XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay - XSCM 29/4/2024. Ket qua xo so Ca Mau. KQXSCM thứ 2. kết quả xổ số Cà ...
Nhiều khả năng bổ nhiệm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam trong tháng 5

Nhiều khả năng bổ nhiệm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam trong tháng 5

Chia tay HLV Hoàng Anh Tuấn, Liên đoàn Bóng đã Việt Nam (VFF) nhiều khả năng bổ nhiệm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam trong tháng ...
Tái hiện đường lên Điện Biên qua các tác phẩm mỹ thuật

Tái hiện đường lên Điện Biên qua các tác phẩm mỹ thuật

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm 'Đường lên Điện Biên', thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã làm nên Chiến ...
Tăng cường sự gắn kết ASEAN bắt đầu từ người dân

Tăng cường sự gắn kết ASEAN bắt đầu từ người dân

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 thể hiện tầm quan trọng của việc gắn kết và hợp tác trong cộng đồng ASEAN.
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động