Xung khắc Mỹ-Trung Quốc: Gom cùng hội lên cùng thuyền

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Mỹ kêu gọi hình thành liên minh đối phó với Trung Quốc. Trước tiên là với Anh, sau đó có thể còn các đồng minh khác nữa. Thực chất của câu chuyện này là gì? Báo Thế giới & Việt Nam phân tích. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Trả đũa Washington, Trung Quốc yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô?
Vấn đề Hong Kong: Trung Quốc 'lớn tiếng' nói Anh sẽ 'lãnh hậu quả', Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nhất?
4303 pompeo johnson
Nước Anh hiện tại với Thủ tướng Anh Boris Johnson là đồng minh và đối tác lý tưởng nhất đối với Mỹ trong việc thực hiện mưu tính vận động tất cả những bên "cùng chí hướng" với Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc. (Nguồn: AP/TTXVN)

Đến khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công du nước Anh vừa rồi, Mỹ không còn ngần ngại gì nữa mà không công khai chủ ý tập hợp đồng minh và đối tác, liên thủ và liên kết lại xung quanh Mỹ thành một liên minh thực thụ cùng đối phó Trung Quốc trên mọi phương diện. Qua đó có thể thấy Mỹ hiện không những chỉ tiếp tục đẩy mạnh cuộc cạnh tranh chiến lược riêng với Trung Quốc mà còn tìm cách biến cuộc chơi riêng này của Mỹ với Trung Quốc thành cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện của tất cả các đồng minh và đối tác của Mỹ với Trung Quốc.

Tại sao trước tiên là với Anh?

Nước Anh hiện tại với Thủ tướng Anh Boris Johnson là đồng minh và đối tác lý tưởng nhất đối với Mỹ trong việc thực hiện mưu tính vận động tất cả những bên cùng chí hướng với Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc trở thành cùng hội cùng thuyền thực sự với Mỹ.

Cứ xem những quyết sách và động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump và ông Johnson đối với Trung Quốc trong thời gian vừa qua thì sẽ thấy họ đâu có khác gì tay phải và tay trái cùng nhịp trợ giúp lẫn nhau. Ông Trump làm cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên tồi tệ nhất kể từ khi hai nước này thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nhau năm 1979 với hàng loạt quyết sách quyết liệt và cứng rắn đối với Trung Quốc thì ông Johnson cũng chấm dứt "Thời kỳ quan hệ vàng son" mà người tiền nhiệm David Cameron quả quyết là đã gây dựng nên cho mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc. Hong Kong, Huawei và Biển Đông là những từ khoá hiện tại hàm ý đầy đủ nhất biểu cảm rằng Mỹ và Anh đã trở nên như hình với bóng trong xử lý quan hệ của họ với Trung Quốc.

Sự thay đổi quan điểm thái độ của ông Johnson đối với Trung Quốc có nguyên nhân chủ yếu là mọi chuyện liên quan đến Hong Kong đều liên quan trực tiếp đến Anh, ít nhất thì cũng cho tới năm 2047, động chạm trực tiếp đến thể diện và uy danh của nước Anh trên thế giới, là chính phủ Anh cũng như nhiều nước khác chịu áp lực mạnh mẽ của phía Mỹ và là ông Johnson đang phải định vị lại nước Anh về chính trị thế giới cho thời kỳ sau khi đảo quốc này ra khỏi EU (Brexit).

Trung Quốc là đối thủ nhưng cũng là đối tác rất quan trọng của Mỹ. Mỹ vẫn phải hợp tác với Trung Quốc nhưng sẽ không có chuyện sau cuộc bầu cử tổng thống tới ở Mỹ, bất kể ông Trump tiếp tục cầm quyền hay ông Biden trở lại Nhà Trắng, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không có lại được thời vàng son tốt đẹp.

Bộ luật mới của Trung Quốc về an ninh ở Hong Kong tuy là chuyện nội bộ giữa Trung Quốc và đặc khu hành chính Hong Kong, nhưng lại nhằm vào một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất của nước Anh về chính trị thế giới. Chỉ cần nhìn vào việc ông Johnson sẵn sàng để cho gần nửa số dân hiện tại ở Hong Kong dễ dàng nhập quốc tịch Anh cũng đã đủ để thấy chuyện Hong Kong nhạy cảm về mọi phương diện như thế nào và khiến người này khó xử như thế nào. Trong bối cảnh tình hình chung như thế ở Hong Kong và giữa Mỹ với Trung Quốc cũng như để kiến tạo vai trò chính trị thế giới cho nước Anh ở thời sau Brexit, ông Johnson gần như không có sự lựa chọn chính sách nào khác ngoài phải như thế đối với Trung Quốc.

Con bài để tranh cử hay còn gì hơn thế?

Trên thế giới hiện khá thịnh hành quan điểm hay nhìn nhận cho rằng Mỹ làm găng đến thế với Trung Quốc chủ yếu vì ông Trump có nhu cầu chơi cái gọi là "con bài Trung Quốc" để được tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ. Như thế không sai nhưng rõ ràng chưa đủ.

Nguyên nhân quyết định khác nữa là Trung Quốc đã trở nên quá nguy hiểm đối với Mỹ trong cuộc cạnh tranh chiến lược song phương khiến Mỹ phải có đối sách mới trước khi quá muộn và trước khi không còn có thể kịp xoay chuyển được tình thế nữa. Nhìn nhận như thế sẽ thấy không phải ông Trump theo đuổi chính sách hay chiến lược riêng khác - so với những người tiền nhiệm - đối với Trung Quốc mà chỉ thực hiện bằng cách khác những lợi ích cơ bản không hề thay đổi cơ bản của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc.

Một trong những phương cách khác ấy là tập hợp lực lượng cùng đối phó Trung Quốc, tập hợp lực lượng không những chỉ để tăng thế và lực đối phó Trung Quốc mà còn nhằm để cô lập Trung Quốc về chính trị. Trung Quốc là đối thủ nhưng cũng là đối tác rất quan trọng của Mỹ. Mỹ vẫn phải hợp tác với Trung Quốc nhưng sẽ không có chuyện sau cuộc bầu cử tổng thống tới ở Mỹ, bất kể ông Trump tiếp tục cầm quyền hay ông Biden trở lại Nhà Trắng, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không có lại được thời vàng son tốt đẹp.

Ông Pompeo nói riêng và chính quyền Mỹ nói chung chắc chắn ý thức được rằng việc thành lập liên minh đối phó Trung Quốc không dễ thành công và nếu có thành công thì cũng chỉ thành công trong chừng mực nhất định. Cặp bài trùng Mỹ-Anh hiện tại có thêm Canada và Australia và sẽ có thêm nữa.

Nhưng vì Trung Quốc cũng là đối tác rất quan trọng của những bên này, vì họ luôn phải phòng ngừa khả năng phía Mỹ thay đổi quan điểm ở mức độ nào đấy và Trung Quốc nhượng bộ sách lược đủ mức để Mỹ và Trung Quốc đi vào thoả hiệp nhất thời với nhau nên họ sẽ tìm cách tránh “nhất biên đảo”.

Dù vậy, phía Mỹ vẫn thúc đẩy việc gom cùng hội lên cùng thuyền vì chỉ như thế mới có thể thành lập được liên minh và nếu không thành công thì đâu cũng có tổn hại đáng kể gì cho Mỹ.

Xung đột Mỹ-Trung Quốc đang bước vào 'địa hạt nguy hiểm'

Xung đột Mỹ-Trung Quốc đang bước vào 'địa hạt nguy hiểm'

TGVN. Các chuyên gia cảnh báo, sự đối đầu giữa Mỹ-Trung Quốc đang ngày càng nóng lên và 2 bên dần bước vào một địa ...

Mỹ-Trung Quốc căng thẳng: Chiến tuyến mới

Mỹ-Trung Quốc căng thẳng: Chiến tuyến mới

TGVN. Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc tiếp tục gia tăng sau một loạt động thái từ cả hai phía. Không chỉ có chuyện dịch bệnh, lần ...

Nhìn từ Trung Quốc: Quan hệ Mỹ-Trung Quốc trước ngã rẽ lịch sử

Nhìn từ Trung Quốc: Quan hệ Mỹ-Trung Quốc trước ngã rẽ lịch sử

TGVN. Quan hệ Trung - Mỹ xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, những ngôn từ và cử chỉ ngoại giao thông thường nay ...

Đọc thêm

Hình ảnh diễn viên Nhã Phương, Lan Ngọc xinh đẹp ngọt ngào cùng dàn sao nữ

Hình ảnh diễn viên Nhã Phương, Lan Ngọc xinh đẹp ngọt ngào cùng dàn sao nữ

Trước 200 khách mời, diễn viên Trường Giang nhiều lần khen bà xã Nhã Phương xinh đẹp.
Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương: Tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương: Tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Chính phủ đề ra chủ đề của năm 2025 là 'Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá'.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa thể hết

Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa thể hết

Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa giảm...
Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 7/1, tại New Delhi, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah ra mắt cổng thông tin mới có tên Bharatpol, do Cục điều tra trung ương (CBI) tạo ...
Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy bắt giữ Olinto Bonalumi, tên tội phạm nguy hiểm từng vượt ngục năm 2021 và nằm trong số 50 kẻ bị truy nã gắt gao nhất đất nước.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Phiên bản di động