TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ - khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Nhìn lại để định hướng | |
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở 'tuổi' thứ 2 |
Pháp cam kết hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết với các đối tác để giải quyết những thách thức chung ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Nguồn: Shutterstock) |
Trong bài phát biểu ngày 23/10 tại đảo Reunion, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định về chiến lược của Paris ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Với sự nổi lên của khủng hoảng, căng thẳng và buôn lậu trong khu vực, Pháp cam kết và dự định hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết với tất cả các đối tác để giải quyết những thách thức chung mà Pháp và các thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải đối mặt.
Các đối tác đó là những nước chia sẻ các giá trị của Pháp, ủng hộ chủ nghĩa đa phương và luật pháp dựa trên trật tự quốc tế, đồng thời hướng tới một thế giới an toàn hơn, dựa trên quản trị toàn cầu toàn diện.
Không gian chiến lược
Đối với Pháp, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một thực tế địa lý, con người, chiến lược và kinh tế bởi sự hiện diện của nước này ở cả 2 đại dương với 5 lãnh thổ là New Caledonia, Polynesia, Wallis và Futuna, Đảo Reunion và Mayotte. Đáng chú ý là hơn 1,5 triệu công dân Pháp sống trong khu vực này.
Không gian hàng hải của các vùng lãnh thổ vào khoảng 11 triệu km2 - chiếm hơn 2/3 vùng đặc quyền kinh tế của Pháp, lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Đó là một không gian mà trong đó Pháp duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ, góp phần đảm bảo an ninh khu vực.
Khoảng 8.000 nhân viên quốc phòng đang đóng quân trên khắp khu vực, khiến Pháp trở thành cường quốc châu Âu duy nhất tích cực có mặt không chỉ ở Thái Bình Dương mà còn ở Ấn Độ Dương.
Pháp cũng có các liên kết kinh tế quan trọng với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một khu vực chiếm hơn 35% tài sản của thế giới. Năm 2018, 9,3% hàng nhập khẩu của Pháp đến từ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và 10,6% hàng xuất khẩu của Pháp được dành cho khu vực này.
Tìm kiếm sức mạnh tổng hợp
Pháp, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thúc đẩy một không gian Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở và toàn diện, trong đó Pháp dự định tìm kiếm sức mạnh tổng hợp với các đối tác lớn trong khu vực cũng như củng cố hợp tác chính trị, chiến lược, kinh tế hoặc thậm chí là môi trường.
Tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Pháp dự định đóng góp cho hòa bình, ổn định và tăng trưởng bằng cách tăng cường quan hệ đối tác trong 3 lĩnh vực phù hợp với các ưu tiên của Indonesia và ASEAN (hợp tác hàng hải, kết nối, phát triển bền vững và kinh tế).
Về hòa bình và ổn định khu vực, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phải tiếp tục là một khu vực nơi quyền tự do và chủ quyền của tất cả các quốc gia phải được tôn trọng. Pháp thể hiện vai trò của mình trong lĩnh vực này bằng cách khuyến khích giải quyết khủng hoảng thông qua đối thoại và thiết lập các biện pháp xây dựng lòng tin.
Pháp đóng góp, hợp tác với các đối tác trong khu vực, để đảm bảo an ninh và ổn định khu vực bằng cách chống buôn bán ma túy, con người và đánh bắt cá bất hợp pháp, cướp biển, khủng bố và cực đoan đe dọa khu vực.
Tàu sân bay hải quân Pháp Charles de Gaulle tham gia tập tập trận chống tàu ngầm La Perouse ở Ấn Độ Dương. (Nguồn: Reuters) |
Ưu tiên phát triển bền vững
Về phát triển bền vững, việc theo đuổi sự phát triển của con người mà không đe dọa tài nguyên thiên nhiên là một vấn đề rất quan trọng. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chất lượng, cho dù kết nối hàng hải tốt hơn, di chuyển đô thị hiệu quả hơn hoặc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo đều là điều cần thiết cho sự phát triển lâu dài.
Việc bảo tồn và tăng cường đa dạng sinh học, cả trên cạn và dưới nước, là điều cần thiết để bảo vệ hành tinh của chúng ta. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đã trở thành một cuộc đấu tranh toàn cầu với việc rất nhiều quốc gia tham gia ký kết Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, bao gồm tất cả các quốc gia thuộc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Về những chủ đề này, Pháp mang đến chuyên môn và tài chính của mình. Từ đảo Reunion đến Indonesia, qua Ấn Độ và Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp cung cấp kinh phí và chuyên môn quốc tế đáng kể để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện.
Pháp cũng đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế xanh, đặc biệt là ở Indonesia, Pháp đang tài trợ cho các sáng kiến chống lại nạn đánh bắt cá bất hợp pháp, cải thiện hiệu suất của cảng biển, khả năng khí tượng biển và nghiên cứu cũng như quản lý chất thải nhựa trên biển.
Thúc đẩy kinh tế và công nghệ
Về hợp tác kinh tế, trục này, liên kết chặt chẽ với chương trình nghị sự phát triển bền vững, nhằm mục tiêu phát triển và cải thiện kết nối và cơ sở hạ tầng-kỹ thuật số trong một khu vực vốn có nhu cầu rất lớn. Các công ty Pháp có thể đóng một vai trò quan trọng trong kết nối của khu vực, đặc biệt là trong giao thông hàng hải, cảng, sân bay và cơ sở hạ tầng đường bộ, viễn thông cáp vệ tinh và tàu ngầm.
Kinh nghiệm của Pháp với sự hỗ trợ và quan hệ đối tác công tư cho phép đưa ra các giải pháp tài chính sáng tạo. Khía cạnh kinh tế này cũng liên quan đến việc phát triển đào tạo và nghiên cứu dạy nghề và đại học, góp phần tăng cường nguồn nhân lực.
Cuối cùng, Pháp hỗ trợ nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ hiện đại, thông qua các cơ chế đồng tài trợ bền vững (chương trình Nusantara) và gần 100 thỏa thuận đa dạng trong đào tạo và cấp bằng cho các chương trình. Sự hợp tác này, cụ thể hóa cam kết của Pháp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đi kèm với sự gắn kết ngày càng tăng vào các tổ chức khu vực.
Củng cố hợp tác khu vực
Pháp lần đầu tiên tham gia Hội nghị những người đứng đầu Cảnh sát biển các nước châu Á với tư cách quan sát viên, tháng 7/2019 tại Sri Lanka. (Nguồn: Twitter) |
Sự hợp tác đã cụ thể hóa các cam kết của Pháp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đi kèm với sự tham gia ngày càng tăng của Pháp trong các tổ chức khu vực. Ở Ấn Độ Dương, đó là Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương mà Pháp là một quốc gia đối tác từ năm 2001, Hội nghị những người đứng đầu Cảnh sát biển các nước châu Á mà Pháp tham gia với tư cách quan sát viên lần đầu tiên trong năm nay và Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á mà Pháp muốn tham gia.
Ở Thái Bình Dương, Pháp là thành viên của Đối thoại Hậu Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương từ năm 1989 và là thành viên sáng lập của Cộng đồng Thái Bình Dương.
Về hợp tác khu vực, ASEAN đóng vai trò trung tâm đối với Pháp trong chiến lược này. Pháp là một trong những nước đầu tiên ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Bali. Hơn 150 dự án đã được hỗ trợ và 4 tỷ euro tài trợ đã được Cơ quan Phát triển Pháp cung cấp từ năm 2010 cho sự phát triển bền vững của ASEAN.
Hiện nay, Pháp muốn củng cố hơn nữa mối quan hệ với ASEAN, thể hiện với tư cách là quan sát viên của Tổ chức Cảnh sát các nước Đông Nam Á (ASEANAPOL), cũng như việc triển khai các dự án với tư cách là đối tác phát triển của ASEAN hay tư cách quan sát viên tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại các nhóm làm việc về an ninh hàng hải và hoạt động gìn giữ hòa bình.
Những lợi ích hội tụ của Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải theo nghĩa rộng, liên quan đến kết nối, cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững, cần đến sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Pháp và các nước ASEAN trong khuôn khổ Triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 34 cuối tháng 6/2019.
Pháp muốn củng cố hơn nữa quan hệ với ASEAN. (Nguồn: Reuters) |
Những thách thức đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiện nay đòi hỏi phải có nhiều hành động tập thể, hợp tác quốc tế, chủ nghĩa đa phương, cũng như tầm nhìn toàn cầu, vì những tác động có thể xảy đến mang tính phụ thuộc lẫn nhau. Đây là ý nghĩa trong chiến lược của Pháp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
| Kỷ nguyên "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" đặt ra nhiều thách thức cho Australia TGVN. Trong bài viết trên tờ Korea Times, chuyên gia Nick Bisley* lý giải tại sao Australia theo đuổi chiến lược “Ấn Độ Dương - ... |
| 'Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương' của ASEAN: Thông điệp cho các cường quốc TGVN. Hãng tin Antara (Indonesia) mới đây đăng bài viết “Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của ASEAN: Thông điệp cho các cường quốc”, ... |
| Mỹ tìm cách mở rộng vai trò trong 3 lĩnh vực quan trọng tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/7 cho biết, trong chuyến thăm tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình ... |
| "Tính toán" mới của Nhật Bản tại Thái Bình Dương TGVN. Chính phủ Nhật Bản đang mở rộng các hoạt động hỗ trợ xây dựng năng lực quân sự cho một số quốc đảo tại ... |