Ý thức được phát triển như thế nào?

Lý thuyết thần kinh học có tên “học thuyết về lược đồ của sự chú ý” sẽ giúp chúng ta nhận thức được về bản thân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
y thuc duoc phat trien nhu the nao Nghệ thuật trong ý thức
y thuc duoc phat trien nhu the nao Ý thức con người vẫn tồn tại sau khi chết

Kể từ khi Charles Darwin xuất bản cuốn “Nguồn gốc của muôn loài” vào năm 1859, thuyết tiến hóa của ông được coi là lý thuyết thống nhất lớn của sinh học. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm sinh học quan trọng nhất của chúng ta - ý thức - hiếm khi được nghiên cứu trong bối cảnh của sự tiến hóa. Các học thuyết về ý thức thường xuất phát từ tôn giáo, triết lý, và khoa học nhận thức, nhưng không có nhiều từ sinh học tiến hóa.

Có lẽ đó là lý do tại sao có rất ít học thuyết có thể giải quyết những câu hỏi cơ bản như: giá trị thích nghi của ý thức là gì? Ý thức phát triển từ khi nào và những loài động vật nào có ý thức? “Học thuyết về lược đồ của sự chú ý” (AST) được phát triển trong năm năm qua, có thể trả lời những câu hỏi trên.

Xử lý tín hiệu

Học thuyết này cho thấy ý thức đã xuất hiện như một giải pháp cho một trong những vấn đề cơ bản nhất đối với bất kỳ hệ thống thần kinh nào: có quá nhiều thông tin liên tục cần được xử lý đầy đủ. Bộ não phát triển cơ chế ngày càng tinh vi để xử lý sâu một số tín hiệu được lựa chọn trước những tín hiệu khác, và theo học thuyết AST, ý thức là kết quả cuối cùng của chuỗi tiến hóa đó.

Nếu lý thuyết này đúng, ý thức đã phát triển dần dần trong nửa tỷ năm qua và có trong một số loài có xương sống.

y thuc duoc phat trien nhu the nao
Não người được chia ra làm nhiều khu vực, mỗi khu vực có trách nhiệm xử lý các thông tin khác nhau.

Thậm chí trước khi có sự tiến hóa của bộ não trung tâm, hệ thống thần kinh đã “áp dụng” một thủ thuật máy tính đơn giản: cạnh tranh. Tế bào thần kinh hoạt động giống như các ứng cử viên trong cuộc bầu cử, tìm cách la hét và cố gắng áp đảo các đối thủ.

Ở mỗi thời điểm bất kỳ, chỉ có một vài tế bào thần kinh giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đó, tín hiệu của chúng sẽ tác động đến hành vi của loài vật. Quá trình này được gọi là tăng cường tín hiệu lựa chọn. Không có nó, một hệ thống thần kinh hầu như không thể làm gì.

Chúng ta có thể dự đoán việc tăng cường tín hiệu lựa chọn đã tác động đến quá trình tiến hóa từ khi nào bằng cách so sánh các loài động vật khác nhau, một phương pháp phổ biến trong sinh học tiến hóa.

Tiến hóa tiếp theo là một bộ điều khiển tập trung trung tâm, có thể phối hợp tất cả các giác quan. Ở nhiều loài động vật, bộ điều khiển trung tâm là một vùng não gọi là tectum. ("Tectum", theo tiếng Latinh có nghĩa là "mái nhà", và nó thường bao phủ phần phía trên của não).

Phối hợp hoạt động

Tectum hướng sự chú ý của mắt, tai và mũi tới bất cứ điều gì quan trọng. Tất cả các vật có xương sống, cá, bò sát, chim, động vật có vú đều có một tectum trừ động vật không xương sống.

Theo các bằng chứng về hóa thạch và di truyền, động vật có xương sống phát triển khoảng 520 triệu năm trước. Các tectum và bộ điều khiển trung tâm của sự chú ý có thể đã phát triển sau đó, trong kỷ Cambri khi động vật có xương sống còn là những sinh vật nhỏ bé.

Tectum là một bộ phận quan trọng tạo ra ý thức. Để kiểm soát đầu và mắt một cách hiệu quả, nó xây dựng một “mô hình nội bộ” có vai trò theo dõi bất cứ điều gì đang được não kiểm soát, cho phép dự đoán và lập kế hoạch. Nó mô phỏng trạng thái hiện tại của mắt, đầu và các bộ phận cơ thể khác, đưa ra dự đoán về sự chuyển động của các bộ phận cơ thể và về hậu quả của những chuyển động ấy. Ví dụ, nếu bạn liếc mắt sang phải, tectum sẽ dự đoán sau đó bạn sẽ phải liếc mắt trở lại bên trái.

Tectum so sánh các tín hiệu hình ảnh đầu tiên với hình ảnh thực tế, để đảm bảo rằng các chuyển động của bạn đang theo đúng hướng. Những tính toán này cực kỳ phức tạp trong quá trình kiểm soát vận động của cơ thể.

Ở cá và động vật lưỡng cư, các tectum là đỉnh cao của sự tinh tế và chiếm phần lớn nhất của não bộ. Ếch có khả năng nhận thức về bản thân khá tốt.

Với sự tiến hóa của loài bò sát khoảng 350 đến 300 triệu năm trước đây, một cấu trúc não mới bắt đầu xuất hiện – được gọi là wulst. Loài chim được thừa hưởng wulst từ tổ tiên của chúng là loài bò sát. Động vật có vú cũng vậy, nhưng bộ phận này của con người được gọi là vỏ não và nó đã mở rộng rất nhiều. Cho đến nay, vỏ não là cấu trúc lớn nhất trong bộ não con người.

Vỏ não giống như một tectum nâng cấp. Con người vẫn có một tectum dưới vỏ não và nó thực hiện các chức năng tương tự như ở loài cá và động vật lưỡng cư.

Ngôn ngữ có lẽ là bước nhảy vọt lớn gần đây nhất trong sự phát triển của ý thức. Không ai biết ngôn ngữ con người tiến hóa lần đầu tiên khi nào. Chắc chắn điều này đã xảy ra ít nhất 70.000 năm trước, khi con người bắt đầu phân tán khắp nơi thế giới, và tất cả các nhóm người có những ngôn ngữ khác nhau. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý thức thường được tranh luận, nhưng có thể chắc chắn rằng khi chúng ta phát triển ngôn ngữ, chúng ta đã bắt đầu có ý thức về bản thân. 

y thuc duoc phat trien nhu the nao Ý thức ngoại giao trong mỗi chuyến đi

Mỗi hành trình là một trải nghiệm để tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế và mỗi khó khăn vượt qua chính là một lần ...

y thuc duoc phat trien nhu the nao Bi kịch của những đứa trẻ ở Hollywood

Nổi tiếng khi còn quá nhỏ, giàu có khi chưa biết tiêu tiền, được săn đón khi chưa hình thành ý thức bản thân... Những ...

y thuc duoc phat trien nhu the nao Xóa ách tắc từ tâm hồn, ý thức con người

Nếu không xóa được sự ách tắc này, dù hạ tầng và phương tiện có hiện đại đến mấy, chúng ta vẫn sẽ không tìm ...

Trung Hiếu (theo The Atlantic)

Đọc thêm

Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước Cuba trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức hiện nay.
Các mốc tuyển sinh đại học 2024 cần lưu ý

Các mốc tuyển sinh đại học 2024 cần lưu ý

Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non, công bố chi tiết các mốc thời gian xét tuyển năm ...
Top 5 xe đa dụng bán chạy nhất tháng 3/2024: Mitsubishi Xforce vươn lên dẫn đầu

Top 5 xe đa dụng bán chạy nhất tháng 3/2024: Mitsubishi Xforce vươn lên dẫn đầu

Top 5 xe đa dụng bán chạy nhất tháng 3/2024, Mitsubishi Xforce vươn lên dẫn đầu phân khúc với với 1.334 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Mazda CX-5.
Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4, cả dầu Brent và dầu WTI đều tăng nhẹ.
Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động