2017 - Năm của thách thức và kỳ vọng mới

Bất chấp nguy cơ khủng bố, những lo ngại về các bất ổn kinh tế và xã hội đang trực chờ, hàng tỷ người trên khắp thế giới, từ nơi Năm mới đến sớm ở Nam Thái Bình Dương đến Bắc Bán Cầu phủ đầy tuyết trắng, từ vùng Trung Phi nắng cháy hay tại Syria hoang tàn vì nội chiến, đều cầu mong năm 2017 đến cùng những điều tốt đẹp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
2017 nam cua thach thuc va ky vong moi Tiếp đà thành công, vượt qua thách thức
2017 nam cua thach thuc va ky vong moi Ông chủ Facebook thách thức bản thân điều gì trong năm 2017?

Dĩ nhiên, nước Mỹ và Tổng thống đắc cử Donald Trump đang là tâm điểm của sự chú ý trong những ngày đầu năm mới. Bằng lời nói và hành động, ông Trump đã thể hiện quyết tâm sắt đá đánh bật “sức ỳ” của hệ thống chính trị, kinh tế Mỹ, xác lập lại luật chơi và định vị lại vị thế của Mỹ trên bàn cờ quốc tế.

Người Mỹ và thế giới, dù thích hay không, buộc phải thích ứng và sống chung với một nước Mỹ mới dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump - một nhà lãnh đạo bạo tay và bạo miệng nhất kể từ thời Ronald Reagan. Tuy chưa bước chân vào Nhà Trắng, nhưng chỉ với vài dòng Tweet về một số vấn đề kinh tế quốc nội, ông Trump đã khiến giới kinh doanh phấn chấn, người tiêu dùng hồ hởi dốc hầu bao, còn ông chủ của những đại công ty quen bán hàng với giá trên trời như Boeing, Lockheed Martin... phải bật ngửa. Trong vòng 1 tháng sau bầu cử, chỉ số chứng khoán hai sàn Dow Jones và S&P tăng 10% - cao nhất trong lịch sử Mỹ, còn người tiêu dùng lạc quan dốc “hầu bao” hơn 1.000 tỷ USD cho mùa mua sắm cuối năm 2016. 

2017 nam cua thach thuc va ky vong moi
Ảnh minh họa. (nguồn: Disk/Eyewire)

Vậy câu chuyện phản ứng “ngược dòng” từ hiện tượng Trump, cùng các diễn biến trái chiều từ chiến trường Aleppo (Syria), tấn công khủng bố tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hay các tín hiệu mới đến từ thị trường, quan hệ các nước lớn hay các điểm nóng trên thế giới báo hiệu điều gì cho năm 2017?

Thứ nhất, các nước sẽ phải thích nghi với một nước Mỹ mới đầy quyết đoán, chủ động đơn phương áp đặt luật chơi. Về đối ngoại, cách tiếp cận kiểu thời Bush con “đơn phương khi có thể, đa phương khi cần thiết” và chủ nghĩa thực dụng đặt lợi ích quốc gia lên đầu, đặc biệt là lợi ích kinh tế, dường như sẽ thay thế cho cách tiếp cận đa phương của chính quyền Obama.

Thứ hai, một loạt các quan hệ đối ngoại quan trọng của Mỹ sẽ được “cài đặt lại”, như quan hệ với Israel sẽ trở nên nóng ấm, với Nga sẽ chuyển dịch sang quan hệ đối tác, với Cuba và Iran thậm chí bị đảo ngược, còn với Trung Quốc nhiều khả năng quan hệ sẽ chuyển dịch theo chiều hướng cạnh tranh, thậm chí không loại trừ việc Mỹ, Trung coi nhau như “địch thủ”. Trong quan hệ với các đồng minh chủ chốt trong NATO, Nhật Bản hay Hàn Quốc, Mỹ sẽ yêu cầu các nước này chia sẻ và đóng góp nhiều hơn để bảo vệ an ninh của chính mình.

Thứ ba, trong khi kinh tế thế giới không có nhiều khởi sắc do các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, EU, Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ, nước Mỹ dưới thời Trump sẽ làm cho mình “vĩ đại trở lại” bằng đôi chân và thực lực của mình, kết hợp với sức mạnh bên ngoài thông qua việc duy trì đồng USD mạnh, thu hút việc làm và đầu tư quay trở lại Mỹ – tương tự như cách Reagan đã làm với chính sách kinh tế Reaganomics những năm 1980.

Thứ tư, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang đứng trước sức ép tan rã từ bên ngoài lẫn bên trong. Nhưng điều này không có nghĩa chủ nghĩa khủng bố và Hồi giáo cực đoan sẽ suy yếu, mà nó sẽ tìm cách chuyển hướng hoạt động ra bên ngoài với hàng loạt âm mưu và hoạt động khủng bố diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới.

Và cuối cùng, bất chấp tình hình bất ổn trong suốt một năm qua, tín hiệu lạc quan hơn đến từ số liệu của tổ chức ourworldindata.org vào những ngày cuối năm 2016 đã đưa ra con số “biết nói” về tuổi thọ, tỷ lệ người biết chữ, mức sống, số người chết vì chiến tranh... đều có cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn so với trước đó.

Điều này, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mà tâm điểm là sự phát triển của Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, tự động hóa, năng lượng tái tạo... đang nâng cao chất lượng và giá trị cuộc sống của con người hơn bao giờ hết.

Nhìn từ góc độ như vậy, thế giới năm 2017 đâu chỉ có thách thức và màu xám!

2017 nam cua thach thuc va ky vong moi Ông Trump và những thách thức ngoại giao những ngày đầu nhậm chức

Ông trùm bất động sản Donald Trump được kỳ vọng sẽ mang lại một làn gió mới cho xứ cờ hoa, nhưng ông sẽ phải ...

2017 nam cua thach thuc va ky vong moi Một năm sóng gió của EU

Mặc dù gặp nhiều khó khăn song với sức mạnh và thành tựu được xây dựng qua nhiều thập kỷ, Liên minh châu Âu (EU) ...

2017 nam cua thach thuc va ky vong moi “Nhân vật của năm 2016” Donald Trump và những kỳ vọng của dân Mỹ

Tạp chí TIME đã lựa chọn tỷ phú Trump là nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất năm qua và dự đoán năm 2017 ông ...

T.S Hoàng Anh Tuấn Nguyên Viện trưởng Viện NCCL, Bộ Ngoại giao

Đọc thêm

Xe điện VinFast VF3 lộ giá bán chỉ từ 235 triệu đồng

Xe điện VinFast VF3 lộ giá bán chỉ từ 235 triệu đồng

Giá xe VinFast VF3 chính thức lộ diện chỉ 235 triệu đồng đối với phiên bản thuê pin và 315 triệu đồng dành cho phiên bản mua pin.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và ...
Bổ nhiệm Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Bujumbura, Burundi

Bổ nhiệm Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Bujumbura, Burundi

Đại sứ Vũ Thanh Huyền bày tỏ tin tưởng, ông Juvenal Sakubu sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần tăng cường quan hệ Việt Nam-Burundi.
Cựu số 1 thế giới Andy Roddick đánh giá cao Rafael Nadal trước giải Roland Garros 2024

Cựu số 1 thế giới Andy Roddick đánh giá cao Rafael Nadal trước giải Roland Garros 2024

Cựu tay vợt Andy Roddick nhận xét, nếu Rafael Nadal chơi thành công ở Rome Masters, anh ấy sẽ có sự chuẩn bị hoàn hảo cho Roland Garros 2024.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành văn phòng phẩm lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế chuyên ngành văn phòng phẩm lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Triển lãm Quốc tế về Giải pháp văn phòng thông minh, Thiết bị, Máy và Văn phòng phẩm (VietOffice 2024) sẽ diễn ra từ 22-24/5, tại Hà Nội.
Cập nhật bảng giá lăn bánh Toyota Corolla Cross 2024 vừa ra mắt

Cập nhật bảng giá lăn bánh Toyota Corolla Cross 2024 vừa ra mắt

Giá lăn bánh Toyota Corolla Cross 2024 tại Hà Nội sẽ dao động từ 940,49 triệu đến 1,044 tỷ đồng và từ 924,09 triệu đến 1,026 tỷ đồng tại TP.HCM.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động