Chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam

Chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen giao cong nghe kinh nghiem cac nuoc va bai hoc cho viet nam PVEP đẩy mạnh đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
chuyen giao cong nghe kinh nghiem cac nuoc va bai hoc cho viet nam
Khuôn viên Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc. (Nguồn: nrt.edu.kr)

Thực tiễn các cường quốc châu Á

Hàn Quốc đã thực hiện linh hoạt các hình thức nhập khẩu và chuyển giao công nghệ qua nhiều giai đoạn khác nhau dựa trên nền tảng năng lực công nghệ trong nước. 

Vào những năm 1960, Hàn Quốc nhập công nghệ qua kênh đầu tư nước ngoài dưới dạng trao tay. Tuy nhiên, từ năm 1980 trở đi, nước này chấp nhận tiếp nhận công nghệ theo hình thức OEM (sản xuất thiết bị gốc) để học hỏi công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh của các công ty đa quốc gia.

Đến đầu những năm 1990, Hàn Quốc dần chuyển từ hình thức OEM sang hình thức ODM (sản xuất thiết kế gốc) trong một số lĩnh vực. Với phương thức ODM, các công ty của Hàn Quốc đã thực hiện một số công đoạn thiết kế sản phẩm theo sơ đồ tổng thể cho các công ty đa quốc gia.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc thu hút công nghệ nước ngoài thông qua việc hợp tác nghiên cứu với các đối tác lớn và đầu tư vào các công ty công nghệ cao ở nước ngoài, tăng cường nghiên cứu, lập các phòng thí nghiệm ở nước ngoài, thiết lập quan hệ chiến lược với các công ty đa quốc gia.

Đặc biệt, việc thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) đã góp phần quan trọng vào việc tiếp nhận, giải mã công nghệ nước ngoài, sau đó điều chỉnh, chọn lọc và tập trung vào các công nghệ nguồn tạo sức cạnh tranh.

Ông Nguyễn Đình Minh, Tổng thư ký Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia cho biết, thời kỳ đầu, Trung Quốc cũng trong tình trạng tương tự Hàn Quốc khi nhập toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền từ Liên Xô. Sau đó, Trung Quốc chuyển hướng sang nhập các công nghệ từ Nhật Bản và các nước Tây Âu để nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm.

Đến giai đoạn khi nền công nghiệp phát triển mạnh, Trung Quốc chuyển đổi chính sách nhập khẩu công nghệ dưới hình thức mới là cho phép các công ty và tập đoàn lớn trên thế giới hình thành các cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D), sau đó chuyển giao công nghệ cho các cơ sở trong nước. Trung Quốc phát triển sau nhưng vươn lên mạnh mẽ do có những chính sách phù hợp trong từng thời kỳ.

Khác với Hàn Quốc và Trung Quốc, Đài Loan lại có chiến lược, định hướng nhập khẩu công nghệ từ rất sớm và nhất quán. Đầu tiên, Đài Loan nhập công nghệ qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài rồi chuyển sang hình thức chuyển nhượng, sau đó chủ động nghiên cứu và phát triển (R&D), chủ động khai thác công nghệ, làm chủ và sáng tạo. Chính sách này ổn định và được duy trì đến hiện nay.

Cùng với Đài Loan, Thái Lan cũng là nước có chiến lược chuyển giao và nhập khẩu công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các công ty và tập đoàn lớn của Nhật Bản, Mỹ. Đến nay, với phương châm nhập khẩu công nghệ để làm chủ, sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, Thái Lan đã thành công trong một số lĩnh vực chủ đạo của nền công nghiệp như sản xuất xe máy, ô tô, máy nông nghiệp và xuất khẩu với sản lượng lớn.

Việt Nam cần chiến lược nhất quán

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn công nghệ trong nước còn kém phát triển. Vì vậy, việc nhập khẩu và chuyển giao công nghệ là cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện Chiến lược phát triển khoa học - công nghệ phù hợp trong từng giai đoạn, đảm bảo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

chuyen giao cong nghe kinh nghiem cac nuoc va bai hoc cho viet nam
Việc nhập khẩu và chuyển giao công nghệ là cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. (Nguồn: Bizlive)

Ông Ngô Văn Mơ, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, với thực trạng năng lực công nghệ của Việt Nam, Việt Nam cũng đang đi theo hướng nhập khẩu và chuyển giao công nghệ qua hình thức các dự án FDI, nhưng cần chú trọng quản lý để tránh xảy ra tình trạng kẽ hở chính sách nhằm thực hiện chuyển giá, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần xây dựng một chiến lược nhập khẩu và chuyển giao công nghệ nhất quán, đồng bộ với việc đổi mới cơ bản và toàn diện về cơ chế trong tình hình hiện nay.

Ông Nguyễn Đình Minh, Tổng thư ký Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia cũng cho rằng, Việt Nam cần đánh giá trình độ công nghệ trong nước và nhu cầu nhập khẩu công nghệ để có danh mục nhập khẩu và chuyển giao công nghệ phù hợp; tập trung mua bản quyền công nghệ để sớm xây dựng và phát triển công nghệ Việt Nam, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D).

Cũng theo ông Nguyễn Đình Minh, Việt Nam cần xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác nghiên cứu với các đối tác, tập đoàn, viện nghiên cứu quốc tế… để chia sẻ thông tin, nâng cao hiệu quả nhập khẩu và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần hỗ trợ nhập khẩu và chuyển giao công nghệ đối với các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ… để nâng cao năng lực công nghệ trong nước.

chuyen giao cong nghe kinh nghiem cac nuoc va bai hoc cho viet nam Khánh thành trung tâm nghiên cứu đất hiếm tại Hà Nội

Lễ khánh thành “Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm” đã diễn ra ngày 16/6, tại Viện Công nghệ Xạ hiếm ...

TNB (tổng hợp)

Đọc thêm

Tài sản Nga bị phong tỏa: Mỹ nêu 'bước đi mang tính xây dựng'; Moscow tuyên bố sẽ đáp trả về kinh tế và chính trị

Tài sản Nga bị phong tỏa: Mỹ nêu 'bước đi mang tính xây dựng'; Moscow tuyên bố sẽ đáp trả về kinh tế và chính trị

Nga có thể xem xét hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ nếu Washington thực hiện kế hoạch tịch thu tài sản Moscow đang bị phong tỏa.
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, giá dầu tăng chưa đến 1 USD. Trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít từ chiều ...
Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết U23 châu Á bằng màn thi đấu với U23 Iraq ở tứ kết.
Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Dầu Nga đang được bán cho các nước đồng minh với Moscow để chế biến, trước khi xuất khẩu sang Anh.
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động