"Đoàn kết dân tộc vững chắc mới có hợp tác quốc tế mạnh mẽ"

Nhân 69 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh và ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8), nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã chia sẻ một số suy nghĩ với TG&VN. Trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris, tháng 1/2013.


Bà có cảm nhận gì khi nghĩ về thời điểm này cách đây 69 năm? Theo bà, thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Tám là gì?

Lúc đó, gia đình tôi đang ở Sài Gòn. Từ tháng 7, tháng 8/1945, thành phố cũng như cả nước sục sôi khí thế "tiền khởi nghĩa". Bài Lên đàng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước vang lên khắp nơi. Thanh niên tiền phong tập đi một, hai. Tấp nập nhưng hết sức trật tự, mọi người dường như nghe, cảm được hơi thở nóng hổi của một sự kiện trọng đại sắp nổ ra. Sáng sớm ngày 25/8, hầu như tất cả nhân dân đều đổ ra đường, hướng ra quảng trường Nhà thờ Đức Bà, nơi sẽ diễn ra sự kiện quan trọng: đại diện của chính quyền Cách mạng, Ủy ban Hành chính Lâm thời Sài Gòn ra mắt đồng bào. Ngày 2/9, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngay trong ngày này, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng "Ngày độc lập" thì lính Pháp đã bắn vào đám đông làm hàng chục người chết. Ba tuần sau, ngày 23/9, nhân dân Nam Bộ đã phải bước vào cuộc kháng chiến vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Học sinh, sinh viên cả nước nô nức "xếp bút nghiên" đứng lên "đáp lời sông núi".

Cách mạng tháng Tám đã phá xích xiềng nô lệ, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Từ mùa Thu đó, chúng ta đã trải qua bao cuộc đấu tranh, chịu bao hy sinh để bảo vệ độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Phải có nội lực

Từ lịch sử, bà có thể cho biết những bài học quan trọng để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam hiện nay là gì?

Bảo vệ thành quả vĩ đại của Cách mạng tháng Tám và thắng lợi to lớn của các cuộc kháng chiến mà nhân dân ta đã đổ bao nhiêu xương máu mới giành được là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Tổ quốc tuy đã thống nhất nhưng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ đang đứng trước những hiểm họa mới, kinh tế đang tụt hậu, xã hội còn nhiều vấn nạn. Vì thế, chúng ta phải thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước, đi đôi với việc đấu tranh bảo vệ đất nước.

Chúng ta phải kiên trì và khôn ngoan, không để bị động trong mọi tình huống và phải khắc phục cho được những mặt yếu kém. Chúng ta có vững hơn, mạnh lên thì mới có điều kiện để bảo vệ đất nước. Nói cách khác chúng ta phải có nội lực vững mạnh. Nội lực trước hết và quan trọng nhất là sức mạnh của lòng dân, là ý chí đoàn kết dân tộc với sự lãnh đạo vững vàng, kiên định. Đó là bài học xương máu và quý báu nhất chúng ta có được từ lịch sử mấy ngàn năm, từ cuộc Cách mạng tháng Tám, đặc biệt từ các cuộc kháng chiến chống xâm lược ác liệt nhất vừa qua.

Ngày nay, không những chúng ta cần phát huy truyền thống yêu nước đó mà phải nâng cao nó lên thành ý chí quật cường, tinh thần dân tộc mạnh mẽ, với khát vọng xây dựng một nước Việt Nam thực sự độc lập, tự do, dân chủ và phát triển, đem lại hạnh phúc cho mọi người dân. Đó cũng là tương lai mà nhân dân ta xứng đáng và có quyền được hưởng.

Nhưng nội lực không những về tinh thần, mà nó phải bao hàm cả một nền kinh tế ngày càng phát triển với công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa thành công, một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, và một nền an ninh quốc phòng đủ mạnh để bảo vệ đất nước.

Trong mấy yếu tố trên, vấn đề đường lối kinh tế độc lập, tự chủ, không bị lệ thuộc vào bất cứ nước nào đồng thời chủ động, tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng có ý nghĩa rất quyết định.

Tóm lại, để giữ vững chủ quyền quốc gia, chúng ta cần phải mạnh lên về kinh tế. Tinh thần yêu nước phải thể hiện trên tinh thần tự chủ, tự cường trong mọi hoạt động lao động sản xuất nhằm tạo ra sức mạnh vật chất ngày càng vững bền cho đất nước. Phải dứt khoát tư tưởng rằng việc gì nhân dân ta có thể làm được, chúng ta sẽ làm, từ cái ít khó đến cái khó nhất mà người khác có thể làm.

Kinh tế phải luôn luôn gắn với an ninh quốc phòng. Không được để tình trạng lơi lỏng hiện nay, chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy cái hại lâu dài, chạy theo một số dự án bằng bất cứ giá nào.

Nội lực của một đất nước còn là vấn đề chất lượng con người, là nguồn nhân lực. Muốn có một nước tự chủ phải có những con người tự chủ, vì vậy vấn đề giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học cần phải đẩy mạnh hơn nữa với những mục tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng, để trong một thời gian không xa chúng ta có những thế hệ thanh niên đủ đức, đủ tài và đủ sức gánh vác trọng trách của đất nước.

Cần quan niệm thực tế về hợp tác quốc tế

Nội lực quan trọng hàng đầu, nhưng bài học từ lịch sử Việt Nam hiện đại cho thấy sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là thiết yếu. Bà nghĩ gì về bài học này trong bối cảnh hiện nay?

Đúng vậy. Quan hệ quốc tế dù có liên tục thay đổi nhưng bài học về kết hợp sức mạnh đoàn kết dân tộc với sức mạnh thời đại, đã được Đảng ta vận dụng tài tình trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trước đây, vẫn còn nguyên giá trị. Dân tộc ta luôn cần sự đoàn kết và ủng hộ quốc tế. Nhưng cũng cần phải hiểu rằng: Có đoàn kết dân tộc vững chắc thì mới có sự đoàn kết quốc tế mạnh mẽ.

Ngày nay, cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, và cũng là cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình và công lý. Chúng ta có lẽ phải và pháp lý. Tôi tin rằng nhân dân các nước sẽ ủng hộ Việt Nam.

Chúng ta cũng cần có quan niệm đúng và thực tế về sự hợp tác quốc tế. Trong khi chủ trương không liên minh chính trị, quân sự với bất cứ nước nào để chống lại nước thứ ba, chúng ta hoàn toàn có quyền chính đáng để hợp tác, liên kết về an ninh, quốc phòng với các nước khác, để bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia. Chúng ta cũng cần tận dụng và phát huy quan hệ với các đối tác chiến lược, các đối tác song phương khác cũng như các thể chế hoặc diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc hoặc ASEAN. Phải biết tìm "mẫu số chung", điểm đồng lợi ích trong hợp tác với các đối tác, phải huy động hiệu quả các kênh đối ngoại Đảng, Nhà nước, Quốc hội, nhân dân, kiều bào và các học giả, nhà nghiên cứu...

Là người từng tham gia hoạt động ngoại giao lâu năm và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Nhà nước và cả Quốc hội, bà có thông điệp gì gửi gắm tới những người làm công tác đối ngoại nói chung và thế hệ các nhà ngoại giao trẻ nói riêng?

Hồi bắt đầu hoạt động đối ngoại, tôi làm công tác đối ngoại nhân dân, đã từng đại diện cho Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Ủy ban Đoàn kết Á - Phi… vận động các tầng lớp nhân dân các nước ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của ta. Tám năm sau, tôi được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tức là chuyển sang ngoại giao Nhà nước. Năm 1987, tôi làm Phó ban Đối ngoại của Đảng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị. Sau đó, tôi được cử làm Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Chủ tịch nước. Hiện tôi vẫn thường xuyên tiếp xúc với bạn bè quốc tế với tư cách Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam.

Qua kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng không có gì trở ngại khi chuyển từ hoạt động đối ngoại nhân dân sang hoạt động ngoại giao nhà nước, ngược lại, trong lúc coi trọng ngoại giao nhà nước, cần hết sức quan tâm phát huy tác dụng của hoạt động đối ngoại nhân dân, dư luận quốc tế. Theo tôi, ở nhiều nước chính quyền có thể có những đường lối chính sách không phù hợp với hòa bình, công lý và luật pháp quốc tế nhưng nhân dân của bất cứ nước nào trên thế giới cũng mong muốn có hòa bình, không muốn có chiến tranh, giữa các dân tộc có hữu nghị, tôn trọng nhau.

Nếu có điều gì tôi muốn gửi gắm, đó là: hãy nhớ những bài học lịch sử quý giá của ông cha, của Cách mạng tháng Tám, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, kiên trì đi theo con đường đã lựa chọn, mang lại hòa bình, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Tôi muốn các em, các nhà ngoại giao trẻ hãy luôn ghi nhớ tiếng ca trước lúc hy sinh của những lớp cha anh vì nền dân chủ cộng hòa cách đây 69 năm: "Kìa gương trung kiên truyền lưu muôn năm lên đàng, kết đoàn hùng tráng. Danh lừng Bạch Đằng, tiếng vang Chi Lăng, đồng tâm noi dấu anh hùng".

Một dân tộc đã chiến đấu và hy sinh như dân tộc ta xứng đáng có một tương lai huy hoàng, và các em hãy góp phần vun đắp làm nên tương lai đó.

Xin cảm ơn bà!

Kim Chung (thực hiện)



 

Đọc thêm

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Thông tin về việc diễn viên Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim và kết đôi với nam diễn viên tài năng Goo Yoo đang khiến người hâm mộ ...
Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Mori Takero, tân Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà ...
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Mori Takero, tân Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng.
Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực hòa giải hướng tới một giải pháp bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra và tiến trình hòa bình Trung Đông...
Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam khẳng định nguồn vốn nhà nước và nguồn lực tư nhân cùng đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho thực hiện SDG.
Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.
Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Slovakia

Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Slovakia

Đại sứ Nguyễn Tuấn trao đổi với Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Slovakia Marian Kery nhằm thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn trong thời gian tới.
Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Chuyến thăm là cơ hội tốt để khảo sát những tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Bắc Ninh với các địa phương của Kazakhstan.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự kiện lịch sử này.
Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Australia công nhận vai trò trung tâm của ASEAN là chìa khóa cho sự ổn định và an ninh của khu vực.
Đại sứ Lào: Mong đợi kết quả từ Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Lào: Mong đợi kết quả từ Diễn đàn Tương lai ASEAN

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2024, Lào mong đợi những cuộc thảo luận và kết quả có ý nghĩa từ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
Chuyên gia Viện Tony Blair: 'Tôi đã đi khắp ASEAN và lạc quan về tương lai của các bạn'

Chuyên gia Viện Tony Blair: 'Tôi đã đi khắp ASEAN và lạc quan về tương lai của các bạn'

Ông Damian Hickey, Viện Thay đổi toàn cầu Tony Blair cho rằng ASEAN có những nền tảng rất tốt để làm chủ tương lai.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tham dự ASEAN Bazaar 2024

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tham dự ASEAN Bazaar 2024

Đại sứ quán Việt Nam cùng với Đại sứ quán Indonesia, Philippines, Thái Lan và tổ chức Friend of Childs đồng tổ chức Hội chợ ASEAN Bazaar tại thủ đô Athens.
Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái 'ngoại giao cây tre'

Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái 'ngoại giao cây tre'

Đại sứ Philippines tại Việt Nam kỳ vọng vào những cuộc thảo luận thực chất và cởi mở tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
Phiên bản di động