IS – "virus của căn bệnh di truyền"

Trong buổi trao đổi với các cán bộ Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao, Đại sứ Iran tại Việt Nam Hussein Alvandi Behineh đã chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phiến quân IS với nhiều thủ đoạn tàn bạo đang gieo rắc nỗi sợ hãi trên toàn thế giới. (Nguồn: AP)

Vị Đại sứ đến từ đất nước vùng Nam Á này cho rằng, IS giống như virus của một căn bệnh di truyền, khi chúng ta càng tìm cách tiêu diệt chúng thì chúng lại lây lan tới những nơi hậu thuẫn chúng. Đồng thời, ông khẳng định IS là mối họa lớn không chỉ của khu vực Trung Đông mà còn của toàn thế giới.

Theo Đại sứ Hussein Alvandi Behineh, Iran không công nhận những phần tử của IS là người Hồi giáo và không công nhận IS như một nhà nước. Ông khẳng định, đây là những phần tử khủng bố, được tạo ra bởi hai yếu tố: Thứ nhất, sự bất ổn trong chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là đói nghèo, đã dẫn đến tình trạng bất bình của giới trẻ trong khu vực Trung Đông, khiến họ đi theo xu hướng cực đoan; Thứ hai, một số người dân trong khu vực không tìm thấy được quyền lợi chính đáng từ Chính phủ nước mình và họ phản kháng bằng cách đi theo con đường cực đoan. “Chúng tôi lấy làm tiếc rằng một số Chính phủ trong khu vực đã phân biệt trường phái của Đạo hồi”, Đại sứ nói.

Đại sứ Hussein Alvandi Behineh chia sẻ, trong nhiều năm qua, Mỹ và đồng minh đã áp dụng chính sách cường quyền tại một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, họ dần nhận ra đó là sai lầm và càng thực hiện thì họ càng không đạt được kết quả như mong muốn. Trước sự nổi lên của IS, liên minh tham gia chống IS do Mỹ đứng đầu đã được thành lập, nhưng từ đó tới nay liên minh này vẫn chưa thực sự hoạt động hiệu quả. Về sức mạnh của IS, Đại sứ cho biết, hiện lực lượng khủng bố này đã chiếm được 1/3 lãnh thổ Iraq và một phần lãnh thổ Syria. Thông qua những nguồn thu bất chính, chúng dần củng cố lực lượng của mình. “IS đã cướp bóc được hơn 100 triệu USD từ các nước mà chúng chiếm đóng. Thậm chí, một số nước trong khu vực vẫn hậu thuẫn chúng. IS cũng có một mạng lưới lớn trên internet, đặc biệt là mạng xã hội”, Đại sứ đưa ra dẫn chứng.

Trước thực tế đó, ông Alvandi Behineh cho rằng, IS là vấn đề của khu vực Trung Đông và các nước trong khu vực phải đứng ra giải quyết vấn đề của mình chứ không phải chờ đợi ai khác. Iran đã đưa ra sáng kiến phong tỏa nguồn tiền và nguồn vũ khí cung cấp cho nhóm khủng bố này và ngăn chặn chiêu thức tuyển mộ của IS ở châu Âu cũng như châu Á. Theo Đại sứ, Mỹ và các nước phương Tây đã thực hiện phong tỏa với Iran trong nhiều năm và Iran đã bị ảnh hưởng rất lớn. Do đó, Mỹ và các nước đồng minh cũng có thể làm điều đó với IS.

Thay mặt Chính phủ Iran, Đại sứ Hussein Alvandi Behineh khẳng định Tehran sẽ cố gắng hết sức mình trong việc hợp tác với các nước khu vực giải quyết vấn đề IS.

Hằng Phạm

Đọc thêm

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động