Không cần đánh đổi tất cả để phát triển!

Dù là Nhật Bản hay Hàn Quốc... thì cái giá phải trả cho công nghiệp hóa đều là ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, chọn tiếp tục phát triển như thế nào là cách ứng xử riêng của mỗi quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khong can danh doi tat ca de phat trien Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
khong can danh doi tat ca de phat trien Khi động vật hoang dã biến mất ở châu Phi

Nhật Bản và Hàn Quốc được cả thế giới biết đến như những kỳ tích của công nghiệp hóa, là những “con rồng” của châu Á. Đứng dậy từ đống tro tàn của chiến tranh, Nhật Bản vụt phát triển thần kỳ trở thành cường quốc kinh tế thứ hai sau Mỹ. Chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh (giai đoạn 1951-1973), Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về tàu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, ti vi; đứng thứ hai về sản lượng thép, ô tô xi măng, sản phẩm hóa chất, hàng dệt…

Không có bước nhảy thần kỳ như Nhật Bản, nhưng giai đoạn “lột xác” của Hàn Quốc diễn ra vào những năm cuối thế kỷ XX cũng vô cùng đáng nể. Từ một nước nông nghiệp nghèo với 85% dân sống bằng nghề nông và đánh bắt cá, thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD, sau 30 năm, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển với 85% dân sống ở đô thị và quy mô GDP đứng hàng thứ 10 thế giới.

khong can danh doi tat ca de phat trien

Sự đánh đổi

Điểm xuất phát của Hàn Quốc năm 1960, cũng gần tương tự Việt Nam khi bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa khoảng 30 năm về trước. Thực tế cho thấy, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế nhanh thì sự phá hủy môi trường cũng diễn ra với tốc độ chóng mặt. Ô nhiễm không khí, nước, rác thải và mưa axit đã trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Từ năm 1980, hàng loạt các vụ ô nhiễm lớn bị phanh phui đã khiến cho dân chúng bất bình. Theo số liệu nghiên cứu, giai đoạn đầu những năm 2000, lượng  khí CO2 thải ra của Hàn Quốc liên tục tăng cao, tương đương với 1,8% toàn cầu. Một số nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho người dân bị nhiễm độc chì, benzen và toluen. Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các chất thải từ sản xuất nông nghiệp đã làm cho nhiều vùng biển của Hàn Quốc bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân trong vòng bán kính 60 km của điểm ô nhiễm trên bờ biển.

Ở Nhật Bản, từ giữa thập kỷ 1950 đến đầu những năm 1970, ô nhiễm môi trường diễn ra nghiêm trọng do tốc độ tăng trưởng quá nhanh của công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học. Đó là hệ quả từ chính sách đặt phát triển kinh tế lên hàng đầu. Vấn đề nổi cộm trong xã hội đó là ô nhiễm không khí và nước, gây ra nhiều căn bệnh lạ như: hen suyễn do khói ô nhiễm của các khu công nghiệp; bệnh Minamata khiến chân tay liệt, run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ do nhiễm độc thủy ngân từ nhà máy hóa chất; bệnh Itai Itai do nhiễm độc cadmium từ các sản phẩm phụ của quá trình khai thác mỏ, gây giải phóng canxi khỏi xương.

Những thực tế trên, cùng với áp lực phản đối mạnh mẽ từ dân chúng, buộc Chính phủ các nước và các nhà quản lý môi trường phải sớm tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, mà vẫn đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống cho người dân.

Phòng hơn chữa

Sớm nhận thức được áp lực lớn từ các vấn đề môi trường, trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn tại Nhật Bản. Chính phủ chấp nhận trả giá bằng nhiều nguồn lực để có được những thành tựu phát triển bền vững ngày hôm nay.

 Từ năm 1970, 14 luật môi trường ở Nhật Bản được ban hành và sửa đổi, trong đó có Luật Giải quyết tranh chấp môi trường, đã bảo vệ được phần nào quyền lợi của cộng đồng trước sức ép ô nhiễm. Tiếp sau đó, Luật đền bù thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm yêu cầu người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các cơ sở sản xuất phải thực thi nghiêm túc các biện pháp cải tiến kỹ thuật để ngăn chặn ô nhiễm. Trong trường hợp ô nhiễm xảy ra, dù là do vô tình hay sự cố kỹ thuật, thì cơ sở đó vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và phải bồi thường thiệt hại. Quy định này đã buộc các cơ sở sản xuất phải thận trọng trong quá trình sản xuất, xử lý chất thải và thường xuyên thực hiện chế độ bảo dưỡng, kiểm tra độ an toàn của các thiết bị. Đối với các vật nhiễm bẩn bị thải ra thì thực hiện việc giám sát theo quy tắc nồng độ.

Theo chia sẻ của chuyên gia Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Matsuzawa Yutaka, hành động chôn lấp rác thải bất hợp pháp tại Nhật Bản thường có nguyên nhân chính là việc thiếu trách nhiệm xã hội và nhận thức yếu kém đối với công tác bảo vệ môi trường. Vì mục tiêu lợi nhuận, các cơ sở này không muốn trả chi phí cho việc xử lý rác thải. Với các trường hợp này, luật pháp quy định rõ trách nhiệm và hình thức xử phạt như thu hồi giấy phép kinh doanh, tịch thu số tiền thu được do phạm tội, phạt tiền nặng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm, thậm chí là phạt tù. Tiêu biểu là vụ chôn lấp chất thải bất hợp pháp tại Công ty Gifu năm 2005, công ty này đã bị phạt 100 triệu Yên (899 nghìn USD), Chủ tịch công ty bị phạt 10 triệu Yên  (89,9 nghìn USD) và 5 năm tù giam.

Ngoài ra, một tư duy mới về quản lý sản xuất đã được Chính phủ Nhật Bản áp dụng, là không chỉ lo xử lý chất thải ở công đoạn cuối của sản phẩm, mà phải tính toán ngay từ khâu kế hoạch, làm sao để sản xuất hợp lý nhất, phát thải ít nhất. Vì vậy, cùng với các luật và quy định được ban hành, nhiều doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản đã không ngừng đầu tư công nghệ và thiết bị bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp được khuyến khích tìm ra con đường mới giảm sử dụng nguồn tài nguyên, giảm gánh nặng về môi trường và phát triển nguồn năng lượng mới. Đối với các nhà máy sản xuất đang trong quá trình nghiên cứu biện pháp và đầu tư thiết bị xử lý môi trường, Chính phủ sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí nhất định.

Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy mở rộng và khuyến khích việc sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Nếu doanh nghiệp nào không quan tâm đến bảo vệ môi trường, sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay, hiển nhiên những sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ tự bị đào thải khỏi thị trường. Như vậy có thể nói, việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ, mà còn là yêu cầu của thị trường. Chính phủ và người dân cùng nỗ lực đấu tranh, buộc các doanh nghiệp phải quyết tâm thực hiện.

Giảm chất thải bằng biện pháp kinh tế

Còn tại Hàn Quốc, trước những vụ scandal về ô nhiễm không khí, nước và rác thải, Chính phủ đã phải bỏ ra những khoản tiền lớn để khắc phục hậu quả, nhưng không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như mong muốn. Bởi vậy, ngay từ những năm 1990, hàng loạt chính sách, biện pháp mạnh bao gồm cả những biện pháp quản lý truyền thống cũng như những biện pháp dựa trên nguyên tắc thị trường đã được thực thi.

Song song với đó là chính sách phát triển tổng thể nhằm xây dựng một quốc gia bền vững, phát triển cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Chính sách “Hàn Quốc xanh 2006” là một minh chứng nhằm hài hòa tăng trưởng xanh với việc giảm chất gây ô nhiễm và cải thiện tình hình phát thải khí carbon. Trong đó, việc đánh thuế năng lượng, thu phí đối với các cơ sở phát thải ô nhiễm, thực hiện chế độ mua bán trao đổi hạn mức phát thải khí gây ô nhiễm là những biện pháp kinh tế để giải quyết các vấn đề về môi trường, góp phần giảm lượng ô nhiễm trong kinh doanh, giảm chi phí xã hội do giảm ô nhiễm và góp phần thúc đẩy việc phát triển công nghệ mới.

Cũng giống như Nhật Bản, Bộ Môi trường Hàn Quốc là cơ quan hàng đầu có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và ngăn chặn ô nhiễm. Nhiệm vụ của Bộ Môi trường được ghi rõ là “bảo vệ lãnh thổ khỏi sự ô nhiễm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân chúng để họ có thể được hưởng thụ môi trường thiên nhiên rộng lớn, với nguồn nước cũng như bầu trời trong sạch”. Bên cạnh đó, việc khuyến khích nhân dân tham gia vào việc bảo vệ môi trường và bảo tồn sự đa dạng sinh học luôn được chú trọng. Hàn Quốc đã phát động phong trào xây dựng “Làng sinh thái” và “Làng khôi phục sinh thái tốt”. Số những ngôi làng này tăng nhanh từ năm 2005, trở thành một hình thức nâng cao nhận thức hữu hiệu cho cư dân địa phương.

Như vậy, bài học lớn có thể rút ra từ quá trình phát triển của Nhật Bản và Hàn Quốc là sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp quản lý, điều hành và kiểm soát về môi trường với các giải pháp phát triển kinh tế. Nền tảng của các giải pháp là thay đổi nhận thức, chú trọng tới đạo đức, khơi dậy tình yêu với thiên nhiên, đề cao “giá trị tài sản thiên nhiên” trong việc thiết kế các chính sách phát triển kinh tế.

khong can danh doi tat ca de phat trien Khu công nghiệp ô nhiễm trở nên đắt giá

Chính quyền và người dân thành phố Amsterdam (Hà Lan) đã chung tay biến một khu công nghiệp bị ô nhiễm trở thành nơi đáng ...

khong can danh doi tat ca de phat trien Dùng chim bồ câu để đo mức độ ô nhiễm không khí

Thành phố London (Anh) vừa tiến hành sử dụng chim bồ câu để lấy số liệu về ô nhiễm không khí tại đây.

khong can danh doi tat ca de phat trien Bắc Kinh báo động Đỏ về ô nhiễm môi trường

Hôm 7/12, lần đầu tiên chính quyền thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đã nâng báo động ô nhiễm môi trường lên mức Đỏ - ...

Minh Anh

Đọc thêm

Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Chương trình 'Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử' nhằm góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ đối với đất nước.
Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Thông tin về việc diễn viên Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim và kết đôi với nam diễn viên tài năng Goo Yoo đang khiến người hâm mộ ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, giá dầu tăng chưa đến 1 USD. Trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít từ chiều qua (25/4).
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ quay đầu giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 97.000 đồng/kg.
IPPG và ACV đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity Forum năm 2024

IPPG và ACV đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity Forum năm 2024

Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác công bố Diễn đàn Trinity 2024 giữa các bên.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động