TIN LIÊN QUAN | |
Cô gái vĩ cầm ở Na Uy | |
Mơ về Vietnam Centre lan tỏa khắp thế giới |
Từng du học thành công và được nhận công việc giảng dạy trong những trường đại học danh tiếng tại Pháp, chị có thể chia sẻ những trải nghiệm đáng nhớ khi học tập và sinh sống tại đây?
Đã đi rất nhiều nước, nhưng với tôi, Pháp vẫn là một đất nước xinh đẹp nhất trên thế giới, đẹp cả về kiến trúc lẫn cảnh tự nhiên. Đó là những ngôi làng nhỏ bé, cổ kính, xinh xắn, những cánh đồng đầy hoa cải, hoa hướng dương, hoa oải hương... đẹp một cách không thể tưởng tượng được. Đó còn là những khu phố với những thảm cỏ mà mỗi mùa Xuân đến lại mọc đầy các loài hoa dại.
Tôi ấn tượng nhất với hình ảnh đoàn ngựa phi như bay trên đồng cỏ trên sườn núi hay hình ảnh đại bàng hiên ngang chao mình trên đỉnh núi trước những cơn gió thổi mạnh như muốn hất tung cả người lên không trung.
Lise Nguyễn từng tốt nghiệp bằng giỏi Đại học Ngoại thương Hà Nội. |
Đó là về cảnh, còn về con người, khi vào học và cả sau này làm nghiên cứu sinh, tôi bị choáng ngợp bởi cường độ làm việc của các giáo sư. Sau năm đầu tiên, tôi nói với họ rằng tôi đã hiểu tại sao Pháp lại là một cường quốc trên thế giới, vì Pháp có những con người như các giáo sư của tôi: làm việc, cống hiến hết mình ở đỉnh cao của trí thức nhưng lại rất hiền hòa và thân thiện.
Còn đối với bạn bè đồng môn, tôi phải thừa nhận rằng dù mình cũng được xếp vào những người khá giỏi ở Việt Nam thì những bạn đồng lứa khá giỏi của Pháp vượt xa chúng tôi rất nhiều về nền tảng cơ bản và kĩ năng thuyết trình hoặc xử lý vấn đề. Đó là điều khiến chúng ta thấy rõ nhất về khoảng cách của hai nền giáo dục.
Vậy đâu là thế mạnh của những sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam giống như chị khi hòa nhập với môi trường giáo dục hoàn toàn mới?
Sinh viên Việt Nam cũng như bản thân người Việt có điểm mạnh là tố chất tương đối tốt. Đó là khả năng học hỏi và nạp thông tin nhanh, khả năng thích nghi, sự cần cù. Chúng ta chỉ có thiệt thòi là nền giáo dục khiến chúng ta có một số lỗ hổng về năng lực và trình độ phát triển của nước ta cũng còn ở mức trung bình nên môi trường sống và học tập, hoặc tiếp cận công nghệ hiện đại còn hạn chế. Tuy nhiên, với những thế mạnh của mình, nếu bạn phát huy tốt, bạn sẽ đạt được những thành công nhất định.
Bản thân chị có những bí quyết, kinh nghiệm gì về hội nhập có thể truyền lại cho những người Việt trẻ?
Bản thân tôi cũng không có gì nhiều ngoài sự chăm chỉ và quyết tâm. Mọi con đường dẫn tới thành công ngoài tố chất tốt thì sự chăm chỉ và quyết tâm mới là yếu tố quyết định. Ngạn ngữ Pháp có một câu rất hay và rất đúng, đó là "aide-toi, le ciel va t’aider" có nghĩa là "bạn hãy tự giúp mình trước rồi trời sẽ giúp bạn sau". Trong mọi việc, mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn, hãy tự mình cân bằng bản thân và tự mình cố gắng trước, nhất định mọi việc sẽ có được kết quả, chí ít ra cũng là tốt hơn nhiều nếu bạn không vận động gì.
Lise Nguyễn từng tốt nghiệp bằng giỏi tại Đại học Ngoại thương Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ loại xuất sắc chuyên ngành kinh tế tại Pháp, chị tham gia giảng dạy chính tại Đại Học Paris II Panthéon Assas và được mời giảng dạy thêm tại Đại Học Paris XII và Trường Bách khoa Beauvais. Bên cạnh công việc dịch sách, chị hiện làm việc tại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội. |
Hơn nữa, chính việc bản thân vận động mới tạo nên các cơ hội để người khác có thể hỗ trợ bạn hoặc trong lúc vận động, bạn sẽ tự tìm thấy một con đường đi hợp lí hơn cho bản thân mình. Ngoài ra bạn hãy dám sống, sống một cách tràn đầy và mạnh mẽ, hãy yêu từng ngày của cuộc sống của bạn và làm điều mà bạn ao ước. Và quan trọng nhất là bạn đừng quên trân trọng và yêu thương con người, những người xung quanh bạn, gia đình, người thân, bạn bè hoặc kể cả người dưng. Hãy có một tâm hồn rộng mở, bởi khi bạn rộng mở, các cánh cửa khác cũng sẽ rộng mở với bạn.
Mới đây, chị đã cho xuất bản cuốn sách dịch Hạnh phúc trong 5 lá thư của tác giả Pascale Perrier tại Việt Nam và được nhiều độc giả yêu thích. Chị có thể chia sẻ tình yêu dành cho văn học Pháp?
Tôi thấy biết ơn cuốn sách Hạnh phúc trong 5 lá thư vì nó đã cho tôi được sống và thỏa mãn đam mê văn học của mình. Đối với tôi và cả thế hệ 7x, 8x, văn học Pháp không chỉ là một vngười bạn gần gũi quen thuộc mà còn là người thầy hướng dẫn chúng tôi về nhân sinh quan và thế giới quan. Những tác phẩm như Nhà thờ đức bà, Ba chàng lính ngự lâm, Lão hà tiện, 80 ngày vòng quanh thế giới, Hai vạn dặm dưới đáy biển, Hoàng tử bé, Không gia đình... đều là những cuốn gối đầu giường của tôi.
Tôi cũng mong mình có thể là một chiếc cầu nhỏ bé, bằng cách này hay cách khác, không chỉ thông qua văn học mà thông qua rất nhiều việc, nhiều lĩnh vực khác để có thể kết nối được hai đất nước xích lại gần nhau thêm nữa.
Xin cảm ơn chị!
Dù ở đâu, cũng có thể đóng góp cho quê hương Giáo sư Ngô Thanh Nhàn chia sẻ, những việc ông làm ở Mỹ nhưng liên quan và hướng về đất nước, nghĩa là có đóng ... |
Ngôi trường Việt ở ngoại ô Phnom Penh Đó là Trường Tiểu học Hữu nghị Khmer - Việt Nam Tân Tiến nằm ở quận Chhba Ompal (ngoại ô thủ đô Phnom Penh, Campuchia) ... |
Nhịp cầu mang tên "cựu lưu học sinh" Armenia - cái nôi từng đạo tạo ra hàng nghìn người Việt Nam học tiếng Nga, đại học, nghiên cứu sinh, thực tập sinh…, để rồi ... |