TIN LIÊN QUAN | |
Hàn Quốc: Mỹ và Triều Tiên đã đạt được “những tiến bộ có ý nghĩa hơn bao giờ hết” | |
Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Không có tuyên bố chung nhưng “chớ buồn” |
Phát biểu với truyền thông quốc tế sau Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 với nhà Lãnh đạo Kim Jong-un tại Hà Nội, Tổng thống Donald Trump giải thích sở dĩ hai bên chưa ra được tuyên bố chung vì liên quan đến lệnh trừng phạt. Ông nói: Về cơ bản, họ muốn lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hoàn toàn và chúng tôi không muốn vậy. Chúng tôi cần phải tiến tới một số vấn đề cụ thể.
Cuộc gặp thượng đỉnh lần 1 hồi năm ngoái được giới chính trị thế giới đánh giá là mang tính biểu tượng, với một tuyên bố chính trị có giá trị như một sự khởi động cho tiến trình vãn hồi hòa bình trên Bán đảo Triều tiên, trong đó phi hạt nhân hóa và dỡ bỏ cấm vận/trừng phạt là hai vấn đề cốt lõi, gắn bó mật thiết với nhau.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo chiều 28/2 ở Hà Nội.(ảnh: Nguyễn Hồng) |
Rõ ràng, lý do có cuộc gặp lần thứ 2 này, không phải để nhắc lại những gì đã từng tuyên bố mà cần có thỏa thuận cụ thể hơn. Trước cuộc gặp này, cả hai phía (mà chủ yếu từ phía Mỹ), đưa ra những thông điệp “lạc quan” về một kỳ thượng đỉnh hứa hẹn có bước chuyển cho tình hình Bán đảo Triều Tiên, một trong những điểm nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Xét trên giác độ đó, có thể hiểu rằng tại cuộc gặp lần 2 này, hai bên rõ ràng chưa tìm một nhận thức chung cho phép hóa giải những điều kiện mà mỗi bên đưa ra, gắn với phi hạt nhân hóa và dỡ bở trừng phạt/cấm vận. Qua phát biểu của ông Trump có thể thấy còn tồn tại khác biệt trong cách hiểu của mỗi bên về thế nào là phi hạt nhân hóa, các bước đi và lộ trình cụ thể, kèm theo những điều kiện mà phía bên kia cần đáp ứng. Mỹ có thể đã đòi hỏi nhiều hơn những gì mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể chấp nhận, hoặc có thể, theo Triều Tiên, những gì nước này đã và tuyên bố sẵn sàng thực hiện cho đến nay là đủ để Mỹ đi đến dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Cả hai, cho đến thời điểm này, có thể đã tiến đến lằn ranh giới đỏ mà họ không thể bước qua để có thể cùng nhau ký vào một thỏa thuận.
Tuy không đạt được thỏa thuận, nhưng có thể thấy ông Trump không hề phê phán hay “đổ lỗi” cho nhà Lãnh đạo Kim Jong-un, mà thậm chí còn có những lời lẽ ca ngợi cá nhân Chủ tịch Kim và đặt nhiều kỳ vọng vào đất nước Triều Tiên. Ông Trump tiếp tục nói về quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa hai người. Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng thể hiện đoàn đàm phán hai bên sẽ tiếp tục thương thảo trong những tuần tới, đồng thời cũng khéo léo đánh giá thỏa thuận mà hai bên đạt được ở cấp kỹ thuật đã là bước tiến so với một năm về trước tại Singapore. Rõ ràng, không đạt được thỏa thuận không có nghĩa là đổ vỡ. Tiến trình này sẽ còn tiếp tục và người ta vẫn còn có thể kỳ vọng vào những chuyển biến từ mỗi bên.
Trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 này, giới quan sát và phân tích quốc tế đã từng nhắc đến một “thỏa thuận tối thiểu” – điều mà các nhà đàm phán quốc tế phải đạt được trước khi đi đến một cuộc gặp ở cấp thượng đỉnh. Rõ ràng và đáng tiếc là dường như họ chưa có điều đó trước khi lên đường sang Hà Nội.
Mỹ - Triều cần xây dựng thêm lòng tin sau Thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội Đây là nhận định của TS. Phạm Cao Cường – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ - Viện Hàn lâm Khoa học xã ... |
Giới chuyên gia nói gì về kết quả Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2 tại Hà Nội? Ngay sau họp báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kết quả Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai, các nhà phân tích ... |
Những bình luận đầu tiên của giới lập pháp Nga về kết quả hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Ngày 28/2, ngay sau khi kết thúc cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kết quả hội nghị thượng đỉnh lần ... |