Thỏa thuận hạt nhân Iran: Mở cửa một thị trường đầy hứa hẹn

Việc Iran và nhóm 5+1 đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran có thể làm thay đổi các kịch bản địa chính trị và kinh tế ở Trung Đông. Quan trọng hơn, với việc các hạn chế đối với Tehran được dỡ bỏ, bên cạnh những tác động đối với thị trường năng lượng thế giới, một thị trường tiêu dùng với 80 triệu dân sẽ trở thành cơ hội lớn đối với nhiều đối tác thương mại truyền thống và tương lai của nước này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(Ảnh minh hoạ)

Vậy là, Iran - đất nước sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn thứ tư và trữ lượng khí gas thứ hai trên thế giới sẽ lại bán được tài nguyên năng lượng của mình. Mặc dù vậy, nguồn dầu mỏ Iran được dự báo sẽ chỉ tác động vào một thị trường đã dư nguồn cung và phần lớn các nhà phân tích cho rằng, sẽ không có một tác động lớn trong dài hạn đối với giá dầu. Các chuyên gia dự báo, sẽ có sự điều chỉnh giá dầu ngay sau khi bỏ cấm vận, nhưng Iran phải mất nhiều tháng để khôi phục sản xuất do các công ty dầu lửa lớn đã rời khỏi đất nước này từ năm 2012.

Phản ứng đầu tiên là trong ngày 14/7, dầu Brent đã giảm 2,5%, xuống dưới mức 57 USD/thùng. Giả định rằng các lệnh cấm vận sẽ được dỡ bỏ dần dần, nhưng khi chúng được thực hiện nhanh hơn và cho phép Iran bán ra lượng dự trữ của mình, dự tính là 157.800 triệu thùng, thì đà giảm giá sẽ mạnh hơn, theo Bloomberg. Mặc dù vậy, việc duy trì kịch bản giá dầu hạ sẽ tiếp tục làm lợi cho các nền kinh tế của các khu vực như châu Âu, nơi mà áp lực lạm phát thấp, có thể giữ được tỷ lệ lãi suất chuẩn ở mức thấp.

Với việc các biện pháp trừng phạt bị dỡ bỏ, năm tới, Iran có thể cung cấp thêm 500.000 thùng dầu mỗi ngày cho thị trường. Mặc dù công suất hiện tại của Iran là 2,8 triệu thùng dầu/ngày, nhưng người ta cho rằng, nước này cần ít nhất 200 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng để bù đắp cho những trì trệ trong suốt một thập kỷ bị cô lập. Các công ty dầu lửa như BP, Shell, và Repsol (từng hoạt động ở Iran trước khi nước này bị trừng phạt), và Total, Statoil và Lukoit,... có thể là các công ty dầu lửa đầu tiên sẽ tái khởi động các dự án đã không được triển khai tại đây trong 3 năm qua.

Bên cạnh những tác động lên lĩnh vực năng lượng, việc mở cửa thị trường Iran cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là một sự thúc đẩy đối với ngành ô tô và ngành hàng không dân dụng, các công ty bán hàng tiêu dùng, thực phẩm và thuốc lá, ô tô và các phụ kiện xa xỉ sẽ được hưởng lợi từ gần 80 triệu người tiêu dùng.

Những công ty châu Âu được cho là có lợi thế trong tranh thủ những thay đổi này về khoảng cách về địa lý và do mối quan hệ thân thiết với Iran (như Pháp). Họ từng hiện diện ở Iran nên hiện nay sẽ có vị thế tốt hơn. Một số trường hợp điển hình như Renault và Peugeot (Iran là thị trường lớn thứ hai của hai hãng xe này trước khi bị cấm vận), các công ty thực phẩm Danone và Nestle, hoặc các nhãn hiệu thời trang như Prada, hay LVMH...

Tác động của việc dỡ bỏ trừng phạt cũng tác động rất lớn tới thị trường chứng khoán Iran trong năm 2016. Các chuyên gia cho rằng trong năm đầu tiên, thị trường chứng khoán nước này sẽ thu hút khoảng 1 tỷ USD.

Lệ Chi (tổng hợp)

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Lo ngại về những rủi ro bảo mật dữ liệu người dùng trên Facebook, chính phủ Hà Lan đang xem xét việc cấm hoàn toàn nền tảng mạng xã hội ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

GDP của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý I/2024, trong khi tốc độ tăng trưởng của quý trước đó là 3,4%.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

Nhìn từ Hiệp định Geneva, bài học chúng ta vận dụng đó là, chỉ có thể đối thoại, hợp tác mới có thể phát triển.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động