Tour de France: Vẫn còn “bóng ma” doping

Ở cuộc đua năm thứ 105, “bóng ma” doping vẫn chưa buông tha giải đua xe đạp Vòng quanh nước Pháp - Tour de France.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

 

Tháng 7, tháng nước Pháp kỷ niệm Quốc khánh, cũng là mùa họ tổ chức cuộc đua xe đạp nổi tiếng nhất thế giới: Tour de France.

 

Còn nhớ cũng vào tháng 7 năm ngoái, các báo Pháp đăng “cáo phó”: “Tour de France đã chết, thọ 104 tuổi!”. Những trang báo đen tối này xuất hiện sau khi nhà vô địch năm 2006 Floy Landis đã bị tước huy chương vàng vì doping cùng hàng loạt vụ dùng chất kích thích bị phát hiện trong mùa giải 2007.

Thể thao VN với doping

 

 Thể thao VN cũng đang dính phải một vụ doping nghiêm trọng của nữ VĐV thể hình hàng đầu quốc gia Nguyễn Thị Mỹ Linh, người đã đem về thể hình nước nhà 2 HCV (2005, 2006) và 2 HCB (2004, 2007) và ở giải vô địch châu Á.

 

Ngày 30/6, trước giải Thể hình châu Á tại Hong Kong, bản phân tích mẫu thử do phòng thí nghiệm ĐH Penang (Malaysia) thực hiện cho biết, mẫu thử của Linh có hoạt chất Frusemide, thuộc danh mục các chất cấm sử dụng.  Linh cho rằng trong thời gian tập luyện chuẩn bị cho giải này, chị đã dùng thuốc chữa chứng đau thắt lưng và bí tiểu theo đơn của bác sĩ mà hoàn toàn không biết là trong các loại thuốc chị sử dụng có tên của loại thuốc trong danh mục bị cấm.

Theo quy định của Liên đoàn Thể hình Thế giới, Mỹ Linh sẽ bị cấm thi đấu 2 năm và nộp phạt 2.000 USD. Đây là bài học đắt giá đối với nữ VĐV 37 tuổi này cũng như toàn thể các VĐV Việt Nam trong quá trình  hội nhập và tham gia các giải thể thao khu vực và quốc tế, mà quan trọng nhất và gần nhất là Olympic Bắc Kinh.                 

 

 

Tuy nhiên, Tour de France không chết. Giải đấu bách niên có dư này vẫn rộn ràng khai mạc vào đầu tháng 7 sẽ kéo dài đến ngày 27/7 và đang được người dân đất nước hình lục lăng chào đón nồng nhiệt trên từng chặng đua. Giải năm nay khai mạc mà không có sự góp mặt của đương kim vô địch Alberto Contador, do ảnh hưởng của án phạt dành cho đội đua Astana của anh vì năm ngoái, đội đua này có vài tay đua dùng doping.

 

“Bóng ma” doping vẫn ám ảnh giải xe đạp năm nay. Ngay từ chặng đua đầu tiên, người ta đã phát hiện ra mẫu nước tiểu của tay đua Manuel Beltran (đội Liquigas) có kết quả dương tính. Lập tức Beltran bị loại khỏi giải đấu và bị đội đua tạm thời sa thải. Tiếp theo là án phạt cấm thi đấu 2 năm.

 

Đây là kết quả của quá trình xiết chặt kiểm tra doping của Ban tổ chức. Bên cạnh các cách thử doping truyền thống như lấy mẫu máu và nước tiểu, lần đầu tiên, Ban tổ chức thực hiện thử lượng phát triển hormone trong cơ thể các tay đua. Các phòng thí nghiệm di động sẽ được sử dụng ngay sau vạch đích để các tay đua thực hiện việc thử doping ngay tại chỗ. Để đảm bảo sự chính xác của kết quả, nhà tổ chức giải Amaury Sports Organisation (ASO) cũng đã chuyển đối tác thử doping từ Hiệp hội Xe đạp Quốc tế (UCI) sang Cơ quan Chống Doping Pháp (AFLD). Các thủ tục làm việc của AFLD được sự trợ giúp của cảnh sát Pháp và Liên đoàn Xe đạp Pháp.

 


Như vậy là trong vòng 4 năm qua, năm nào Tour de France cũng bị doping vấy bẩn. Người hâm mộ môn xe đạp đang đặt ra câu hỏi: Chả lẽ doping không chịu buông tha giải đấu bách niên này sao?

 

 

Ngọc Bích

Đọc thêm

U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

Quan Văn Chuẩn thừa nhận mắc sai lầm dẫn đến tình huống U23 Việt Nam phải nhận bàn thua trước U23 Iraq, dừng chân ở tứ kết VCK U23 châu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel ...
Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Chuyến thăm hai ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao...
CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

CEO Meta Mark Zuckerberg ‘bốc hơi’ hơn 18 tỷ USD trong một ngày

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu Meta tiếp tục giảm khiến cho tài sản ròng của Mark Zuckerberg “bốc hơi” hơn 18 tỷ USD. Nhưng ông chủ ...
Dự báo thời tiết hôm nay (27/4): Nắng nóng đặc biệt gay gắt diện rộng; Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C; cảnh báo mưa, giông

Dự báo thời tiết hôm nay (27/4): Nắng nóng đặc biệt gay gắt diện rộng; Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C; cảnh báo mưa, giông

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực hôm nay (27/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động