Ung thư không phải sứ giả của thần Chết

Ung thư – được biết đến là căn bệnh hiểm nghèo và đã trở nên quá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Người ta vẫn nhìn thấy, nghe thấy và thậm chí, những người không may mắc bệnh còn cảm nhận được nó trong cơ thể mình – như một sứ giả không mong đợi được thần Chết phái đến. Nhưng, liệu ung thư có đáng sợ đến thế?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sống lạc quan và hòa hợp, thực hành thư giãn và điều hòa cảm xúc là những phần không thể thiếu trong việc phòng, chống ung thư.

Điều trị hay không?

 

GS. Hardin B. Jones của Đại học Y California (Mỹ) từng tuyên bố rằng, có đủ bằng chứng cho thấy bệnh nhân ung thư không được điều trị sống lâu hơn những người được điều trị.

 

Nghiên cứu trong thời gian dài của TS. Stanley Reimann về những trường hợp ung thư ở bang Pennsylvania (Mỹ) cũng đưa ra kết quả những người được điều trị bằng giải phẫu, xạ trị hoặc hoá chất có thời gian sống ngắn hơn những người không điều trị. Những kết luận này không được nhiều ý kiến đồng tình mà còn gây nhiều tranh cãi.

 

TS. Allen Rutherford của Đại học Y Pennsylvania (Mỹ) cho biết: “Các bác sĩ giải phẫu chỉ hy vọng có thể cắt bỏ khối u ung thư, nhà xạ trị hy vọng đốt cháy những tổ chức bị ung thư… Nhưng không ai trong số họ có thể bảo đảm chữa khỏi ung thư”. 

 

Hệ miễn dịch rất quan trọng

 

TS. Cornelius P. Rhoads, Giám đốc Viện Sloan Kettering (New York) cho biết một số người có thể rũ bỏ ung thư dễ dàng như vượt qua một trận cảm cúm thông thường, trong khi nhiều người khác lại trở thành nạn nhân.

 

Bằng chứng đầu tiên về khả năng miễn dịch của cơ thể có thể chiến thắng ung thư được biết đến khi những tế bào ung thư được tiêm vào những tù nhân khoẻ mạnh và tình nguyện tại bang Ohio (Mỹ). Những tù nhân này chỉ bị viêm nhẹ và sau đó, tế bào ung thư không hề có dấu hiệu phát triển. Tuy nhiên, khi tiêm những tế bào này vào bệnh nhân ung thư đang điều trị ở Bệnh viện Memorial ở New York, ung thư ở những người này đã phát triển. Nhiều nhà khoa học cho rằng những người khoẻ mạnh đều đã trải qua một đôi lần cơ thể phải đối phó với những tế bào ung thư. Tuy nhiên lúc đó, hệ miễn dịch khoẻ mạnh đã thắng và tiêu diệt tế bào ung thư trước khi chúng có điều kiện phát triển thành ung thư thực sự.

 

Bác sĩ Cornelis Moerman (1893-1988), người Hà Lan, cũng đã phát triển phương pháp chữa bệnh ung thư bằng những thực phẩm tự nhiên có nhiều sinh tố, chất khoáng và những vi chất, nhất là những sinh tố A, C và E mà ông gọi là những chất dinh dưỡng chống ung thư (Anti-carcinogenic nutrients).

 

Theo ông Moerman, ung thư không phải là một bệnh cục bộ mà là bệnh của hệ miễn dịch, nên một hệ miễn dịch mạnh không chỉ giúp ngăn chặn sự phát triển khối u, mà còn có thể biến những tế bào ung thư thành tế bào lành. Bắt đầu nghiên cứu và thí nghiệm từ những năm 1930 và đến cuối năm 1987, Bộ Y tế Hà Lan đã công nhận phương pháp của ông là Liệu pháp chữa ung thư Moerman - một phương pháp chữa bệnh ung thư chính thức và có hiệu quả.

 

Môi trường sống trong lành

 

Có rất nhiều nghiên cứu và báo cáo cho thấy ung thư không xuất hiện ở những cộng đồng dân cư sống bằng lối sống tự nhiên, không ăn những thực phẩm công nghiệp. Bác sĩ  Albert Schweitzer cho biết không có người châu Phi nào bị ung thư cho đến khi làn sóng văn minh của người phương Tây du nhập những lối sống mới, kèm theo những thực phẩm của công nghiệp chế biến và những chất độc hoá học. Các nghiên cứu của Vilhjalmur Stefanson về sinh hoạt của Eskimo, của Robert Mc Carrison về người Hunza… cũng cho thấy: Những người sống bằng thực phẩm tự nhiên đều được miễn nhiễm với căn bệnh ung thư.

 

Theo S.Harry Rubin, phòng thí nghiệm vi trùng học thuộc trường Đại học California, trong cuộc chiến chống ung thư, điều cần làm là phải xây dựng nên một hệ thống miễn dịch đủ mạnh để phòng thủ hơn là trực diện tấn công chúng. Một chuyên gia về bệnh ung thư khác cũng cho rằng: Để ngăn chặn ung thư là tạo nên một sức đề kháng tốt thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn uống theo cách truyền thống với nhiều chất xơ và những vi chất cần thiết sẽ giúp cho hệ miễn nhiễm có đủ khả năng tiêu diệt tế bào ung thư hoặc biến để chúng trở thành những tế bào bình thường.

 

Giải tỏa stress

 

Nhiều nghiên cứu khoa học khác cũng cho thấy những cảm xúc tiêu cực đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt hoặc làm phát triển tế bào ung thư. Phần lớn những bệnh nhân ung thư đều thuộc típ người dễ uất giận, không có khả năng giải toả những cảm xúc tiêu cực.

 

GS. Bernard Roizman, thuộc trường Đại học Y Johns Hopkins giải thích: Nhiều người đang có sẵn một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với ung thư. Dưới những điều kiện sống bình thường, những “ung thư ngủ ngầm” này không xuất hiện. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể làm rối loạn hoạt động nội tiết và suy giảm hệ miễn dịch nên đã kích hoạt ung thư phát triển.

Do đó, thay đổi quan điểm sống, sống lạc quan và hoà hợp, thực hành thư giãn và điều hoà cảm xúc là những phần không thể thiếu trong việc phòng, chống ung thư.

 

Lương y Võ Hà

Đọc thêm

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động