TIN LIÊN QUAN | |
“Nỗi oan” của các công ty đa quốc gia Mỹ | |
“Các công ty đa quốc gia xem xét Việt Nam kỹ hơn” |
Trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, các công ty như Nestle, PepsiCo, Unilever, Mondelez, Coca-Cola, Mars, Danone, Associated British Foods (ABF), General Mills và Kellogg là những "ông lớn" thống lĩnh thị trường toàn thế giới.
Đều có trụ sở tại Mỹ hoặc các nước châu Âu, những công ty này thống trị các sản phẩm từ sữa, nước giải khát, bánh kẹo đến các loại ngũ cốc. Từ đó, 10 công ty đã xây dựng nên “đế chế" kinh doanh rất đa dạng, sử dụng hàng triệu người lao động và có doanh thu hơn 1,1 tỷ USD mỗi ngày.
Coca Cola và Pepsi đã trở thành hai công ty mua lượng đường lớn nhất thế giới. (Nguồn: Blogspot) |
Khi vào các siêu thị, đi đến đâu khách hàng cũng thấy rất nhiều nhãn hàng khác nhau. “Những mặt hàng này đều thuộc sở hữu của 10 công ty đa quốc gia trên", ông Irit Tamir, Giám đốc chính sách vận động khu vực tư nhân của tổ chức phi chính phủ Oxfam ở châu Mỹ, cho biết.
Tuy hoạt động đa lĩnh vực trên thị trường toàn cầu nhưng mỗi công ty lại có những thế mạnh về một số sản phẩm nhất định. Ví dụ về ca cao, 3 công ty Mars, Mondelez và Nestle kiểm soát khoảng 40% giá trị thương mại của thế giới. Trong khi đó, ở lĩnh vực nước giải khát, Coca Cola và Pepsi đã trở thành hai công ty mua lượng đường lớn nhất toàn cầu.
Những công ty này có tầm ảnh hưởng rất lớn để định ra cách thức phân phối lương thực thực phẩm trên toàn cầu và có tiềm năng đưa ra những hoạt động để giúp giảm nạn đói. Vì vậy, tổ chức phi chính phủ Oxfam (Anh) đã dành 3 năm nay để cổ vũ cho chiến dịch mang tên "Đằng sau những thương hiệu" nhằm thảo luận về chính sách thu mua lương thực và tác động đến thị trường lương thực, thực phẩm của các công ty đa quốc gia.
Trên cơ sở giám sát sự minh bạch, khí hậu và nước, tác động của những chính sách về sử dụng đất, nông dân và lao động nữ, tổ chức Oxfam đã đưa ra một bảng xếp hạng trách nhiệm xã hội của 10 tập đoàn lớn trong chính sách thu mua lương thực, thực phẩm. Sau đó, Oxfam đã vận động các doanh nghiệp nâng cao tầm ảnh hưởng của họ trong nhiều lĩnh vực cụ thể. "Chúng tôi yêu cầu các công ty lớn có chế độ tốt hơn đối với những lao động nữ," ông Irit Tamar nhấn mạnh.
Nestlé là công ty đa quốc gia lớn về thực phẩm dinh dưỡng. (Nguồn: Getty Images) |
Được biết, những công ty nước giải khát đa quốc gia đã được yêu cầu phải bảo đảm không để xảy ra những xung đột với người nông dân về đất trồng mía nhằm cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho nhà máy đường. Trong khi đó, các công ty ngũ cốc như General Mills và Kellogg được mời tham dự các hoạt động nhằm tìm kiếm các giải pháp làm giảm tác động đến biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo Oxfam, nhiều công ty đã phản ứng tích cực đối với chiến dịch vận động trên. Chẳng hạn như tháng 2/2013, công ty Nestle tuy có điểm số tốt nhất trong 10 công ty lớn trên, nhưng cũng chỉ đạt được 38/70 điểm tối ưu thì đến năm 2016, điểm số của Nestle đã cải thiện đáng kể, đạt 52/70 điểm tối ưu.
Khuyến khích doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng Ngày 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tiếp ông Irial Finan, Phó Chủ tịch điều hành Tập ... |
Cà phê Cuba sắp trở lại Mỹ Nespresso, thuộc sở hữu của Nestle, sẽ là công ty đầu tiên đưa cà phê Cuba trở lại Mỹ sau hơn 50 năm. |
Châu Âu tuyên chiến với nạn trốn thuế Ngày 12/4, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra một số chính sách mới, trong đó yêu cầu các công ty đa quốc gia ... |