10 khám phá khoa học nổi bật 2007

Những đột phá liên quan đến nghiên cứu tạo tế bào gốc, giải mã gien người, khám phá hành tinh, truy tìm nguồn gốc con người hay tìm ra vật chất mới… đã được tạp chí Time của Mỹ bình chọn là những phát minh, khám phá khoa học nổi bật nhất năm 2007.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

1. Tạo tế bào gốc phôi từ da người

Tháng 11/2007, Shinya Yamanaka ở ĐH Kyoto (Nhật Bản) và chuyên gia sinh học phân tử James Thomson ở ĐH Wisconsin (Mỹ) đã thành công trong việc biến các tế bào da bình thường ở người thành các tế bào gốc có khả năng hoạt động như các tế bào gốc phôi. Đột phá này một ngày nào đó có thể cho phép các nhà khoa học tạo ra những tế bào gốc phôi mà không cần phá hủy các phôi thai. Dù ở giai đoạn đầu thử nghiệm, song đột phá này đã mở ra nhiều hướng mới trong nghiên cứu tế bào gốc. Thực vậy, chỉ một tuần trước khi công trình được công bố, các nhà khoa học Mỹ ở Portland cũng thông báo họ đã lần đầu tiên tạo ra các tế bào gốc phôi vô tính từ khỉ, một bước đến gần hơn với việc tạo ra tế bào sinh sản vô tính của người.

2. Bản đồ gien người

Tháng 9/2007, nhà sinh lý học người Mỹ J.Craig Venter đã công bố trên mạng bản đồ gien đã được giải mã của chính mình. Cùng với các nhà nghiên cứu ở Viện J.Craig Venter có trụ sở tại Maryland, Venter đã công bố toàn bộ chuỗi gien “lưỡng bội” - tất cả ADN ở cả hai bộ nhiễm sắc thể thừa hưởng từ cha, mẹ. Thành tựu của Venter đã đưa khoa học tiến gần hơn tới kỷ nguyên chẩn trị bệnh cho từng cá nhân và dò tìm căn nguyên các biến đổi gien ở người. Có thể sự phát hiện này không giúp chúng ta biết được bố mẹ có phải là nguyên nhân khiến con cái bị hói hay cận thị, song đối với các bệnh nặng như tim hay ung thư vú, cơ hội điều trị với bộ gien đã giải mã sẽ cao hơn.

3. Sao băng sáng nhất

Các nhà thiên văn học ở ĐH California và Texas (Mỹ) đã quan sát được vụ nổ hành tinh lớn nhất và sáng nhất, hay còn gọi là sao băng (supernova). Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học nhìn thấy cái chết của một hành tinh lớn như thế. Hành tinh này có tên khoa học là SN 2006gy, lớn gấp 100-200 lần  kích thước Mặt trời. Trong 400 triệu ngôi sao ở dải ngân hà, ước tính chỉ có khoảng chục ngôi sao khổng lồ như vậy. SN 2006gy lọt vào lỗ đen và nổ trong dải thiên hà, cách chúng ta 240 triệu năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học tin rằng SN 2006gy có thể đưa ra manh mối giúp giải thích nguyên biến mất các ngôi sao lớn trong thời kỳ đầu của vũ trụ.

4. Phát hiện hàng trăm loài mới

Trên tạp chí Nature tháng 5/2007, các nhà khoa học thông báo đã phát hiện hơn 700 loài sinh vật mới, trong đó có loài san hô ăn thịt và nhện biển khổng lồ dưới đáy biển Weddell ở Nam cực. Họ cũng xác định được 24 loài mới ở vùng Suriname, bao gồm 12 loài động vật cánh cứng, 1 loài kiến, 6 loài cá và 5 loài ếch mới. Một quần thể động vật khác được tìm thấy bao gồm một loài lưỡng cư không chân tại Goa (Ấn Độ), 11 loài động-thực vật ở vùng rừng nhiệt đới miền Trung Việt Nam, loài khỉ ở Uganda, loài dơi chân giác hút ở Madagascar, loài báo ở Sumatra và Borneo và loài hải sâm “Little Strawberry” ngoài khơi Đài Loan.

5. Phát triển van tim từ tế bào gốc tủy xương

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính trong 3 năm tới toàn cầu sẽ có khoảng 600.000 người cần thay van tim. Các nhà khoa học Anh đã mang đến cho họ niềm hy vọng mới. TS Magdi Yacoub ở ĐH Hoàng gia London nói rằng sau 10 năm trồng cây đã đến ngày hái quả. Nhóm ông đã phát triển các tế bào gốc tủy xương thành mô van tim có chức năng của van tim người. Yacoub hy vọng mô này có thể phát triển mang hình hài của một van tim, dựa trên một khung collagen đặc biệt. Thành công của Yacoub khuyến khích các nhà khoa học khắp thế giới nỗ lực phát triển các van tim mới và cả các bộ phận khác của cơ thể. Nếu các van tim này thử nghiệm thành công trên động vật, ông cho rằng có thể ghép cho người trong vòng 3-5 năm tới.

6. Phát hiện các “Sao Mộc nóng”

Tháng 10/2007, trong chương trình tìm kiếm các hành tinh giống Trái Đất (WASP), các nhà khoa học Anh đã xác định 3 hành tinh mới ngoài Thái dương hệ. Những hành tinh này có tên WASP-3, WASP-4 và WASP-5, kích thước tương đương sao Mộc và quỹ đạo tương đối gần mặt trời của chúng, nên nhiệt độ trên bề mặt khoảng 2.000oC. Điều đó loại bỏ khả năng có sự sống trên các “sao Mộc nóng” này. Tuy nhiên, các nhà khoa học phỏng đoán các hành tinh cỡ bằng Trái Đất khác có thể có nhiệt độ mát hơn và xa mặt trời của chúng hơn.

7. Khám phá loài khủng long khổng lồ có cánh

Trên tạp chí Nature tháng 6/2007, các nhà khoa học Trung Quốc đã công bố những khám phá về bộ xương khủng long khổng lồ nặng gần 1.500kg, có cánh như chim và từng sống ở ở Nội Mông cách đây 70 triệu năm. Các nhà cổ sinh vật học cho biết Gigantoraptor erlianensis đã làm đảo lộn các giả thiết trước đây cho rằng loài khủng long ăn thịt sẽ nhỏ hơn khi chúng mọc thêm đôi cánh. Tuy nhiên, con khủng long này chết khi còn non, nên rất có thể nó còn to hơn khi nó trưởng thành. Hóa thạch này ủng hộ luận điểm cho rằng khủng long ăn thịt hai chân là tổ tiên của loài chim hiện đại. 

8. Tổ tiên của loài người hiện đại ở châu Phi

Đầu năm 2007, một nhóm nhà khoa học quốc tế thông báo việc phân tích xương sọ hóa thạch được phát hiện ở Nam Phi năm 1952 đã tiết lộ bằng chứng hóa thạch đầu tiên cho thấy loài người hiện đại di cư khỏi châu Phi từ khoảng 65.000 đến 25.000 năm trước. Các nhà khoa học đã xác định tuổi hộp sọ được khai quật gần Hofmeyr bằng cách kiểm tra độ phóng xạ của cát nằm trong hốc sọ. Kết quả cho thấy hộp sọ có niên đại 36.000 năm tuổi, sớm hơn 3.000 năm so với các hộp sọ được tìm thấy ở châu Âu, Đông Á và Australia. Điều này củng cố thêm luận thuyết cho rằng người hiện đại có nguồn gốc cận Sahara châu Phi.

9. Động vật già nhất thế giới

Tháng 10/2007, các nhà nghiên cứu ở ĐH Bangor, xứ Wales, đã tiến hành rà soát thềm lục địa duyên hải Bắc Iceland, khi họ tình cờ phát hiện một con trai được cho rằng sống lâu nhất thế giới - 405 tuổi. Có lẽ nó còn sống lâu hơn nếu nhóm nghiên cứu không buộc phải tiến hành xác định tuổi của nó thông qua các vòng trên vỏ. Các loài trai Bắc Đại Tây Dương có thể sống từ 200-300 năm.

10. Chất kryptonite trong thực tại

Tháng 4/2007, các nhà địa chất Serbia đã đào trúng một mỏ bột trắng. Ông Chris Stanley, nhà khoáng vật học ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, đã khám phá ra đây là chất có thành phần hóa học tương tự như sodium lithium boron silicate hydroxide, một loại chất hoàn toàn giả tưởng mà trong phim Siêu nhân trở lại (2006) gọi là kryptonite, phát ra màu xanh để làm giảm sức mạnh của siêu nhân. Loại vật chất tìm được trong thực tế này sẽ được gọi là jadarite, tên vùng đất ở Serbia nơi tìm thấy nó. Người ta không thể gọi nó là kryptonite như trong phim Siêu nhân vì krypton là chất khí đang tồn tại trên trên giới.

Hoàng Minh (tổng hợp)

Đọc thêm

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Dương Tử Quỳnh nhận Huân chương Tự do, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngợi khen

Dương Tử Quỳnh nhận Huân chương Tự do, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngợi khen

Ngày 3/5, nữ diễn viên đoạt giải Oscar Dương Tử Quỳnh nhận Huân chương Tự do từ Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng.
Man City: Sao trẻ Phil Foden và đam mê câu cá cùng bố dịp cuối tuần

Man City: Sao trẻ Phil Foden và đam mê câu cá cùng bố dịp cuối tuần

Phil Foden có sở thích cùng bố đi đâu cá dịp cuối tuần, từng bỏ lỡ buổi ăn mừng vô địch Ngoại hạng Anh 2018 vì chuyến đi câu đã ...
Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Thật khó để tìm thấy một khía cạnh nào đó của cuộc sống ở Nhật Bản mà không bị ảnh hưởng bởi đồng Yen mất giá!
Mỹ: Người phụ nữ hai lần trong gần 3 tháng trúng số độc đắc trị giá 1 triệu USD

Mỹ: Người phụ nữ hai lần trong gần 3 tháng trúng số độc đắc trị giá 1 triệu USD

Chỉ chưa đầy 3 tháng sau lần trúng số độc đắc đầu, Christine Wilson tiếp tục nhận giải thưởng 1 triệu USD lần thứ hai.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động