100 ngày thử lửa

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đánh dấu 100 ngày cầm quyền vào ngày 29/4 tới. Trong khi Nhà Trắng tự đánh giá là chính quyền có nhiều thành tích nhất trong 100 ngày đầu tiên kể từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt năm 1933, New York Times lại chạy tít “100 ngày kinh hoàng”. Đâu là sự thật?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170427113615 Báo chí Mỹ: Tổng thống Trump cân nhắc rút khỏi NAFTA
tin nhap 20170427113615 Mỹ công bố những thành tựu đầu tiên của Tổng thống Trump

Câu chuyện đánh giá Tổng thống sau 100 ngày cầm quyền đầu tiên ở Mỹ bắt đầu từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt. Lên cầm quyền năm 1933, đúng giai đoạn nước Mỹ đang ở điểm đáy của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính 1929-1933, Roosevelt đã đề ra kế hoạch hành động 100 ngày bằng việc công bố hàng chục đạo luật, ký hàng loạt sắc lệnh của Tổng thống, đặt nền tảng cho Thỏa ước mới (New Deal) để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng.

tin nhap 20170427113615
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đánh dấu 100 ngày cầm quyền vào ngày 29/4 tới. 

Thông lệ của nước Mỹ

Từ đó trở đi, người Mỹ, báo giới và hệ thống chính trị nước này có thông lệ “kiểm điểm” thành tích 100 ngày cầm quyền đầu tiên của vị tân Tổng thống, từ đó đoán ra xu hướng chính sách của nước Mỹ trong thời gian còn lại của 4 năm cầm quyền. Trong bối cảnh khủng hoảng của nước Mỹ năm 1933, việc dự báo chính sách dài hơi khi đó còn tương đối khả dĩ bởi Tổng thống Roosevelt không có lựa chọn nào khác là buộc phải hành động quyết liệt. Vì vậy, hệ quả tích cực từ những đạo luật và sắc lệnh của Tổng thống Roosevelt ngay từ ngày đầu bước chân vào Nhà Trắng là điều có thể dự báo trước.

Tuy nhiên, càng về sau, việc dự báo chính xác chính sách dài hơi trên cơ sở thành tích 100 ngày đầu cầm quyền càng trở nên khó khả thi hơn, do tình hình đối nội của Mỹ và môi trường quốc tế ngày càng chuyển biến nhanh và có những biến động khó lường. Chẳng hạn, 100 ngày đầu của chính quyền Bill Clinton trôi qua hết sức mờ nhạt. Tuy nhiên, sau đó chính quyền Clinton đã sớm ổn định và ghi được kỳ tích là đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và dài nhất trong lịch sử nước Mỹ thời hậu chiến. Còn Tổng thống Barack Obama gặp thuận lợi trong thời gian đầu, nhưng sau đó hoạt động của chính quyền này bị chững lại vì vấp phải sự kháng cự quyết liệt của Hạ viện do Cộng hòa kiểm soát từ năm 2010. 

Còn chính quyền Trump thì sao? Những ngày này, nhiều tờ báo lớn ở Mỹ giật tít “100 ngày thất bại”, “100 ngày kinh hoàng”… bên cạnh việc đưa ra những con số giật mình về những thành tích “nghèo nàn” của chính quyền Trump. Theo truyền thông Mỹ, tỉ lệ ủng hộ dành cho ông Trump hiện chỉ khoảng 41%, mức thấp kỷ lục so với các ông Clinton và Kennedy cùng thời kỳ với tỷ lệ tương ứng là 55% và 75%. Không ngoài dự đoán, Tổng thống Donald Trump gọi ngay đây là “tin giả”. Tiếp đó, ngày 25/4, trang điện tử của Nhà Trắng “phản công” bằng cách công bố dữ liệu chi tiết về “thành tích” vượt trội của ông Trump. Theo đó, trong 100 ngày, ông Trump ký 30 sắc lệnh Tổng thống, so với 19 sắc lệnh ký dưới thời Obama và 11 dưới thời Bush. Về văn bản luật, ông Trump ký ban hành 28 đạo luật, so với 11 của ông Obama, 7 của ông Bush và hơn cả ông Kennedy (26 văn bản).    

Thành tích bước đầu

Ngay từ phút đầu ông Trump bước chân vào Nhà Trắng ngày 20/1, ít ai có thể hình dung những sóng gió trong nội bộ chính quyền, quan hệ giữa cá nhân Tổng thống và chính quyền Trump với Quốc hội cũng như báo giới Mỹ. Thông thường trong nền chính trị Mỹ, các chia rẽ chính trị có xu hướng tạm thời lắng xuống sau khi Tổng thống và Quốc hội mới được lựa chọn sau bầu cử.

Nhưng trường hợp Trump thì khác hẳn. Chính trường Mỹ vẫn hàng ngày sôi sục, bất an như trước ngày bầu cử, từ chuyện bị tố quan hệ mờ ám giữa chính quyền Trump với Nga; việc Cố vấn an ninh quốc gia Mike Flynn bị phế truất chỉ sau 23 ngày tại vị; chuyện ông Trump liên tục công kích các chính sách kinh tế, đối nội, đối ngoại “thất bại” của người tiền nhiệm...

Trong lịch sử cận đại Mỹ, có lẽ chưa có trường hợp báo giới – quyền lực thứ tư – lại bị qua mặt và “mạt sát” thậm tệ, đến mức đại diện của một số báo, hãng tin lớn như New York Times, CNN, Politico, Los Angeles Times còn bị “mời” ra khỏi cuộc họp báo thường kỳ của Nhà Trắng. Trong khi đó, ông Trump vẫn tiếp tục thói quen cố hữu dùng mạng xã hội Twitter để tự đưa tin, ca ngợi đồng nghiệp, đồng minh và công kích không thương tiếc đối thủ. Do đó, điều dễ hiểu là báo chí có thiên hướng tô đậm những “thất bại” của chính quyền Trump, nhất là việc không thực hiện các lời hứa trước tranh cử, còn chính quyền Trump có thiên hướng tô đậm “thành tích” của chính mình.

Sơ bộ, có thể thấy một số điểm đáng chú ý trong việc thực hiện các lời hứa tranh cử của ông Trump trong 100 ngày đầu cầm quyền như sau.

Một là, Trump tìm cách “xóa bỏ” các di sản của người tiền nhiệm Obama như không phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); xem xét bỏ Đạo luật cải cách ngân hàng Dodd-Frank; nới lỏng quy định cấm sử dụng súng; hạn chế người nhập cư từ một số quốc gia Hồi giáo; cho xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL, Dakota Access; thúc ép Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát sớm thông qua Luật bảo hiểm y tế mới thay thế cho Obamacare…

Hai là, chính quyền Trump tìm cách làm mới lại kinh tế Mỹ thông qua khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” và khuyến khích các công ty “mua hàng của người Mỹ”, “thuê mướn nhân công Mỹ” thông qua cây gậy và củ cà rốt tài chính, thuế. Kết quả là các công ty xuyên quốc gia trong các lĩnh vực công nghệ, chế tạo, dịch vụ như Softbank, Google, Apple, Intel, Toyota, Alibaba… cam kết chi hàng trăm tỷ USD đầu tư mới. Chỉ riêng trong tháng 2 và tháng 3 vừa qua, trên 300.000 công ăn việc làm được tạo ra giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 4,6%. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán Dow Jones tăng một mạch từ khi Trump thắng cử từ 18.000 điểm lên khoảng 21.000 điểm. 

Ba là, ông Trump tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ với đề xuất ngân sách quốc phòng năm 2018 là 603 tỷ USD, tăng 54 tỷ USD so với năm 2017, trong đó tập trung vào việc tăng cường sức mạnh hải quân, không quân và tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.      

Thời kỳ chuyển tiếp

Nhìn một cách công bằng, bất kỳ chính quyền nào mới lên ở Mỹ đều gặp phải những trở ngại, trục trặc ban đầu trong thời kỳ chuyển tiếp trước khi trở lại trạng thái bình thường như bao chính phủ trước đó. Chính quyền Trump không phải là ngoại lệ. Trước đó, chính quyền Clinton cũng gặp phải một số vấn đề tương tự, nhưng quy mô, phạm vi tác động và sự săm soi của báo chí ít hơn.

Ngoài ra, một thực tế khác không thể không tính đến, đó là trong nền chính trị Mỹ cũng như các nước luôn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa khẩu hiệu tranh cử của các ứng cử viên với chính sách họ sẽ thực thi trên thực tế, do các cản trở khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, nhìn ở một góc độ nhất định, việc không thực hiện cam kết tranh cử được xem là sự thất hứa. Nhưng nhìn từ góc độ khác, việc này được xem là sự mềm dẻo, thực tế của tân Tổng thống, vốn không phải là chuyện quá xa lạ trong nền chính trị Mỹ.

Trước hết, chính quyền Trump dù muốn nhưng cũng không thể hủy bỏ ngay được đạo luật y tế Obamacare; buộc phải giữ nguyên cam kết an ninh với các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Nhật Bản, Hàn Quốc, duy trì cam kết thắt chặt quan hệ với châu Á dù không phải dưới cái tên chính sách “tái cân bằng” của Obama; giữ Thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA); chưa tiến hành được việc xây bức tường biên giới phía Nam với Mexico.  

Trong quan hệ với các nước lớn, dù quan hệ với Nga căng thẳng trở lại ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của ông Trump, nhưng quan hệ với Trung Quốc lại xoay chuyển 180 độ. Chỉ hai tháng rưỡi sau khi Trump lên cầm quyền, Mỹ-Trung đã có cuộc gặp cấp cao sớm nhất khi một trong hai nước có lãnh đạo mới kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1979 đến nay. Từ chỗ bị ông Trump xem là nước thao túng tiền tệ, lấy công ăn việc làm và sự thịnh vượng của người Mỹ, nay Trung Quốc không chỉ được Trump “xóa tội”, mà còn xem là “đối tác toàn diện”, đang tích cực sát cánh cùng Mỹ xử lý điểm nóng khủng hoảng Triều Tiên.

Ngoài ra, trong vụ tấn công Syria bằng tên lửa Tomahawk và ném “Bom mẹ” (MOEB) vào Afghanistan vừa qua, ông Trump không chỉ quay ngược 180 độ tuyên bố không can thiệp, trái lại còn “ghi điểm” do đã vượt qua “làn ranh đỏ” mà trước đó ông Obama không dám làm. Những động thái này tạo thêm lợi thế đáng kể để chính quyền Trump tăng sức ép lên Triều Tiên.

***

Nhìn lại những gì chính quyền Trump đã làm trong 100 ngày qua, khó có thể xâu chuỗi và khái quát hóa thành chính sách mà chính quyền Trump sẽ thực hiện trong 4 năm tới. Tuy nhiên, điều chắc chắn là các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cần phải tự tăng cường nội lực, có sự linh hoạt, thực dụng cần thiết và sẵn sàng thích ứng trước bất kỳ yếu tố thiếu chắc chắn nào tác động từ bên ngoài. 

tin nhap 20170427113615
Mike Pence - sứ giả của ông Trump tại châu Á

Vị Phó Tổng thống đang trở thành sứ giả của nước Mỹ khi khéo léo hàn gắn các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao mà ...

tin nhap 20170427113615
Mỹ ưu tiên cắt giảm thuế và cải tổ các quy định

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 20/4 cho biết ưu tiên của chính quyền Tổng thống Donald Trump là thúc đẩy tăng trưởng ...

tin nhap 20170427113615
Mỹ: FTA giữa Hàn Quốc - Mỹ cần xem xét, sửa đổi

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 18/4 đã nói với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc rằng chính quyền của Tổng thống ...

PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động