2 năm 4 cuộc bầu cử. Khủng hoảng chính trị Israel có thể kết thúc?

Duyên Thảo Nhi
Người dân Israel bỏ phiếu lần thứ 4 trong 2 năm qua. Israel đang tràn đầy hy vọng sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng ‘kép’ do tình trạng bế tắc chính trị và đại dịch Covid-19...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Vào ngày 23/3, người dân Israel bỏ phiếu bầu Quốc hội lần thứ 4 trong 2 năm, với hy vọng phá vỡ chu kỳ bầu cử dường như vô tận và sự bế tắc chính trị khiến đất nước cạn kiệt ngân sách quốc gia.

Chính phủ liên minh của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và lãnh đảo đảng Xanh-Trắng đối lập Benny Gantz đã buộc phải giải tán do những bất đồng nội bộ, khiến nước này phải tổ chức cuộc bầu cử lần thứ 4 trong 2 năm liên tiếp. (Nguồn: EPA)
Chính phủ liên minh của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và lãnh đảo đảng Xanh-Trắng đối lập Benny Gantz buộc phải giải tán do bất đồng nội bộ, dẫn đến cuộc bầu cử lần thứ 4 trong 2 năm. (Nguồn: EPA)

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hy vọng rằng chương trình tiêm vaccine phòng Covid-19 của Israel, được đánh giá là được triển khai tốt nhất trên thế giới sẽ mang lại cho ông và đảng Likud lợi thế giành thêm ghế trong Quốc hội. Trong ba cuộc bầu cử trước đó, ông Netanyahu đều không có được nhiều điểm cộng.

Ông Netanyahu, người nắm chức thủ tướng từ năm 2009, tái tranh cử lần này trong khi đang hầu tòa vì cáo buộc tham nhũng - một động thái mà các đảng đối lập hy vọng sẽ khiến cử tri đẩy ông ra khỏi nhiệm sở.

Trên thực tế, các cuộc thăm dò trước cuộc tổng tuyển cử cho thấy, khoảng cách giữa đảng Likud của Thủ tướng Netanyahu với các đảng đối lập khá sít sao. Điều này khiến nhiều người dân Israel lại phải chuẩn bị tinh thần cho một cuộc bầu cử với kết quả bất phân thắng bại khác.

Hành trình chật vật

Từ năm 2019, cả ông Netanyahu và các đối thủ của ông đều không thể giành đủ số ghế trong Quốc hội để thành lập chính phủ liên minh bền vững.

Điều đó khiến ông Netanyahu tiếp tục làm thủ tướng nhưng không đủ quyền hành, một lãnh đạo của một liên minh yếu ớt và buộc phải “chung chăn” với những đối thủ khốc liệt nhất của ông.

Trong 2 lần bầu cử trong năm 2019, đảng Likud của ông Netanyahu hòa 1 (tháng 4/2019) và thua 1 (tháng 9/2019). Kết quả là không đảng nào thành lập được chính phủ sau nhiều tháng đàm phán không có kết quả.

Với cuộc bầu cử lần thứ 3 vào ngày 2/3/2020, đảng Likud giành chiến thắng với 36 ghế, còn Đảng Xanh-Trắng của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz giành 33 ghế.

Tuy nhiên, ông Netanyahu đã có một ý tưởng táo bạo, đó là đề nghị ông Gantz tham gia liên minh chính phủ và hai người sẽ chia nhau làm thủ tướng trong nhiệm kỳ 3 năm.

Ông Netanyahu sẽ làm thủ tướng trước và chuyển giao quyền lực cho ông Gantz vào tháng 11/2021. Thỏa thuận chia sẻ quyền lực này đã được ghi vào luật của Israel để đảm bảo nó được thực thi đúng hạn. Mục tiêu chính là ổn định nền chính trị để đưa đất nước vượt qua đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, việc đưa hai chính trị gia đối lập vào cùng một chính phủ là một biện pháp không thực tế và không bền vững.

Chính phủ liên minh đã liên tục có những bất đồng, đặc biệt là về việc phân bổ ngân sách đã lên đến đỉnh điểm vào tháng 12/2020, buộc Quốc hội phải giải tán và tổ chức cuộc tổng tuyển cử lần thứ 4 chỉ trong 2 năm.

Theo New York Times, một số nhà phê bình cho rằng, ông Netanyahu đã hành động vì lợi ích cá nhân khi đấu tranh với ông Gantz về ngân sách. Ông Netanyahu muốn thông qua dự thảo ngân sách với thời hạn 1 năm, thay vì 2 năm như chính phủ liên minh yêu cầu.

Buộc phải bước vào cuộc bầu cử mới dường như là một kịch bản ông Netanyahu mong muốn, vì ông vẫn có cơ hội được tiếp tục bầu làm Thủ tướng, thay vì ở lại liên minh hiện tại và trao quyền cho ông Gantz vào cuối năm nay.

Thực tế đầy mâu thuẫn

Quốc hội Israel (tiếng Hebrew là Knesset) với 120 ghế được phân bổ trên cơ sở tỷ lệ thuận với các đảng giành được hơn 3,25% số phiếu bầu.

Hệ thống giúp đảm bảo rằng không một đảng nào sẽ giành được hoàn toàn đa số ghế và giúp các đảng nhỏ có tiếng nói lớn trong việc thực hiện các thỏa thuận hình thành một chính phủ liên minh.

Nhờ vậy, Quốc hội Israel sẽ đa dạng hơn về tiếng nói, nhưng rất khó để hình thành chính phủ liên minh ổn định.

Một chính phủ mới được thành lập có thể mất vài tuần hoặc vài tháng, trong quá trình này, Knesset có thể bỏ phiếu để giải tán bất cứ lúc nào, điều này lại dẫn đến một cuộc bầu cử khác.

Như vậy, đảng Likud của Thủ tướng Netanyahu cần liên kết để có đủ 61 ghế trong tổng số 120 ghế trong quốc hội, đủ để đứng ra thành lập chính phủ mới.

Tuy nhiên, hiện Israel vẫn còn tồn tại một thực tế đầy mâu thuẫn do rất nhiều người mong muốn ông Netanyahu ra đi, nhưng trên hết, ông vẫn là chính khách có tỷ lệ ủng hộ cao nhất trong các chính khách hiện nay ở quốc gia này.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhận mũi tiêm vaccine phòng Covid-19 Pfizer-BioNTech thứ hai tại Trung tâm Y tế Sheba ở Ramat Gan vào ngày 9/1. (Nguồn: GPO)
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhận mũi tiêm vaccine phòng Covid-19 Pfizer-BioNTech thứ hai tại Trung tâm Y tế Sheba ở Ramat Gan vào ngày 9/1. (Nguồn: GPO)

Hệ lụy khôn lường

Bất đồng nội bộ đã khiến Israel không có ngân sách trong giai đoạn khủng hoảng về kinh tế và y tế công cộng sâu sắc nhất trong lịch sử, làm suy yếu kế hoạch kinh tế dài hạn, bao gồm cả việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Tình trạng trì trệ cũng đã trì hoãn việc bổ nhiệm các quan chức nhà nước chủ chốt, bao gồm công tố viên nhà nước và các quan chức cấp cao tại Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính.

Đồng thời, các thành viên của liên minh, trong đó có ông Netanyahu, đã bị buộc tội chính trị hóa việc ra quyết định của chính phủ.

Sự hỗn loạn chính trị của Israel còn đến từ những rắc rối pháp lý kéo dài của ông Netanyahu. Hiện ông Netanyahu đang bị truy tố trong 3 vụ án tham nhũng kéo dài hơn 2 năm qua.

Phiên tòa xét xử ông đã bị gián đoạn vài tháng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và dự kiến sẽ được mở lại vào tháng 4/2021. Cử tri hiện đang bị chia rẽ về 2 phe ủng hộ hay không ủng hộ ông Netanyahu.

Khủng hoảng còn tiếp diễn

Ngày 26/3, cơ quan bầu cử Israel công bố kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử vừa qua và thực tế cho thấy, cuộc khủng hoảng chính trị tại đây vẫn sẽ còn tiếp tục kéo dài khi Thủ tướng Netanyahu và các đối thủ không đạt được đa số để tự đứng ra thành lập chính phủ mới.

Theo đó, đảng Likud và các đồng minh cánh hữu đã giành 52 ghế trong số 120 ghế của Quốc hội, trong khi liên minh các đảng đối lập chiếm 57 ghế. Đảng cực hữu giành 7 ghế, trong khi một đảng Hồi giáo Arab sở hữu 4 ghế.

Trong những ngày qua, các đảng đã tích cực đàm phán nhằm cố gắng xây dựng một liên minh đủ mạnh để tháo gỡ tình hình.

Theo AFP, Tổng thống Israel Reuven Rivlin dự kiến từ ngày 5-7/4 tới sẽ tiến hành tham vấn với đại diện các đảng chính trị trong Quốc hội khóa mới để lựa chọn nhân vật đứng ra thành lập chính phủ mới.

Nếu không đảng nào có thể đạt được đa số, Israel sẽ buộc phải tổ chức bầu cử lần thứ 5 trong 2 năm, khiến cho cuộc khủng hoảng chính trị này có nguy cơ tiếp tục kéo dài mà khó có nút tháo gỡ.

TIN LIÊN QUAN
Doanh nghiệp Israel 'qua mặt' chính phủ, bí mật hợp tác với công ty Trung Quốc bị Mỹ liệt vào danh sách đen
Bầu cử Israel: Thất bại lần thứ 4, đảng của Thủ tướng Netanyahu tính kế mạnh tay
Cử tri Israel bắt đầu đi bầu cử, cuộc tổng tuyển cử lần thứ 4 trong vòng 2 năm khai màn
Nga tuyên bố Jerusalem nên là thủ đô của nước nào?
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn trở về 'truyền thống' với Palestine?
(theo New York Times/AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động