2016: Một năm nhiều lo ngại

Biển Đông là một trong 10 vấn đề nóng đáng lo ngại nhất của năm 2016, theo liệt kê của Tạp chí nghiên cứu Diplomat & International Canada ngày 1/4.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tác giả bài viết đã dựa trên cơ sở tham khảo thông tin và quan điểm của nhiều trung tâm nghiên cứu và học giả Canada và trên thế giới - bao gồm Viện PewResearch, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Canada, Trung tâm phân tích số liệu Canada, CSIS, CIA và một số tờ báo, bài viết và viện nghiên cứu khác trên thế giới.

1. Vấn đề IS 

2016 mo t nam nhie u lo nga i
Hình minh họa.

Mặc dù có mục tiêu hết sức điên rồ, song tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng lại có cơ cấu chặt chẽ, phức tạp; có nguồn tài chính dồi dào, trang bị, vũ khí tối tân và tuyển dụng được nhiều thành viên trên khắp thế giới, những người ngây thơ và bất mãn với xã hội đang sống (hiện có gần 30.000 tay súng nước ngoài đang phục vụ IS tại Syria và Iraq). Năm 2016 là kỷ niệm 100 năm Hiệp định ngầm Sykes - Picot về Trung Đông, có thể là năm quan trọng đối với IS. Theo ông Ray Boisvert, nguyên Trợ lý Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS), những “kiến trúc sư” của hiệp định nói trên, Anh, Pháp và Nga, có thể trở thành những mục tiêu chính khi IS dùng hiệp định này trong các chiến dịch tuyên truyền của mình. Tuy nhiên, IS sẽ phải đối mặt với đe dọa mang tính tồn vong và phải phản kháng đến cùng khi mà tổ chức này ngày càng mất đi ảnh hưởng do thiếu sự đồng tình của cộng đồng Hồi giáo với những việc làm của mình.

2. Xung đột Trung Đông

2016 mo t nam nhie u lo nga i
Xung đột Israel - Palestine sẽ gia tăng trong năm 2016. (Nguồn: equilibri.net)

Vị trí địa chính trị quan trọng, dầu mỏ và những nguồn tài nguyên khác đã khiến khu vực này thường xuyên sống trong cảnh chiến tranh, là đối tượng tranh giành của các thế lực Âu - Á. Cho đến nay vẫn đang tồn tại một loạt mâu thuẫn, tranh chấp như Israel - Palestine, nội chiến Syria, chia rẽ giữa hai dòng hồi giáo Sunni - Shiite và những xung đột giữa Saudi Arabia với Iran và Yemen bất chấp nhiều nỗ lực quốc tế như hiệp định Oslo giữa Isreal và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) (1993), các hiệp định hòa bình Geneva về Syria (2015). Người ta lo ngại rằng những sự bất ổn tại khu vực này sẽ là cơ hội cho các tổ chức khủng bố phát triển và tăng cường ảnh hưởng; và toàn thế giới phải có phản ứng cụ thể, phải thừa nhận những vấn đề về nhân quyền dai dẳng, liên tục xảy ra tại Trung Đông.

3. Khủng hoảng người tị nạn Syria

2016 mo t nam nhie u lo nga i
Hàng triệu người tị nạn Syria vượt biển tới châu Âu trong năm 2015. (Nguồn: CNN)

Cuộc chiến Syria đã làm hơn 250.000 người chết và gần 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Năm 2011, những làn sóng tị nạn đầu tiên được chào đón tại Châu Âu nhưng việc xử lý cơn “sóng thần” hơn 1 triệu người tị nạn đến Châu Âu trong năm 2015 đã trở thành quan ngại của các Chính phủ do áp lực tài chính, khó khăn về xã hội. Hơn nữa, làn sóng này còn là đe dọa về an ninh khi nhiều tay súng IS đã thâm nhập vào châu Âu bằng cách đóng giả người tị nạn và bằng hộ chiếu Syria giả. Theo ông Daniel Byman của Viện nghiên cứu quốc tế Canada, cuộc khủng hoảng này đối với Canada không phải là vấn đề ngắn hạn về hỗ trợ nhân đạo mà là thách thức lâu dài đối với việc hỗ trợ cho người tị nạn hòa nhập vào xã hội sở tại.

4. Sự ảm đạm của kinh tế Canada

2016 mo t nam nhie u lo nga i
Giá dầu mỏ tiếp tục giảm trong năm 2016 sẽ khiến nền kinh tế Bắc Mỹ tiếp tục suy yếu. (Nguồn: CNN)

Theo báo cáo của Cục phân tích chính sách kinh tế của Hà Lan, mức tăng trưởng kinh tế thế giới trung bình trong dài hạn là 5%, trong khi tăng trưởng GDP của Canada trong Quý 3 và Quý 4 năm 2015 đều đạt dưới 0,6%. Cơ quan thống kê Canada cũng cho biết gần 20.000 người thất nghiệp trong năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của nước này tính đến giữa tháng 3/2016 là 7,9%; nợ của hộ gia đình (household debt) tăng lên mức cao nhất trong 25 năm và nợ quốc gia trong 15 năm qua tăng nhiều hơn tất cả các nước G7 khác. Xu hướng này có vẻ sẽ tiếp tục trong năm 2016 khi dầu mỏ tiếp tục giảm giá, kinh tế Trung Quốc, một trong những thị trường chính của Canada, tiếp tục phát triển chậm chạp.

5. Biến đổi khí hậu

2016 mo t nam nhie u lo nga i
Băng tan Bắc Cực - Hệ quả cực kỳ nguy hiểm của biến đổi khí hậu. (Nguồn: Daily Mail)

Nhiều nguồn phân tích cho rằng vấn đề biến đổi khí hậu phải là vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất trong danh sách những vấn đề cần đối mặt trong thời gian tới vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu rất dễ nhận thấy khi nhiệt độ, mực nước biển, số lượng biển ấm trên toàn cầu đều tăng lên, băng tan ở Bắc Cực và nhiều sự kiện nghiêm trọng xảy ra như bão lụt và hạn hán. Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính là sự tăng trưởng dân số, kinh tế toàn cầu và hoạt động của con người làm tăng đáng kể mức khí thải. Hiện nay, vẫn có những sự bất đồng quan điểm về vấn đề này.

6. Kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại

2016 mo t nam nhie u lo nga i
Hình minh họa.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mặc dù có tốc độ phát triển chậm lại trong năm qua song vẫn là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Chính phủ nước này đã phải điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại sau gần một thập kỷ phát triển quá nóng. Việc điều chỉnh này làm giảm giá đáng kể các mặt hàng chủ đạo của Canada như dầu lửa, hóa chất, ni-ken và các khoáng sản khác. Đồng thời, với vai trò là nước có lượng dự trữ USD lớn nhất, chủ nợ lớn nhất của Mỹ, chính sách neo giá đồng nhân dân tệ vào đồng Đô la Mỹ nhằm đảm bảo lợi thế xuất khẩu cũng sẽ có ảnh hưởng đối với Canada.

7. Mối đe dọa từ một nước Nga giận dữ

2016 mo t nam nhie u lo nga i
Hình minh họa.

Tổng thống Nga Putin đổ lỗi cho phương Tây về việc đồng Ruble và kinh tế nước Nga đang giảm sút đáng kể cùng với giá dầu mỏ, nói rằng sự cấm vận của phương Tây đối với nước này sau sự kiện Ukraine đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với kinh tế nước này và khẳng định cuộc chiến tại Ukraine là do phương Tây đạo diễn. Trong nhiều phát biểu, ông cũng đề cập đến âm mưu của Mỹ - Ả rập và cuộc chiến kinh tế chống lại Nga của các nước NATO. Trong khi đó, từ cách nhìn nhận của phương Tây, việc xâm lược Ukraine là một phần kế hoạch đối đầu với phương Tây rộng lớn hơn của Nga. Hơn nữa, cách chống khủng bố của Nga có thể thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan phát triển lên một cấp độ mới.

Theo tờ Economist (Mỹ), 25 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, sự đe dọa từ phía Đông lớn hơn bao giờ hết. Khác với các nhà lãnh đạo Liên Xô trước đây, Tổng thống Putin không bị giới hạn nào về quyền lực và quyền lợi cá nhân của ông trở thành quyền lợi của nước Nga. Bản chất toàn cầu của các tổ chức khủng bố, thái độ của Nga với NATO, sự ủng hộ nhiệt tình của người Nga đối với ông Putin khiến cho các khó khăn của nước này trở thành lo ngại của cả thế giới.

8. Sự khiêu khích tại Biển Đông

2016 mo t nam nhie u lo nga i
Trung Quốc đang có nhiều động thái gây căng thẳng ở Biển Đông.

Những căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực hàng hải chiến lược này đe dọa leo thang thành các hoạt động quân sự. Một phần ba hàng hóa của toàn thế giới di chuyển qua khu vực này, kéo dài từ Singapore và eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan. Khu vực này cũng có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt rất lớn. Trong khi mỗi nước tuyên bố chủ quyền với một số hòn đảo trong khu vực thì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với toàn bộ vùng biển, đồng thời hiện đang tiến hành xây dựng hàng loạt các đảo nhân tạo và thiết lập nhiều cơ sở quân sự trên đó, hủy hoại các đá ngầm tự nhiên, làm gia tăng căng thẳng về địa chính trị và cạnh tranh với Mỹ. Trung Quốc nói rằng các cơ sở quân sự được xây dựng để bảo vệ các hòn đảo và Mỹ đang cố tình khiêu khích khi cho tàu tuần tra trong khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Gần đây, Philippines đã thách thức Trung Quốc bằng cách đưa vụ kiện “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông ra trước Tòa án Quốc tế về Luật biển tại The Hague. Mỹ thì có lợi ích trong việc duy trì tự do hàng hải và các đường truyền thông tin trong khu vực, đồng thời giữ cho các tranh chấp lãnh thổ không leo thang thành chiến tranh. Hiệp định phòng thủ chung của Mỹ với Philippines có thể kéo Mỹ vào tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines liên quan đến khí đốt và khu vực đánh bắt hải sản. Thêm vào đó, tại biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng đang tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền quẩn đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quần đảo này trở thành lãnh thổ của Nhật từ năm 1895, và Trung Quốc bắt đầu tuyên bố chủ quyền từ những năm 70. Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Nhật sẽ buộc Mỹ tham gia nếu hai bên có đối đầu về quân sự và điều này rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu.

9. Tấn công mạng

2016 mo t nam nhie u lo nga i
Hình minh họa.

Các vụ tấn công trên mạng tập trung vào việc giả mạo email để lấy thông tin cá nhân liên quan đến tài khoản ngân hàng, dịch vụ truyền thông cũng như quyền truy cập vào các thông tin mật. Đối tượng chính của loại hình tấn công này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mối đe dọa này ảnh hưởng đến hàng triệu người và tiêu tốn của các công ty khoảng 400 tỷ USD mỗi năm, và tình trạng sẽ tệ hơn nữa trong thời gian tới vì không ai đứng ra ngăn cản hiểm họa này.

10. Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

2016 mo t nam nhie u lo nga i
Hình minh họa.

Đối với cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ, việc thay đổi bộ máy chính quyền không chỉ dừng lại ở những chuyển dịch mạnh mẽ trong công tác hoạch định và thực thi chính sách đối nội - đối ngoại của nước này mà còn dẫn đến những tác động mạnh mẽ tới hệ thống kinh tế - chính trị quốc tế, nơi Washington đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đặc biệt gây "tiếng vang" với cuộc chạy đua gay cấn của các ứng cử viên nổi tiếng như tỷ phú Donald Trump hay cựu Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton.

TNB (gt)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi hôm nay 3/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 3/11. Lịch âm hôm nay 3/11/2024? Âm lịch hôm nay 3/11. Lịch vạn niên 3/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Xem tử vi 3/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bang Washington huy động trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.
Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Quân đội Israel đã tiêu diệt quan chức cấp cao của Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động