Điều ý nghĩa khác niềm hạnh phúc
Theo nghiên cứu của Emily Esfahani Smith - tác giả cuốn The Power of Meaning: Crafting a Life That Matters (Sức mạnh của ý nghĩa) và đồng nghiệp của cô cho thấy: Cuộc sống hạnh phúc khác với cuộc sống có ý nghĩa. Con đường ngắn nhất để con người có được niềm hạnh phúc thực sự chính là một cuộc sống ý nghĩa.
Sống ý nghĩa để hạnh phúc vẹn tròn |
Trong một nghiên cứu khác lại cho thấy, những người đề cao giá trị của niềm hạnh phúc, họ thường tán thành với những câu nói như "hạnh phúc là thứ vô cùng quan trọng với tôi". Trái lại, những điều ý nghĩa đem lại cho con người cuộc sống hạnh phúc lâu bền, rộng mở hơn.
Mọi người thường hiểu cuộc sống hạnh phúc là tìm kiếm niềm vui, sự hưởng thụ. Trong khi, một cuộc sống ý nghĩa lại mang thông điệp rộng hơn. Những nhà tư tưởng lớn, từ Aristotle đến Tolstoy hay Camus đều cho rằng: Cuộc sống ý nghĩa là việc kết nối, đóng góp làm phát triển có thể là cuộc sống trong gia đình, môi trường làm việc hay đức tin. Cuộc sống ý nghĩa mang phạm trù rộng hơn bao gồm cả trạng thái mệt mỏi, sự cố gắng và cả những tranh đấu.
Trong cuộc khảo sát của tổ chức PayScale với hơn 2 triệu người thuộc hơn 500 công việc, lĩnh vực, ngành nghề khác nhau cho thấy: Mọi người nhận xét rằng các công việc có ý nghĩa phải kể đến là những người làm giáo sĩ, giáo viên, bác sĩ. Còn những công việc khó khăn thường không mang lại hạnh phúc cho những người làm các công việc ấy trong một thời điểm nhất định, nhưng lại đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội và mang lại những điều thú vị, khiến họ hài lòng.
Con người cần một lý do để theo đuổi?
Trong một phân tích thông tin từ 3000 người do trường đại học Ottawa thực hiện cho hay: - 20% số người được hỏi cho biết hạnh phúc sẽ mang lại cuộc sống ý nghĩa. - 20% số người coi nhẹ cả hai yếu tố hạnh phúc và ý nghĩa trong cuộc sống. - 33% số người đề cao hạnh phúc hơn là ý nghĩa. - 26% số người cho rằng cuộc sống ý nghĩa có giá trị hơn cuộc sống hạnh phúc. |
Khi con người ta nói cuộc sống của họ có ý nghĩa thì họ sẽ nghiêm túc với cuộc sống và thấy họ có giá trị với đời hơn.
Trong một bài báo mới đây, Veronika Huta và Richard Ryan phát hiện một điều rằng: con người có cách hành xử rất khác nhau.
Một nghiên cứu khác kéo dài 10 ngày với một số sinh viên trường cao đẳng về việc chọn lựa cuộc sống hạnh phúc hay ý nghĩa. Mỗi ngày, các bạn trẻ thực hiện tối thiểu một hoạt động nào đó nhằm giúp các em thấy hạnh húc hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Kết quả cho thấy, số sinh viên trong nhóm sống ý nghĩa có hành động như tha thứ cho bạn bè, giúp đỡ và an ủi người khác. Họ thường thích giúp đỡ người khác, đòi hỏi sự hy sinh, tinh thần nỗ lực và cố gắng không mệt mỏi.
Còn các bạn sinh viên thuộc nhóm sống hạnh phúc lại liệt kê một số việc theo lối sống hưởng thụ như ngủ, chơi trò chơi và ăn kẹo.
| ||
Viktor Frankl, người còn sống sót sau vụ tàn sát chủng tộc đối với người Do Thái (Holocaust), tác giả của công trình nghiên cứu những ý nghĩa của nhân loại cho hay: “Không có gì ngạc nhiên khi người châu Âu thường nhìn nhận một đặc trưng trong nền văn hóa Mỹ là, con người buộc buộc phải sống hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không thể là thứ để theo đuổi, hạnh phúc là điều tất yếu của cuộc sống, con người cần có 1 lý do để theo đuổi”.
Hai nghiên cứu thực hiện với trên 400 người Mỹ được công bố trên Tạp chí Journal of Positive Psychology (tâm lý học tích cực) cho thấy: Với nhóm nghiêng về quan điểm sống hạnh phúc có xu hướng trốn tránh những vướng mắc khó khăn, nói nhiều về bản thân, dành nhiều thời gian suy nghĩ những gì mà họ cảm nhận cuộc sống thực tại ra sao. Ngược lại, với những người đề cao cuộc sống ý nghĩa lại có thiên hướng dành thời gian giúp đỡ người khác, kết bạn, quan tâm tới trẻ nhỏ, suy nghĩ, chiêm nghiệm, trải lòng về cuộc sống của quá khứ, hiện tại và tương lai. |