Với chủ để “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, mục đích Hội nghị SOM 1 và các cuộc họp lần này là thảo luận và thông qua các ưu tiên của hợp tác APEC năm 2017. Các thành viên cũng trao đổi để cụ thể hóa các ưu tiên, chuẩn bị nội dung báo cáo lên các bộ trưởng và trình lên lãnh đạo cấp cao. |
Tại hội nghị SOM 1 APEC 2017, Chủ tịch SOM 1 - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh APEC 2017 là “một năm thách thức đối với các nền kinh tế” nhưng “Diễn đàn APEC có đủ nguồn lực, khả năng để vượt qua khó khăn, đồng thời biến thách thức thành động lực cho tăng trưởng và phát triển”. |
Năm 1989, Mỹ là 1 trong 12 nền kinh tế thành viên sáng lập APEC và cũng là nền kinh tế đầu tiên đăng cai tổ chức APEC. Năm 2017, đại diện nền kinh tế Mỹ đã tham dự SOM 1 tại Nha Trang. Tại cuộc họp báo thông báo về hội nghị SOM 1 diễn ra ngày 1/3, trả lời câu hỏi liên quan đối với nền kinh tế Mỹ, tuy không phải đại diện cho nền kinh tế Mỹ tham dự Hội nghị nhưng ông Alan Bollard, Giám đốc điều hành Ban thư ký APEC quốc tế cho rằng, việc Mỹ - một trong những nền kinh tế lớn nhất APEC chính thức rút khỏi TPP nằm ngoài khuôn khổ của APEC dù khối vẫn luôn hy vọng các hiệp định thương mại tự do không đi lệch hướng. Trong ảnh: Đại diện Mỹ tham dự SOM1 APEC 2017. |
Indonesia cũng là một trong 12 thành viên sáng lập APEC, đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 2 năm 1994. Tại Hội nghị APEC lần thứ 2 tại Bogor, các nền kinh tế thành viên đã thông qua “các mục tiêu Bogor” xác định APEC sẽ trở thành một khu vực tự do và mở cửa về đầu tư trong tương lai. Tham dự Hội nghị APEC 2017, Đại sứ Salman Al Farisi – Cố vấn cấp cao của Bộ Ngoại giao Indonesia cũng đã đánh giá những góp của Việt Nam cho APEC rất đáng ghi nhận. Trong ảnh: Đại diện Indonesia (bên phải) trao đổi cùng phóng viên trước SOM 1 ngày 2/3. |
Là thành viên sáng lập APEC và đăng cai tổ chức Hội nghị APEC lần thứ 3 năm 1995 và lần thứ 18 năm 2010 tại Osaka, Nhật Bản luôn đóng vai trò là thành viên tích cực. Bên lề Hội nghị SOM1 APEC 2017, ông Tsutomu Koizumi – Phó Cục trưởng Cục Các vấn đề Kinh tế Bộ Ngoại giao Nhật Bản, một trong 2 trưởng SOM Nhật Bản cho biết, ông tin rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) “không thể chết” mặc dù Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp định này. Trong ảnh: Ông Tsutomu Koizumi tại cuộc họp Ủy ban chỉ đạo SOM về kinh tế kỹ thuật. |
Năm 1989, Canada cùng tham gia vào nhóm nền kinh tế thành viên sáng lập APEC, Năm 1997, Canada chính thức đăng cai tổ chức APEC lần thứ 5. Tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 5 đã ra văn kiện “Tầm nhìn thế kỷ XII”. Hội nghị cũng đẩy nhanh việc xác định những lĩnh vực sẽ được tự do hoá sớm hơn 2 năm so với mục tiêu Hội nghị Bogor. Trong ảnh: Đại diện Canada tại SOM1 APEC 2017. |
Philippines là 1 trong 12 thành viên sáng lập APEC và đăng cai tổ chức Hội nghị APEC lần thứ 4 năm 1996. Tại Hội nghị Cấp cao APEC được tổ chức tại Philippines, các nền kinh tế thành viên đã đưa ra 6 ưu tiên cụ thể trong hoạt động hợp tác của APEC. Trong ảnh: Trưởng đoàn SOM Philipines chụp ảnh chung với Chủ tịch SOM APEC 2017 - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. |
Malaysia, thành viên sáng lập APEC và đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 6 vào năm 1998. Tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 6, các nền kinh té thành viên đã thông qua Tuyên bố “Củng cố những nền tảng cho sự tăng trưởng” khẳng định quyết tâm xây dựng một cộng đồng khu vực châu Á – Thái Bình Dương thịnh vượng, đảm bảo sự phát triển kinh tế của các nền kinh tế thành viên. Và cũng tại đây, Việt Nam chính thức là thành viên APEC cùng Nga và Peru. Trong ảnh: Đại diện Malaysia (ở giữa) trao đổi cùng Chủ tịch SOM APEC 2017 - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đại biểu SOM 1 bên lề Hội nghị. |
Thuộc nhóm thành viên sáng lập và tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 7 vào năm 1999, New Zealand đã tham gia tích cực vào Diễn đàn châu Á – Thái Bình Dương. Tại Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức tại New Zealand, các nền kinh tế đã thông qua thông qua Tuyên bố chung xác định việc tăng cường hợp tác kinh tế-kỹ thuật cũng như các vấn đề liên quan khác. Trong ảnh: Đại diện New Zealand tại cuộc họp Ủy ban chỉ đạo SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật (SCE) ngày 1/3. |
Năm 2000, Brunei với vai trò là 1 trong 12 thành viên sáng lập APEC đã đóng góp tích vào Diễn dàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Trong ảnh: Đại diện Brunei tại cuộc họp Ủy ban chỉ đạo SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật (SCE) ngày 1/3. |
Trung Quốc là nền kinh tế gia nhập APEC vào năm 1991. Năm 2001, Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 9 được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc để thông qua Tuyên bố chung và Tuyên bố Thượng Hải. Trong ảnh: Đại diện Trung Quốc trao đổi cùng Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bên lề ngày họp thứ nhất Hội nghị cấp cấp APEC 2017 ngày 2/3. |
Năm 1993, Mexico gia nhập APEC và thành viên tiếp theo tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC vào năm 2002 đã thông qua một kế hoạch an ninh chung do Mỹ đề xuất mang tên "Sáng kiến bảo đảm thương mại ở khu vực APEC" (STAR), nhằm thúc đẩy an ninh và tăng cường thương mại trong khối. Trong ảnh: Hai đại diện Mexico tại SOM1 APEC 2017 ngày 3/3. |
Thái Lan là thành viên sáng lập APEC và tổ chức Hội nghị APEC lần thứ 11 vào năm 2003 tại Bangkok và đã ra Tuyên bố Bangkok về quan hệ “Đối tác vì tương lai”. Trong ảnh: Đại diện Thái Lan tại cuộc họp Ủy ban chỉ đạo SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật (SCE) ngày 1/3. |
Chile gia nhập APEC vào năm 1994 và đăng cai tổ chức Hội nghị APEC lần thứ 12 tại thủ đô Santiago. Hội nghị APEC lần thứ 12 đã thông qua Tuyên bố chung, trong đó đề cập đến một số vấn đề cụ thể như chống khủng bố, thương mại, y tế, giá dầu mỏ và chống tham nhũng. Trong ảnh: Đại diện Chile tham dự cuộc họp Ủy ban chỉ đạo SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật (SCE) ngày 1/3. |
Là thành viên sáng lập APEC năm 1989 và tổ chức Hội nghị APEC lần thứ 13, tại Busan. Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 13 đã thông qua Tuyên bố Busan. Đại diện cho nền kinh tế Hàn Quốc tham dự Hội nghị SOM 1 APEC 2017, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách kinh tế Hàn Quốc ông Lee Tea – ho cho biết những ưu tiên của Việt Nam, trong đó ưu tiên về thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm được đánh giá là phù hợp với chương trình nghị sự của APEC. Ông cũng cho biết thêm, Việt Nam đệ trình 4 ưu tiên cho năm nay là rất phù hợp với tình hình. Trong ảnh: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách kinh tế Hàn Quốc ông Lee Tea - ho trả lời phỏng vấn báo chí bên lề SOM1 diễn ra ngày 2/3. |
Là thành viên gia nhập vào năm 1998 và đăng cai tổ chức Hội nghị APEC lần thứ 14 tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam một lần nữa là nước đăng cai tổ chức năm APEC. Hội nghị APEC lần thứ 14 tại Hà Nội đã thông qua “Tuyên bố Hà Nội” và ra Tuyên bố riêng về Vòng đàm phán Doha. Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 24, do Việt Nam đăng cai tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11 sẽ là một sự kiện đáng quan tâm trong năm nay. Trong ảnh: Đại diện Việt Nam tại Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp ngày 2/3. |
Australia là thành viên sáng lập APEC và đăng cai tổ chức APEC lần thứ 15 đã thông qua Tuyên bố đề cập đến 5 vấn đề cụ thể có thể có tác động trực tiếp đến các mục tiêu của APEC gồm biến đổi khí hậu; an ninh năng lượng và phát triển sạch; tầm quan trọng hàng đầu của hệ thống thương mại đa biên, hội nhập kinh tế khu vực; tăng cường an ninh con người và củng cố APEC. Trong ảnh: Đại diện Australia tại cuộc họp Ủy ban chỉ đạo SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật (SCE) ngày 1/3. |
Peru là thành viên gia nhập năm 1998 và đăng cai tổ chức APEC lần thứ 16 tại Lima, Peru. Một lần nữa, các nền kinh tế thành viên đã Thông qua Tuyên bố Lima và Tuyên bố "Một cam kết mới đối với sự phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Trong ảnh: Đại diện Peru tại Hội nghị SOM ngày 3/3. |
Nga gia nhập APEC vào năm 1998, và đăng cai tổ chức năm APEC lần thứ 20 tại Vladivostok có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu 20 năm kể từ khi các nhà lãnh đạo APEC gặp nhau lần đầu tiên tại Mỹ. Trong ảnh: Đại diện Nga tại cuộc họp Ủy ban chỉ đạo SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật (SCE) ngày 1/3. |
Papua New Guinea gia nhập vào 1993 và dự kiến sẽ là thành viên tiếp theo tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25. Trong ảnh: Đại diện Papua New Guinea tại ngày họp thứ 2 SOM1 APEC 2017. |
Đài Bắc – Trung Quốc là thành viên gia nhập APEC năm 1991. Tuy nhiên, Đài Bắc – Trung Quốc vẫn chưa từng đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC. |
Hồng Kong (Trung Quốc) là thành viên gia nhập APEC năm 1991. Tuy nhiên, giống như Đài Bắc - Trung Quốc, Hồng Kong (Trung Quốc) vẫn chưa từng đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC. |