ASEAN đã chứng tỏ khả năng của mình trong việc kết nối RCEP. (Nguồn: VIR) |
Trong một bài viết trên tờ South China Morning Post, ông Aidan Yao, nhà kinh tế học cao cấp tại công ty Quản lý tài sản AXA Investment Managers cho rằng, việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương gần đây đánh dấu sự đảo ngược hiếm hoi trong xu hướng gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại và xu hướng toàn cầu hóa đảo ngược.
Thỏa thuận này đã tạo ra khối thương mại lớn nhất thế giới chiếm khoảng 1/3 dân số và 29% GDP toàn cầu, giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
RCEP không phải là một thỏa thuận hoàn hảo. So với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), RCEP có một thời gian chuyển đổi dài để các nước có thời gian cắt giảm thuế quan đối với một số ngành nghề, chẳng hạn như nông nghiệp. Quy định này được đưa ra để bảo vệ các quốc gia thành viên, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển hơn như Lào hay Campuchia, khỏi sự cạnh tranh ngay lập tức.
Bên cạnh đó, một số thỏa thuận của RCEP trong các lĩnh vực chia sẻ thông tin và tiêu chuẩn không có tính ràng buộc. Điều đó tạo sơ hở cho việc không tuân thủ và khó giải quyết bằng cơ chế giải quyết tranh chấp hiện có trong thỏa thuận.
Tuy nhiên, RCEP vẫn đại diện cho thỏa thuận thương mại khu vực quan trọng và đầy tham vọng nhất kể từ khi hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Liên minh châu Âu (EU). Nhà kinh tế học Aidan Yao tin rằng, RCEP sẽ có tác động sâu sắc đến các nền kinh tế châu Á trong trung và dài hạn thông qua ba khía cạnh chính, dưới đây:
Thúc đẩy thương mại
Các thành viên RCEP sẽ được hưởng lợi từ việc thành lập khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, nơi hơn 90% hàng hóa giao dịch sẽ được miễn thuế.
Tuy nhiên, có hai điều cần lưu ý. Đầu tiên là giai đoạn chuyển tiếp dài, được triển khai trong nhiều năm sẽ làm cho lợi ích từ việc xóa bỏ thuế quan đến một cách từ từ. Quan trọng hơn, hiện đã có nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hầu hết các thành viên RCEP, điều này sẽ làm cho lợi ích gia tăng từ việc cắt giảm thuế quan khó nhận thấy rõ ràng hơn đối với toàn khu vực. Thay vào đó, những thay đổi quan trọng nhất có thể sẽ xảy ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc hoặc Nhật Bản và Hàn Quốc, những nơi hiện chưa có FTA song phương.
Một nghiên cứu do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson thực hiện cho thấy, RCEP sẽ thúc đẩy GDP của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tăng thêm 1% và toàn bộ khu vực RCEP thêm 0,5% vào năm 2030.
Các công nhân sản xuất lót giày tại một nhà máy ở Sơn Đông, Trung Quốc. (Nguồn: THX) |
Đòi hỏi các nước cải tổ chuỗi cung ứng
Thông qua triển khai chuỗi cung ứng và cải cách nâng cao năng suất, RCEP có các điều khoản về đầu tư, mở cửa khu vực dịch vụ, tiêu chuẩn công nghệ, quy tắc thị trường lao động, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,...
Mặc dù không khắt khe như CPTPP nhưng việc hoàn thành các tiêu chí này sẽ đòi hỏi các nước thành viên phải cải cách cơ cấu. Nếu được triển khai nghiêm túc, RCEP có thể là động lực tăng năng suất chính cho các nước kém phát triển trong những năm tới.
Ngoài ra, các quy tắc xuất xứ thống nhất sẽ khuyến khích các thành viên RCEP chia sẻ chuỗi cung ứng trong khối. Do các thành phần có nguồn gốc trong khối sẽ được hưởng ưu đãi trong khi các thành phần nhập khẩu từ bên ngoài có thể không được. Điều này có khả năng củng cố quá trình cải tổ chuỗi cung ứng đang được tiến hành, với năng lực sản xuất sản phẩm giá thành thấp đang chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, như Việt Nam và Campuchia.
Các mối quan hệ kinh tế được củng cố và sự liên kết tiêu chuẩn sẽ giúp bảo đảm những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc sẽ dành cho châu Á. Người thua thiệt lớn nhất có lẽ là Ấn Độ, quốc gia được dự báo sẽ kế nhiệm Trung Quốc trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới.
Hệ quả địa chiến lược và địa chính trị của RCEP không nên bị bỏ phí
ASEAN đã chứng tỏ khả năng trong việc kết nối một thỏa thuận thương mại đầy tham vọng liên quan đến các quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Do đó, sự thành công của việc hình thành RCEP sẽ nâng cao tiếng nói của ASEAN trên toàn cầu.
Trung Quốc, mặc dù không phải là nước khởi xướng hiệp định, nhưng lại là nước đề xướng hội nhập kinh tế khu vực. Bắc Kinh đã thúc đẩy toàn cầu hóa trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.
Bằng cách ràng buộc lợi ích kinh tế của các nước RCEP với nhau, RCEP giúp giảm thiểu việc chia rẽ trong khu vực châu Á, kể cả về mặt chính trị.
| Tin tức ASEAN buổi sáng 17/12: Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 8, Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 TGVN. Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 8, Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp vì Covid-19... là những tin chính trong bản ... |
| EU tìm cách ‘chiếm sóng’ Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á TGVN. Hiện Mỹ và Trung Quốc là hai nước có ảnh hưởng kinh tế và chính trị rõ rệt nhất ở Đông Nam Á, còn ... |
| Chính sách đối ngoại - Bài toán hóc búa cho ông Joe Biden TGVN. Sau khi nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ, liệu ông Joe Biden có thể định hình rõ ràng một chính sách đối ngoại mới ... |