Tại TP. HCM có 1.517 học sinh rơi vào cảnh mồ côi do dịch Covid-19, trong đó gần 500 em là học sinh tiểu học. (Nguồn: Dân trí) |
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay theo nghiên cứu, cứ 1 trẻ em yếu thế hay không may mắn cần có 4-5 thầy cô giáo cần thấu hiểu, chia sẻ và nâng đỡ tinh thần.
Việc tiếp cận, làm việc với các em không chỉ cần sự thân thiện, đồng cảm mà cả sự tương tác thiện ý, tôn trọng tinh tế, sẻ chia linh hoạt và giúp đỡ tinh tế…
Đây là thử thách không chỉ cho các giáo viên chủ nhiệm mà cả những giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý, hỗ trợ giáo dục các em rất cần có sự chuẩn bị tâm lý, rèn luyện về kỹ năng để thực hiện công tác dạy học và giáo dục sao cho hiệu quả. Vì vậy, ngoài sự đồng cảm cần sự chăm sóc, dạy dỗ của nhà tâm lý để dưỡng dục, nâng đỡ cũng như cần một tấm lòng nhân ái để trao tặng cho trẻ.
3 trường ĐH sư phạm nêu trên sẽ đào tạo giáo viên giúp trẻ mồ côi do dịch Covid-19. Chương trình đào tạo gồm phân tích được các lý thuyết cơ bản về tổn thương tâm lý của trẻ em yếu thế liên quan đến đại dịch Covid-19; vận dụng được một số nguyên tắc trong việc nâng đỡ tâm lý cho trẻ em yếu thế liên quan đến đại dịch Covid-19 và vận dụng được một số biện pháp trong việc nâng đỡ tâm lý trẻ em yếu thế liên quan đến đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 31/8 có 11.822 trẻ em là F0, số trẻ em F1 là 27.334. Ở phạm vi rộng hơn, trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần do nhiều em phải học trực tuyến dài ngày, bị suy giảm nguồn nuôi dưỡng. Nhiều trẻ rơi vào tình trạng không có cha, mẹ hoặc người thân thích chăm sóc do cha, mẹ hoặc chính trẻ em phải điều trị, cách ly để phòng, chống lây nhiễm Covid-19.
Tại TP.HCM dịch Covid-19 đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân, trong đó có giáo viên và học sinh thành phố. Có 1.517 học sinh rơi vào cảnh mồ côi do dịch Covid-19, trong đó gần 500 em là học sinh tiểu học.