Khu công nghiệp VSIP 1 - Bình Dương. (Nguồn: HTLand) |
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động tiếp cận, tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã đạt được kết quả thu hút và thực hiện đầu tư nước ngoài khá tích cực.
Cụ thể như: Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. Cả vốn đầu tư mới cũng như điều chỉnh vốn đều tăng so với cùng kỳ với các mức tăng tương ứng 46,9% và 35%. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra quá trình tái cấu trúc.
Tin liên quan |
Lợi ích từ các FTA 'phủ sóng' nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, cần đổi mới mạnh mẽ để thu thêm 'trái ngọt' |
Bên cạnh đó, vốn thực hiện ước đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng cả dòng vốn FDI đăng ký và thực hiện sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động trong nước.
Việt Nam cũng có sự cải thiện đáng kể về chất lượng các dự án đầu tư. Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 6 tháng đầu năm.
Ngoài ra, vốn FDI tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư) như: Bắc Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai...
Vốn đầu tư chủ yếu từ các đối tác truyền thống của Việt Nam thuộc Châu Á như Singapore, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo sẽ phục hồi yếu và sẽ đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức lớn do những diễn biến phức tạp sau thời kì dịch Covid-19, bất ổn địa chính trị và cạnh tranh giữa các nước lớn tiếp tục tạo ra những thay đổi và tác động đến nền kinh tế toàn cầu trong trung và dài hạn.
Song song với đó, các tiêu chuẩn mới và thậm chí là các biện pháp can thiệp của một số chính phủ để định hướng hoạt động đầu tư, có thể ảnh hưởng đến xu hướng dịch chuyển FDI. Dòng vốn FDI tăng chậm và ngày càng tập trung giữa các quốc gia có liên kết địa chính trị, đặc biệt là trong các lĩnh vực chiến lược.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi. (Ảnh: Phạm Ngọc Lâm) |
Dù vậy, theo đánh giá hiện tại của nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước, triển vọng thu hút vốn FDI năm nay của Việt Nam sẽ giữ nhịp độ tích cực nhờ 3 yếu tố cốt lõi.
Thứ nhất, vai trò quan trọng và ngày càng được củng cố trong chiến lược đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất đa quốc gia,
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phục hồi tích cực hơn trong năm nay.
Thứ ba, kinh tế vĩ mô ổn định.
Bộ trên cho rằng, Việt Nam có triển vọng đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp tiên phong. Ngành công nghệ đang trải qua rất nhiều đổi mới và số hóa. Tương tự, lĩnh vực năng lượng tái tạo đang thu hút sự quan tâm, với sự tập trung ngày càng tăng vào các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời và năng lượng gió để tăng cường bền vững nguồn cung cấp điện cho Việt Nam.
Không chỉ thế, niềm tin của nhà đầu tư đối với Việt Nam tiếp tục được củng cố, các nhà đầu tư hiện hữu đều tin tưởng vào các chính sách của Chính phủ và tương lai phát triển của kinh tế Việt Nam, đồng thời nhiều nhà đầu tư đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, nhiều tiềm năng và dư địa trong trung và dài hạn.
Đặc biệt, vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện, điện tử ngày càng được củng cố, nên có xu hướng nhiều tập đoàn sản xuất các sản phẩm điện tử đang đến với Việt Nam.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khuyến cáo, Việt Nam phải tích cực khắc phục một số điểm nghẽn hiện nay như: Khẩn trương chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề, đặc biệt trong lĩnh vực điển tử bán dẫn; khắc phục tình trạng thiếu điện cục bộ tại một số địa phương tập trung nhiều dự án công nghiệp điện tử; rà soát các thủ tục để đơn giản hóa hơn và rút ngắn thời gian xử lý, nhất là các thủ tục sau cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như giấy phép xây dựng, giấy phép phòng cháy, chữa cháy…
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời để thời gian tới, các cấp, các ngành tập trung các giải pháp quyết liệt để giải quyết những điểm nghẽn này. Theo đó, sẽ có những tác động tích cực đến kết quả thu hút đầu tư nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt mức tương đương hoặc cao hơn so với năm 2023.
| Để Việt Nam thực sự là đích đến của dòng vốn FDI Nhiều nhà đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn đang bày tỏ sự quan tâm đến thị trường Việt Nam, nhưng quan trọng là làm sao ... |
| Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam Ngày 29/4, trang mạng SBM NEWS của Campuchia đăng tải bài viết với tiêu đề “Điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam trở thành ... |
| Thu hút FDI nổi trội, điều gì tạo nên 'thương hiệu' của Bình Dương? Trong nhiều năm, Bình Dương luôn là “thương hiệu” nổi bật trong thu hút đầu tư, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ... |
| Thu hút FDI luôn đạt 'mốc son mới', báo Nhật nêu rõ yếu tố quan trọng làm nên thành công của Quảng Ninh Thương hiệu Quảng Ninh là điểm đến đầu tư an toàn, thuận lợi, minh bạch, hấp dẫn và thành công đã ghi dấu ấn với ... |
| ‘Giải mã’ sức hút FDI của Việt Nam Không phải ngẫu nhiên mà trong bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu gặp rất nhiều trở ngại như hiện nay, Việt Nam ... |