30 ngày đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Trump (phần 2)

Qua các động thái của chính quyền mới của Mỹ với các nước đồng minh, đối tác, đối tác mới và bạn bè, có thể thấy cách tiếp cận của Washington đang chuyển dịch theo hướng thực dụng hơn, khôn ngoan hơn và sàng lọc kĩ càng hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2 30 ngày đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Trump (phần 1)
30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2 Ông Trump "hắt hơi", Mỹ Latin "cảm lạnh"

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence và các thành viên khác trong Nội các đã có nhiều tiếp xúc đối ngoại với lãnh đạo các nước trên thế giới, thông qua hình thức điện đàm, trao đổi thư, gặp song phương chính thức, đa phương hoặc gặp ngắn bên lề các diễn đàn quốc tế.

Tái khẳng định quan hệ đồng minh

Xét một cách tổng thể, quan hệ với các nước đồng minh được chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục ưu tiên và chú trọng hơn cả, trong đó có thể chia làm ba nhánh: các nước đồng minh tại châu Âu (NATO), tại châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) và các nước đồng minh khác (Canada, Australia...).

Với các đồng minh châu Âu, tiếp xúc trực diện đầu tiên là giữa Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May trong chuyến thăm song phương của bà May tới Mỹ vào cuối tháng 1/2017. Tiếp đó là lần ra mắt đầu tiên tại châu Âu (liên tiếp từ 15-18/2) của Phó Tổng thống Mike Pence và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tại Diễn đàn An ninh Munich và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước NATO. Ngoại trưởng Rex Tillerson vừa qua cũng tham dự Hội nghị G20 tại Bonn, Đức.

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2
Ông Trump gặp bà May tại Nhà Trắng, ngày 27/1. (Nguồn: AP)

Trước những lo ngại của đồng minh về một nước Mỹ "là trên hết", "hướng vào trong", qua chuyến thăm, giới chức Mỹ đã phát đi hai thông điệp chính. Thứ nhất, Mỹ tiếp tục tái khẳng định cam kết mạnh mẽ, "không gì lay chuyển" với NATO. Thứ hai, Mỹ mong muốn NATO "chuyển mình" để phù hợp với tình hình mới, nhấn mạnh nếu NATO không chia sẻ gánh nặng quốc phòng sẽ dẫn tới "xói mòn nền tảng" của quan hệ đồng minh.

Trên thực tế, đây không phải là đòi hỏi mới của Mỹ với đồng minh, bởi đã được các đời Tổng thống Mỹ trước đây nêu nhiều lần. Tuy nhiên, việc Mỹ phát đi tín hiệu mạnh về yêu cầu các nước sớm tăng ngân sách quốc phòng lên mức 2% GDP/năm cho thấy sự thiếu kiên nhẫn của chính quyền mới với châu Âu đang gặp nhiều vấn đề nội khối bức bách.

Tuy nhiên, do những thách thức an ninh toàn cầu cùng chia sẻ, đặc biệt là trong cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ vẫn không thể buông các cam kết lâu dài với đồng minh. Bên cạnh các quan tâm về hợp tác an ninh - quốc phòng, Mỹ bắt đầu tìm kiếm hướng đi mới trong việc thúc đẩy các lợi ích kinh tế - thương mại với từng nước riêng lẻ, trong đó có việc nhất trí với Thủ tướng Anh May sẽ sớm khởi động đàm phán chính thức về một thỏa thuận thương mại sau khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU).

Tại châu Á, chuyến đi đầu tiên tới Nhật Bản và Hàn Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã vén bức màn quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh lâu năm ở khu vực. Kết quả chuyến đi này được củng cố bởi chuyến thăm song phương chính thức của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Mỹ (ngày 10/2) và Tuyên bố chung Mỹ - Nhật - Hàn bên lề G20 (17/2) tại Bonn, Đức.

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Nhà Trắng ngày 10/2. (Nguồn: AP)

So với châu Âu, thông điệp của Mỹ với đồng minh châu Á chia sẻ đặc điểm lớn nhất là Mỹ tái khẳng định vai trò của đồng minh. Trong khi xem Nhật Bản là "hòn đá tảng" với ổn định khu vực, tái cam kết áp dụng điều 5 của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Mỹ xem Hàn Quốc là trụ cột của hòa bình và ổn định tại châu Á - Thái Bình Dương.

Tương tự với Anh, Mỹ để ngỏ khả năng cho một thỏa thuận khung thương mại song phương với Nhật Bản tại Đối thoại Kinh tế - Chiến lược giữa hai bên, dự kiến tổ chức vào thời điểm thích hợp trong năm nay. Tuy nhiên, với châu Á, Mỹ mở rộng cam kết "tiếp tục can dự tại khu vực", xóa tan phần nào mối lo về nước Mỹ "biệt lập" kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức.

Nhìn sâu hơn, thông điệp "tiếp tục can dự" chứa đựng nhiều nội hàm, không chỉ với các nước đồng minh mà còn với các nước đối tác, bạn bè, các nước vừa là đối tác vừa là đối thủ. Khác với châu Âu - khu vực Mỹ chia sẻ lợi ích trong việc đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống là chống khủng bố, người tị nạn, nhập cư..., Mỹ tìm thấy điểm chung với các đồng minh châu Á trong việc cùng đương đầu với các thách thức an ninh truyền thống: tham vọng phát triển hạt nhân - tên lửa của Triều Tiên và tranh chấp tại khu vực, bao gồm Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Với các nước đồng minh khác là Canada (Thủ tướng Canada Trudeau thăm Mỹ vào 13/2) và Australia (Ngoại trưởng Australia Julie Bishop thăm Mỹ vào 20/2), trong khi tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đồng minh, hai bên hạn chế tối đa việc dấy lên khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề nhập cư, biên giới...

Cân nhắc ưu tiên giữa các nhóm nước và khu vực

Nga và Trung Quốc là nhóm đối tác lớn Mỹ không thể bỏ qua, dù muốn hay không. Với Nga, ê-kíp của chính quyền mới ngay từ khi tranh cử đã muốn "cài đặt lại" quan hệ theo hướng tích cực hơn, tìm kiếm điểm chung để thúc đẩy hợp tác, thay vì cách tiếp cận "đóng băng" như thời chính quyền Obama.

Tuy nhiên, con đường hiện thực hóa ý tưởng này chịu không ít sự kiềm tỏa: ngờ vực của các nghị sỹ Quốc hội sau các cáo buộc Nga can dự vào bầu cử Mỹ, việc tiếp tục điều tra quan hệ giữa chính quyền mới và Nga sau vụ từ chức của cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mike Flynn, sự "đeo bám" các nguồn tin tình báo rò rỉ liên quan đến Nga của giới truyền thông…

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2
Việc ông Flynn từ chức đã khiến mong muốn "cài đặt lại" quan hệ Mỹ - Nga gặp khó khăn. (Nguồn: Reuters)

Với Trung Quốc, sau những lo ngại về khả năng xảy ra tranh chấp thương mại hay thay đổi trong chính sách “một Trung Quốc” của Mỹ, thư của Tổng thống Trump gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/2 nhấn mạnh mong muốn hợp tác cho một mối quan hệ có tính xây dựng, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị G20 giữa Ngoại trưởng Rex Tillerson và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, hai bên nhất trí giải quyết khác biệt một cách xây dựng, tạo dựng sân chơi thương mại và đầu tư bình đẳng cũng như cùng hợp tác để đối phó với Triều Tiên. Trước mối quan hệ lớn không thể bỏ qua như vậy, có lẽ chính quyền Trump đã sớm nhận ra hợp tác và đấu tranh là cách tiếp cận thích hợp nhất, tìm điểm chung trước, tránh để bất đồng lan rộng.

Với châu Á, can dự ở cấp nguyên thủ hiện mới chỉ tiến hành ở tầng quan hệ đồng minh (Nhật Bản, Hàn Quốc). Với các nước ASEAN, hiện cấp cao nhất trong nội các đề cập tới các thành viên ASEAN là Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Tillerson đã trả lời chất vấn của các nghị sỹ về tình hình Myanmar, Thái Lan, Philippines,... Sáng kiến của chính quyền trước, cụ thể là Kết nối Mỹ - ASEAN vẫn chưa được khơi lại. Trong khi đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị chính quyền Trump tuyên bố rút ngay trong ngày đầu tiên nắm quyền.

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson điều trần tại Thượng viện. (Nguồn: DW)

Dù vậy, những phát ngôn và tuyên bố chung của chính quyền mới liên quan đến hồ sơ Biển Đông, trong đó nêu đậm nguyên tắc chung giải quyết hòa bình tranh chấp, phản đối quân sự hóa các cấu trúc trên biển... có tác động nhất định đến tiến trình xử lý vấn đề Biển Đông của khu vực, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, so với các hồ sơ khác, hồ sơ của Đông Nam Á vẫn chưa phải là ưu tiên cao của chính quyền.

Với Trung Đông, Mỹ có lý do để tiếp tục duy trì cam kết với khu vực này do hợp tác chống khủng bố là ưu tiên hàng đầu. Đây là vấn đề được đội ngũ của ông Trump nêu nhiều lần từ giai đoạn tranh cử. Vì vậy, Tổng thống và Phó Tổng thống tiến hành khá nhiều điện đàm với lãnh đạo các nước Trung Đông.

Trong số đó, Mỹ dành ưu tiên cho Israel. Thủ tướng Israel là 1 trong 5 nhà lãnh đạo thế giới sớm thăm Mỹ và gặp song phương với Tổng thống Trump (4 lãnh đạo còn lại là của các nước đồng minh Anh, Nhật, Canada và Australia). Điện đàm với phía Israel cũng  được thu xếp sớm hơn so với các nước khu vực khác. Sau những lo ngại về việc Mỹ sẽ thay đổi chính sách trong vấn đề Israel - Palestine (ủng hộ Israel xây dựng khu tái định cư, chuyển Đại sứ quán Mỹ về Tel Aviv), mới đây chính quyền Tổng thống Trump đã "câu thời gian" bằng việc "bỏ lửng" giải pháp hai Nhà nước cho các bên liên quan tự quyết.

Tần suất điện đàm cấp Tổng thống và Phó Tổng thống với các nước khu vực Mỹ Latin là khá cao. Ở khu vực này, chính quyền mới có hai quan tâm chính. Trước tiên là vấn đề biên giới - nhập cư. Một trong những sắc lệnh hành pháp đầu tiên của chính quyền là liên quan đến nhập cư và việc xây dựng tường biên giới với Mexico. Tuy nhiên, sắc lệnh nhập cư vấp phải nhiều sức ép từ trong và ngoài nước. Trong khi đó, chi phí cho việc xây tường biên giới đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Thứ hai, Mỹ tích cực can dự với các nước Mỹ Latin nhằm kêu gọi các nước phối hợp bảo vệ các thể chế dân chủ khu vực.

Cách tiếp cận xây dựng hơn

Tương tự như NATO, Mỹ sớm bộc lộ quan điểm về Liên hợp quốc (LHQ), diễn đàn đa phương lớn nhất, nơi Mỹ đóng góp 22% ngân sách. Tuy nhiên, quan điểm của Mỹ bắt đầu chuyển dịch từ hướng phê phán, bị chỉ trích là "lạc hậu" và "lỗi thời", sang cách tiếp cận có tính xây dựng hơn.

Cụ thể, từ Tổng thống Donald Trump đến Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley nhấn mạnh LHQ cần cải tổ để có thể hoạt đông hiệu quả và thực chất hơn. Trên thực tế, Mỹ cần các diễn đàn đa phương như LHQ để gây sức ép tập thể lên các vấn đề Mỹ có lợi ích, ngoài các nỗ lực đơn phương, song phương và nhiều bên.

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley. (Nguồn: Getty)

Với ASEAN, Ngoại trưởng Rex Tillerson nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục can dự vào các thể chế đa phương tại khu vực, trong đó có Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), xem đây là ưu tiên cao của chính quyền. Việc Tổng thống Trump có quyết định tham gia EAS hay không hiện đang là quan tâm lớn của khu vực và sẽ góp phần thể hiện tính liên tục trong chính sách của Mỹ với ASEAN.

Nhìn chung, qua các động thái của chính quyền Mỹ mới với các nước đồng minh, đối tác, đối tác mới và bạn bè, có thể thấy, cách tiếp cận của Mỹ đang chuyển dịch theo hướng thực dụng hơn, khôn ngoan hơn và sàng lọc kĩ càng hơn. Dường như Mỹ chưa muốn bàn tới việc có nên "tái cân bằng" hay "xoay trục" giữa các khu vực mà quan tâm nhiều đến "chất lượng" quan hệ và hợp tác. Trong khi vẫn khẳng định tầm quan trọng của các mối quan hệ, đặc biệt là đồng minh và đối tác, Mỹ nhấn mạnh trách nhiệm đi kèm với nghĩa vụ, "lợi ích thu được" cân bằng với "chi phí bỏ ra".

* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2 Quan hệ Á-Âu và mối lưu tâm của Mỹ

Trung tâm nghiên cứu Friends of Europe (trụ sở tại Brussels) mới đây có bài viết mang tựa đề “Mối quan hệ Á-Âu trở thành ...

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2 Thủ tướng Merkel nỗ lực thuyết phục Tổng thống Trump cứng rắn với Nga

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có nỗ lực đáng kể để thuyết phục ông Trump hỗ trợ NATO và duy trì trừng phạt Nga.

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2 Phó Tổng thống Mỹ thăm Bỉ, trấn an các đồng minh châu Âu

Tối 19/2, Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã đón tiếp và có cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại lâu đài Val-Duchesse ...

Minh Thu (từ Washington D.C.)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động