Kinh tế hậu Covid-19:

4 lưu ý để Việt Nam đi đúng lộ trình trở thành nền kinh tế có hiệu suất cao

TGVN. Covid-19 đã làm gián đoạn hành trình của Việt Nam trên con đường trở thành một nền kinh tế có hiệu suất cao, nhưng một số điều chỉnh cơ cấu thích hợp có thể giúp Việt Nam trở lại đúng lộ trình đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
5110-15-xsic
Kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng bền vững trên 6% trong khi năng suất không mấy cải thiện. (Nguồn: Pháp luật)

Cho đến nay, với số ca nhiễm và ca tử vong do Covid-19 được ghi nhận tương đối ít, Việt Nam đang có cơ hội, cũng như bắt buộc phải cân nhắc những khát vọng kinh tế dài hạn, ngay cả khi đất nước đối phó với sự bùng phát trở lại của virus SARS-CoV-2. Để thành công lâu dài, Việt Nam cần phải tập trung vào các vấn đề và cơ hội đã tồn tại từ lâu trước đại dịch.

Theo một báo cáo thực hiện chung năm 2019 của Ngân hàng Thế giới và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, muốn thành công, Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 7,0 đến 7,5% trong giai đoạn 2021 - 2030, cao hơn nhiều so với mức 6,3% trung bình của Việt Nam trong giai đoạn mười năm trước 2018.

Vào năm 2018, một nghiên cứu của McKinsey đã xác định, Việt Nam là một trong 11 quốc gia đạt hiệu suất vượt trội toàn cầu trong thời gian gần đây, nhờ ghi nhận mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người hơn 5%/năm trong 20 năm, ngoài thành công trong việc nâng đáng kể tỷ lệ dân số thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để duy trì hiệu suất vượt trội, ví dụ như thu nhập khả dụng ngày càng tăng, tiếp tục đầu tư vào các dự án hạ tầng, và môi trường kinh doanh hấp dẫn. Những điều chỉnh trong 4 lĩnh vực lớn dưới đây có thể giúp Việt Nam đi vào quỹ đạo tăng trưởng cần thiết.

Định vị Việt Nam là một điểm đến quốc tế ưu việt

Trước Covid-19, Việt Nam đã là điểm đến hấp dẫn cho ngành sản xuất gia công và du lịch. Ngay cả khi Việt Nam phải chiến đấu với chủng virus mới, tổng số ca bệnh và số ca tử vong được ghi nhận ở mức thấp đã chứng minh năng lực hệ thống của quốc gia này trong truy dấu và quản lý ổ dịch một cách hiệu quả. Điều này tạo ra cho Việt Nam một định vị tốt khi du lịch quốc tế hoạt động trở lại.

Khi đó, Việt Nam có thể chú trọng các hoạt động quảng bá du lịch tại châu Á, nơi có những du khách sớm nhất khi các quốc gia mở cửa biên giới. Đồng thời, các đơn vị vận hành khách sạn và du lịch sẽ cần tận dụng cơ hội này để đa dạng hóa cả sản phẩm du lịch và phân khúc thị trường.

Việt Nam có thể đẩy mạnh du lịch nội địa để thử nghiệm các dịch vụ mới, nhưng cần giảm giá do sức chi tiêu nội địa tương đối thấp hơn. Tái thu hút và tăng tốc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất cũng rất quan trọng để thúc đẩy con đường tăng trưởng lên mức cao hơn của Việt Nam.

Đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng để nâng cao năng suất

Để duy trì tăng trưởng lâu dài hơn, cũng có thể xem xét một số thay đổi cơ cấu. Ba điều kiện hỗ trợ cần thiết là giáo dục, năng suất lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng. Về giáo dục, Việt Nam có thể khai thác những thế mạnh nổi bật.

Theo nghiên cứu của McKinsey năm 2017 về động lực thúc đẩy thành tích của học sinh, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có thành tích học tập cao.

Việt Nam đã tăng đáng kể tỷ lệ phổ cập giáo dục ở tất cả các cấp trong 20 năm qua. Tỷ lệ đi học tiểu học của Việt Nam gần như đã đạt phổ cập, chỉ xếp sau Nhật Bản, cao hơn Hàn Quốc và Hồng Kông trong số các quốc gia có thành tích cao ở châu Á. Các sáng kiến giáo dục tập trung vào phát triển các kỹ năng nhận thức, hành vi và thực hành, đẩy mạnh phát triển các trường dạy nghề cũng được Việt Nam chú trọng.

Việc đầu tư cho giáo dục trong phạm vi các sáng kiến tăng năng suất có thể nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động vốn dĩ bị tụt hậu, không mấy cải thiện mặc dù tăng trưởng kinh tế tích cực và vẫn duy trì chi phí lao động cạnh tranh.

Lực lượng lao động có trình độ cao hơn có thể là yếu tố hấp dẫn đối với các nhà sản xuất đang muốn khám phá các công nghệ của nền công nghiệp 4.0, giúp đất nước vươn lên trong chuỗi giá trị, tiến sang các lĩnh vực có năng suất và thu nhập cao hơn.

Một cuộc khảo sát gần đây của McKinsey cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam hào hứng với công nghiệp 4.0 nhất so với các doanh nghiệp ngang hàng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (khối ASEAN), nhưng tỷ lệ áp dụng vẫn còn thấp. Vì vậy, Việt Nam cần nỗ lực phối hợp từ các bên liên quan trong khu vực công, khu vực tư và giới học thuật để chuyển ý định này thành hành động triển khai cụ thể.

Ngoài ra, Việt Nam có thể mở rộng quy mô đầu tư vào việc tái phát triển cơ sở hạ tầng. Các cảng đang hoạt động ở mức quá tải. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ cần những khoản đầu tư đáng kể để xây dựng đường xá và sân bay. Tuy nhiên, nợ công chiếm khoảng 60% GDP, so với 52% ở Malaysia, 40% ở Philippines và khoảng 30% ở Indonesia và là rào cản tiềm năng đối với việc tái phát triển.

Khung hợp tác công - tư đã được đơn giản hóa vào năm 2020, nhưng cần tiếp tục nỗ lực triển khai để thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng.

Tiếp tục tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực phi chính thức

Bên cạnh sản xuất và du lịch, Việt Nam có thể tập trung tăng cường khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực chiến lược khác trong nước, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và các công ty khởi nghiệp, để tăng khả năng phục hồi của quốc gia.

Các DNVVN và khu vực phi chính thức cùng nhau tạo thành nguồn cầu nội địa quan trọng và cần được tiếp tục hỗ trợ, đặc biệt là trong ngắn hạn khi tốc độ tăng trưởng và thu nhập vẫn suy giảm. Có thể ưu tiên triển khai tài chính toàn diện và củng cố hệ thống ngân hàng với trọng tâm tăng số lượng ngân hàng tuân thủ Basel.

Việt Nam cũng không thể bỏ qua một cỗ máy tăng trưởng lớn nhưng chưa phát huy hết hiệu quả - các DNNN, hiện chiếm 1/3 GDP nhưng tăng trưởng chậm hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Mặc dù Việt Nam đã giảm hơn 90% số lượng DNNN kể từ năm 2001, nhưng vẫn còn cách xa đích đến vì khu vực kinh tế này vẫn chưa tinh gọn hơn.

Các chương trình cổ phần hóa, thoái vốn đảm bảo sự bền vững và đổi mới có mục tiêu được coi là nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của các DNNN trên sân nhà và thậm chí vươn xa hơn nữa ra toàn cầu. Ngoài ra, còn một tiềm năng đáng kể chưa được khai phá trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.

Năm 2019, các công ty khởi nghiệp Việt Nam nhận được 741 triệu USD đầu tư, so với 2,38 tỷ USD của Indonesia. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam chỉ tạo ra 1 kỳ lân so với 6 kỳ lân của Indonesia. Nỗ lực cho một hệ sinh thái bài bản hơn có thể loại bỏ các hạn chế về mặt cơ cấu đối với hoạt động kinh doanh tư nhân, cung cấp nguồn tài chính cho các dự án có tiềm năng lớn và cơ cấu ươm mầm hiệu quả cho các loại hình kinh doanh tăng trưởng cao.

Khám phá các nguồn năng lượng tái tạo để giảm khí thải carbon trong phát triển

Là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về các nguồn năng lượng mới và một quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam có thể đẩy nhanh hành trình tiến tới một tương lai giảm lượng phát thải khí carbon.

Một kế hoạch quốc gia mới sẽ tạo động lực lớn cho bước chuyển đổi này. Theo đề xuất mới nhất, dự kiến than đá sẽ chiếm 37% sản lượng năng lượng tạo ra đến năm 2025 thay vì tỷ lệ bằng một nửa như kế hoạch trước đây. Năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 25%, thay vì 13% theo đề xuất cũ. Đề xuất mới này thể hiện sự thu hẹp đáng kể các kế hoạch phát triển các nhà máy than, vốn đang chịu nhiều áp lực và đối mặt với những thách thức về tài chính trong những năm gần đây.

Việt Nam có thể xem xét cơ hội khuyến khích vốn đầu tư mới vào năng lượng tái tạo thông qua các chính sách ưu đãi mạnh mẽ và tiến hành đánh giá chi tiết năng lực lưới điện cho các dự án sản xuất điện mới, để hiểu chính xác quốc gia này cần có những gì để tích hợp các loại năng lượng tái tạo.

Sắp tới, khi tình hình đại dịch Covid-19 được bình ổn và thương mại toàn cầu gia tăng, các điều chỉnh cơ cấu được đề xuất như trên có thể kích hoạt lại ngành xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam và khiến mục tiêu chuyển đổi của đất nước trở lại trong tầm tay. Cùng với biện pháp ứng phó hợp lý sau Covid-19 mở đường cho sự phục hồi kinh tế, những điều chỉnh như vậy đối với nền kinh tế Việt Nam có thể khiến cho Việt Nam tương lai trở thành một quốc gia có hiệu suất cao.

Kỷ lục mới của Việt Nam, xuất siêu 8 tháng đạt 13,5 tỷ USD

Kỷ lục mới của Việt Nam, xuất siêu 8 tháng đạt 13,5 tỷ USD

TGVN. Tổng cục Hải quan cho biết, trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt hơn 50 tỷ ...

Báo Nga: Kỳ tích Việt Nam và chìa khóa để thoát bẫy thu nhập trung bình

Báo Nga: Kỳ tích Việt Nam và chìa khóa để thoát bẫy thu nhập trung bình

TGVN. Tờ Sputnik của Nga nhận định, không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia dự đoán rằng, trong những năm tới, nền kinh tế ...

ICAEW: Việt Nam là nền kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á tăng trưởng dương năm 2020

ICAEW: Việt Nam là nền kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á tăng trưởng dương năm 2020

TGVN. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới được công bố của Oxford Economics được ủy quyền bởi ICAEW (The Institute of ...

Bruce Delteil, Matthieu Francois, Nga Nguyễn (theo Mckinsey)

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ngân hàng Trung ương Nga đã khiến thị trường ngạc nhiên khi giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động